Kết nối kỹ thuật số: Biết chữ trong thế kỷ 21
Hiểu biết về kỹ thuật số và hình ảnh là làn sóng tiếp theo của sự chuyên môn hoá giao tiếp. Phần lớn mọi người sẽ có những công nghệ ngay đầu ngón tay của họ để không chỉ giao tiếp mà còn sáng tạo, thao tác, thiết kế và hiện thực hoá.
Trẻ em học những kỹ năng này như một phần cuộc sống của chúng, như học ngôn ngữ mà chúng vẫn học nhưng không nhận ra rằng mình đang học. Còn người lớn nào không lớn lên cùng công nghệ thì vẫn tiếp tục thích nghi dần dần. Người lớn tiếp cận khái niệm "biết chữ" mới giống như khi họ học một thứ tiếng nước ngoài, vừa phức tạp, vừa đầy dấu hỏi.
Khái niệm "biết chữ" mới và giáo dục
Cảnh tượng phổ biến hiện nay là một lớp học với toàn sinh viên hiểu biết về kỹ thuật số, lại do các giảng viên lúng túng về công nghệ và suy nghĩ theo khuôn phép giảng dạy. Mặc dù người ta có đủ tiền để mua thiết bị mới, để xây dựng các lớp học được nối mạng, đặt hàng các phần mềm hiện đại, thì cũng rất ít cơ quan giáo dục nào đã phát triển được những kế hoạch tổng thể về công nghệ để cụ thể hoá các mục tiêu học hành bằng công nghệ, đảm bảo sự hội nhập thành công về công nghệ, thúc đẩy sự hiểu biết về kỹ thuật số và hình ảnh của sinh viên.
... Sinh viên chúng ta là công dân của không gian ảo. Họ hiểu rất rõ về kỹ thuật số. Ngày nay, những kỹ năng công nghệ truyền thông mới sẽ làm cho bảng viết phấn và màn hình chiếu với bút không còn chiếm ưu thế nữa...
Thách thức lớn nhất là vượt qua sự lôi cuốn nhất thời của công nghệ để giảng dạy một cách thực sự. Sử dụng cùng những kỹ năng đã dùng từ nhiều thế kỷ qua - phân tích, tổng hợp, đánh giá - chúng ta phải nhìn vào sự hiểu biết số như một lĩnh vực khác...
Sự hiểu biết kỹ thuật số và thị giác
Để kết nối thành công các con số ở bất kỳ cấp nào trong không gian ảo, chúng ta phải hiểu biết cả về kỹ thuật số và hình ảnh. Theo một báo cáo gần đây của Liên minh Quốc gia về kinh doanh của Uỷ ban Lực lượng lao động Mỹ, sức khoẻ hiện thời và trong tương lai của nền kinh tế Mỹ trong thế kỷ 21 phụ thuộc vào việc người Mỹ biết rộng, hiểu sâu như thế nào về sự biết chữ ở một cung bậc mới - "sự biết chữ của thế kỷ 21".
Mặc dù đã tồn tại nhiều định nghĩa về "sự biết chữ của thế kỷ 21", nghiên cứu của chúng tôi tập trung trước hết vào sự hiểu biết kỹ thuật số và hình ảnh - những thuật ngữ thường tương tác, chồng lấn hoặc chia sẻ nghĩa chung. Sự hiểu biết kỹ thuật số thể hiện khả năng của một người có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả trong một môi trường số, với "số" có nghĩa là những thông tin được thể hiện dưới dạng số và trước hết cho máy tính sử dụng.
Sự "biết chữ" này bao gồm cả khả năng đọc và cắt nghĩa văn bản, âm thanh, hình ảnh, để tái tạo những dữ liệu và hình ảnh thông qua các thao tác số, để đánh giá và áp dụng những kiến thức mới thu nhận được từ những môi trường số.
Môi trường hiểu biết mới
Năng lực bắt đầu bằng việc hiểu biết. Mỗi phương tiện đại diện cho một môi trường duy nhất, đại diện cho cách nhìn thế giới chúng ta từ các góc khác nhau. Nhà xã hội học Marshall McLuhan tạo ra thuật ngữ "phương tiện là thông điệp" (the medium is the message). Thuật ngữ này dường như mang tính tiên đoán trong thực tại công nghệ cao mà chúng ta đang sống.
Ý tưởng cho rằng thế giới mà chúng ta tạo nên hôm nay ngược lại lại tạo nên chúng ta, là một ý tưởng bất biến. Báo chí, truyền hình, máy tính - tất cả là phát minh của con người - giúp tạo nên lòng tin, tầm nhìn và thậm chí cả năng lực của chúng ta. Và từ mỗi phương tiện, chúng ta lại tạo ra thực tế mới.
... Thật mỉa mai là trong khi nhiều người coi việc có nhiều thực tại là mối đe doạ với chúng ta, với con cái chúng ta, thậm chí với nền dân chủ, thì truyền thông mới chỉ đơn giản là một cách nhìn khác về thế giới của chúng ta, về việc tương tác giữa điều này và điều khác, về việc mở chính ta ra để học hỏi những khả năng khác mà trước đây ta chưa bao giờ nhận thức được.
Cuối cùng, sẽ là tốt hơn nhiều nếu có những kỹ năng và khả năng để nắm vững và phân biệt ngay trong một ngôn ngữ phổ biến, so với việc bị gạt ra ngoài và không thể hiểu biết.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường