Thế kỷ XXI: Một tương lai hư nhiều hơn thực?

06:43 CH @ Chủ Nhật - 21 Tháng Năm, 2006

Bước sang thế kỷ XXI, có những đợt sóng liên tục các dự báo lạc quan về thành tựu khoa học, phát minh công nghệ, về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến hoài nghi liệu thế kỷ mới có đem lại được gì hơn cho loài người? Điển hình trong luồng phản đề ấy là một bài viết gần đây của tiến sĩ khoa học xã hội Vicente Verdu*), là giảng viên giảng dạy ở Đại học Sorbonne, Paris, Pháp đăng trên nhật báo Tây Ban Nha El Pais.

Thế kỷ XXI xuất hiện vẫn còn là một cõi thù địch và lắm ẩn số. Trái với nỗi đam mê ngốn ngấu cuối thế kỷ XIX khi đứng trước các tiến bộ khoa học- kỹ thuật hiện đại, thế kỷ XX rõ ràng tự cảm thấy hài lòng với chính nó hơn.

Do đó, thế kỷ XXI báo hiệu một cái gì chán ngắt và ngỗ ngược với hàng loạt các tiện nghi kỹ thuật và các vấn đề đạo đức, giữa công nghệ nano và các phòng thí nghiệm nhân bản vô tính. Nền kinh tế mới, biểu tượng của tương lai, đã chứng tỏ sự mỏng manh yếu ớt của nó, việc các chỉ số Nasdaq sụp đổ cũng phản ánh một thái độ thiếu tin tưởng đối với thời hậu hiện đại.

Thế giới đang hiện ra phía chân trời mang tính chất no đủ phát ngán và hơi trừu tượng, hư hơn là thực, thất nghiệp nhiều hơn việc làm, cá nhân chủ nghĩa mạnh hơn của cộng đồng. Sau sự ầm ĩ của công nghiệp nặng bây giờ đến lượt sự lặng lẽ của tin học, sau tiếng ùù của các tuốc bin quay, là các vệ tinh viên thông, sau các lò cao rực cháy, là tia chớp lade nhỏ lẹ.

Thế giới sản xuất từ chỗ nặng nề và kềnh càng đã trở nên nhẹ nhàng và trong mờ. Các vật thể vươn tới sự mảnh dẻ, kiến trúc và nghệ thuật cũng say mê chủ nghĩa tối thiểu, các thông điệp được diễn đạt rất ít từ.

Không có một đối tượng hay bối cảnh nào không mơ đến đạt được tính công khai trần trụi: tài khoản các chính đảng, cổ phần đặc biệt, việc sát nhập các doanh nghiệp và các thí nghiệm khoa học, rồi thì cả đến các bộ sưu tập thời trang, trò chơi, túi đeo lưng, dây áo ngực, nồi, dù, máy tính.

CNTB phơi trần công khai kế tiếp CNTB tiêu dùng vàđi liền với nó là một thứ dạo đức người đau, êm dịu, chứa chất men nửa say nửa tỉnh.

Làm sao có thể bao quát được cái hiện thực phi vật thể ấy của thế kỷ XXI? Cửa vào thế kỷ mới vấp phải sự chối bỏ của các vật thể không chịu đi theo hướng ảo và huyền hoặc. Hiếm khi thấy sự tiến bộ bị lạnh nhạt như bây giờ.

Trong những năm 60, tiến bộ còn là một quan điểm tích cực. Các nghiên cứu dự báo đã vẽ ra một tương lai vui thú và đầy đủ về mọi mặt. Nhưng từ vụ khủng hoảng dầu lửa năm l973 và từ khi có các kết luận của Câu lạc bộ Roma về những giới hạn của sự phát triển, chủ nghĩa lạc quan không còn nữa. Phương Tây từ đó sống trong ý nghĩ tương lai rất có thể sẽ không phải là vương quốc của phúc lợi cao hơn, và mọi cái mới đều có thể mang lại những hậu quả tệ hại.

Trong những năm 60, người ta quay các phim các cuộc du hành vũ trụ, người ta chờ đợi buổi tiệc lớn của một chủ nghĩa cộng sản có bộ mặt con người, người ta tin vào sự lên ngôi của một nền hoà bình gần gũi với tự nhiên thơm ngào ngạt chất ma tuý nhẹ. Tất cả các chuyện đó đã gần như chẳng còn lạigì hết, trừ cái từ Kỷ nguyên mới rất phi vật chất. Khoa học viễn tưởng mất sự lưu ý của khách hàng.

Phải chăng lịch sử từ chối tiến lên? Toàn bộ các hệ tư tưởng dường như đã rời khỏi một sân khấu đang hướng tới giảm bớt các học thuyết tới sự phơi trần công khai và sự gạt bỏ ý nghĩa.

Thế giới trong đó chúng ta phát triển đang dao động giữa: Chế độ hoạt động tự động kỹ thuật số do công nghệ điều khiển, Chủ nghĩa hoài nghi do các phương tiện truyền thông rao giảng, và thứ quyết định luận sang trọng do thị trường toàn cầu áp đặt.

Cả ba yếu tố này đều liên kết với một khoảng trống tư tưởng lơ lửng nhìn lêntrên đầu mọi sự. Trong khoa học, kỹ thuật trên và việc nhân bản vô tính lần đầu tiên tạo ra một “hậu chủng loại" bất kỳ. Trong lĩnh vục công nghệ, việc bành trướng không thể kiếm soát dược của Internet quyết định sự trượt dài đến một hậu công dân chưa từng biết, anh ta mua bán hoặc ăn cắp qua mạng, thay đổi nhận dạng mọi khoảng cách, thậm chí thực hành yêu nhau và kết hôn trên các trang web tương tác. Được đạt trong một vương quốc cao siêu nửa thần, nửa kỹ thuật, việc nhân bản vô tính, Internet và thị trường tự nó sản sinh ra một quyền lực phổ biến khó nắm bắt.

Thông thường thì niềm tin ở sự tiến bộ đi cùng với lòng tin ở khả năng con người chế ngự các lực lượng hiện thực khiến chúng phục vụ cho lợi ích cao nhất của xã hội.Nỗi sợ hãi đối với sụ tiến bộ trái lại xảy ra khi người ta hiểu rằng các lực lượng ấy thoát khỏi tầm tay chúng ta, chúng đẩy chúng ta vào các vòng xoáy biến động rủi may của chúng.

Các nền kinh tế mới trỗi dậy sụp đổ, các thị trường chứng khoán phương Tây phá sản, hàng loạt bệnh lý mới hoành hành (AIDS, vi rút Ebola, chất độc màu da cam điôxin, bệnh bò điên...) các tai hoạ lớn ấy đều có chung một đặc tính là không kiểm soát được và không thể giải thích được. Buộc phải sống với một chuỗi liên tục các tác động bất ngờ như vậy, thế giới ngày nay rất sợ việc lên ngôi một hiện tại bị đứt quãng và không chờ đợi.

Ngoài ra, thời đại của chúng ta đã trở lại với những thảm kịch tưởng rằng đã được giải quyết xong xuôi. Đoạn cuối thế kỷ XX đã diễn ra dường như hiện tượng Lịch sử chối từ không chịu tiến bước mà lượn vòng vo, lặp lại những gì đã trải qua. Chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng phân biệt chủng tộc, các cuộc chiến tranh sắc tộc - tôn giáo ngay ở Châu Âu, các dịch bệnh ở Châu Phi và Ấn Độ, chủ nghĩa phát xít mới, đe doạ hạt nhân, bấy nhiêu bóng ma tái tạo và tái hiện.

Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 90 với tỷ lệ thất nghiệp cao vọt đã làm lịch sử trở về với đáy sâu những năm 30.

Về nghệ thuật, sau khi tuyên bố hàng thập kỷ rằng trường phái tiền phong đã chết ta lại thấy nghệ thuật lặp lại quá khứ mãn tính và sự tụng niệm các bài kinh đã cũ. Còn các phong trào chống toàn cầu hoá ở Seatde, Wtashington, Praha, hay Paris, thực ra cũng không phải mặt hàng mới, chúng đều do những tay đầu têu những năm 60 phất cờ (như SilviaHart, JohnZerzan, Paul,Dresdan) và gợi lại những cuộc nổi dậy phản văn hoá thời JackKerouac, MalcolmLowry hay AllenGinsberg.

Những cái "hậu” (post) hay là những cái cũ nhân lên?Việc phủ định tương lai một cách vô ý thức, với hệ quả là không cónhững dự kiến mới, đã dẫn đến một cuộc tái tạo quá khứ. Trong nghệ thuật và trong văn hoá, thấy rất rõ điều này. Các lễ hội, tưởng niệm ngày sinh hoặc ngày mất, sự thành công của tiểu thuyết hay phim lịch sử, khẩu vị chuộng văn học cổ điển, việc xuất bản các toàn tập, dịch xây dựng bảo tàng, sự phục hồi tập tục truyền thống và văn nghệ dân gian, việc khôi phục các kiến trúc cổ và di sản, xu hướng trở về với nông thôn, phong trào hành hương và đi bộ lữhành, cái nhìn rétro (lùi lại) trong tư duy... đằng sau cái đúng có cả sựphản ánh ý nghĩa thu hồi cái cũ.

Tình yêu quá khứ ấy không thấy tồn tại vào cuối thế kỷ XIX, cũng không thấy có vào những năm 60 mà thanh niên lúc đó đòi hỏi ngày một hiện tại trực tiếp tức khắc. Giờ đây, chúng ta không muốn có cái hiện tại đầy hậu quả tác hại và đầy trách nhiệm nặng nề đối với tương lai mà chỉ mong có một thời kỳ ổn định trước ranh giới phân thế kỷ, trong đó có sự nuối tiếc cải cách lưu lại mọi kỷ niệm quen thuộc cho dù chúng chỉ còn lại ý nghĩa lịch sử.

Việc hồi tưởng quá khứ này cũng không phải là một hiện tượng gì mới, như trong lĩnh vực nghệ thuật, nó không tìm tòi mở rộng tầm nhìn, không tiến hành một cuộc đối thoại phê phán với quá khứ, mà đơn giản chỉ nhằm khai thác chỗ này chỗ kia những gì đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hiện tại.

Các hoạt động nhằm hồi phục đức tin tôn giáo chẳng hạn thực tế chỉ là một lễ hội phù phiếm, tất cả là giả tạo để che lấp đi nồi lo âu trong thế giới hiện thực. Một trò lên đồng hay bói toán bao quát cả quá khứ, hiện tại và tương lai, tuy không thu hồi được quá khứ nhưng nó làm ta có cảm giác thời gian không trôi qua, quá khứ không đi mất, do vậy cứ an tâm sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra.

Hiện tại quay cuồng trên một diện tích kính vạn hoa đủ các loại hình cũ được sửa lại thành các mặt hàng tân trang đem ra bày bán trong phiên chợ chuyển giao thế kỷ. Chủ nghĩa hậu hiện đại cuối cùng chẳng phải cái gì khác hơn là việc biến mất các truyện kể lớn nhường chỗ cho vô số các mẩu chuyện vặt kéo dài vô tận giống như các đoạn của một bộ phim truyền hình nhiều tập. Ngày nay, tất cả đều là "hậu", nào là chủ nghĩa hậu nữ quyền, hậu khoa học, hậu kinh tế, hậu công nghiệp, nghệ thuật hậu con người...

Một sự kéo dài những gì đã có trước kia và một sự đồng nghĩa với tiền hoá, với vận động. Một sự cố gắng kéo dài cuộc sống, không phải nhằm đem lại cho nó một nội dung mới hoặc khác đi, không phải để cách mạng hoá hay lật đổ cái cũ, cũng không phải để tung ra một dự án mới, màthực ra chỉ nhằm trìhoãn một sự kết thúc. Hơn bao giờ hết, cuộc sống của chúng ta ngày nay được nâng lên, giãn ra bằng hít thở nhân tạo, một cuộc sống về lượng không có những số phận lớn lao, do những cái giống nhu cũ được nhân lên.

Cái thực sắp sửa không còn được đặt trên cái hư.

Thế giới phương Tây tràn ngập các phương tiện và các sản phẩm, nhưng lại thiếu mục đích. Khắp nơi, chỉ thấy có điện thoại di động, máy vi tính xách tay, lịch điện tử, vô vàn công cụ thông tin liên lạc, doanh nghiệp được tin học hoá tối đa, nhưng ít có gì mới đề truyền đi.Nhà tiên tri dự báo một chuyển biến thiên niên kỷ, các nhà chính trị và kinh tế ra sức tuyên bố sự mở đầu một trật tự toàn cầu mới, các nhà bảo thủ Thiên chúa giáo cung như Hồi giáo khuyến cáo sự quy thuận các kẻ thù của họ.

Nhưng tất cả đều không thật, tương lai vẫn mù mờ hoặc câm lặng, một bức tường kính vẫn đặt ở ranh giới thế kỷ mà chạm phải mọi thứ phải bật ra.Tái phát minh quá khứ, gợi lại trong ký ức một tương lai đã tiêu huỷ từ trước: đó là mệnh lệnh của thế giới chúng ta về mặt tư duy và phong cách.

Thế kỷ XX có vẻ là thế kỷ vũng chắc và hiện thực cuối cùng, là giai đoạn nói chung của lịch sử trong đó cái thật được đặt trên cái ảo, tiền kim loại quý hơn tiền vô hình, cuộc sống được xếp trên việc kéo dài cuộc sống, cái chết đáng bận tâm hơn việc hư cấu của truyền thông, tư tưởng được coi trọng hơn sự châm chọc mỉa mai, hiện thực cốt yếu hơn màn diễn thực(reahty-show).

Năm 2001 là điểm gặp gỡ quyết định với tương lai, một điểm mốc từ đó ta có thể phóng đi các điều không tưởng, cập nhật hoá nỗi niềm hy vọng, xây dựng các thành phố cực lạc. Cái thế giới hình thành trong thời điểm huyền thoại ấy tuy nhiên cũng chứa chất những nỗi sợ của thế kỷ trước đó (nguy cơ hạt nhân, thất nghiệp, điều khiển gen, tham nhũng chính trị, mafia, di cư, tai hoạ môi trường, chủ nghĩa khủng bố), và thiếu sự kích thích không cưỡng lại được của sự tiến bộ.

Ngoài việc nó thiếu mất vẻ hấp dẫn của cái mới, thế kỷ XXI còn làm tiêu tan các sáng tạo trữ tình, quan niệm và huyền thoại đã hé mở trong nửa sau thế kỷ XX.Chẳng hạn việc chinh phục vũ trụ, lẽ ra mở cho ta con đường đi tới một hiện thực biếu trưng khác, vẫn đang là giấc mơ dang dở. Các câu chuyện ngoài trái đất đã từng xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết giống như chuyện cổ tích cho trẻ em.

Giờ đây nhiều người trong chúng ta đã thôi không ôm mộng chờ đợi ở những cái mà nền siêu công nghệ tương lai đem đến, do sự ám ảnh bởi nỗi lo nhà ở, việc làm, nghỉ hưu. Thay cho mềm vui coi như đứng trước cả một thế kỷ hạnh phúc không tính toán tạo nên, chúng ta lại từ chối bước vào một cuộc phiêu lưu được đánh giá là không hiện thực.


*)VicenteVerdu, 59 tuổi, là tác giả của nhiều tiểu luận nổi tiếng, như Hành tinh Mỹ năm 1996 được giải thưởng Anagrama, và Các ông và các bà: những ấn tượng của tuổi 50 năm 1999 nhận giải thưởng Espasa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • xem toàn bộ