Xã hội tương lai

10:41 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Chín, 2006

Trong tạp chí Nhà Kinhtế tháng 01/2001, Peter Drucker - Giáo sư về khoa học xã hội và quản lý tại Đai học Clremont, California, Hoa Kỳ, người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, môhình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ. Tia sáng xin lần lượt giới thiệu những bài viết đó của ông...

Không nghi ngờ gì nữa một xã hội mới đã đến rất gần chúng ta, với nhiều đường nét hiện đã có mặt hoặc đang hình thành hết sức nhanh chóng, hoàn toàn khác với những gì số đông mọi người mong đợi.

Cả nước phát triển, yếu tố chủ đạo của xã hội tương lai mới chỉ được mọi người bắt đầu để ý tới đó là sự tăng lên nhanh chóng tỉ trọng các thế hệ trẻ hơn. Các nhà chính trị ở khắp mọi nơi vẫn tiếp tục hứa giữ nguyên hệ thống hưu trí như hiện nay nhưng bản thân họ cũng như các cử tri của họ hiểu rất rõ rằng sau 25 năm nữa con người sẽ phải tiếp tục lao động cho đến giữa tuổi 70 nếu sức khỏe còn cho phép và có một điều chưa từng diễn ra, những người trên 50 tuổi sẽ tham gia vào lực lượng lao động dưới nhiều hình thức mới như làm bán thời gian, làm tạm thời hoặc làm tư vấn cho những công việc cụ thể… Những cách làm việc mới với những người không gắn toàn bộ vào một tổ chức đang ngày càng trở thành vấn đề quản lý trung tâm đối với các tổ chức, không chỉ là đối với các doanh nghiệp.

Việc tỉ trọng những người trẻ bị thu hẹp sẽ tạo ra sự biến động không còn lớn hơn nữa vì đó là điều chưa từng xảy ra kể từ thế kỷ đầy chết chóc từ thời đế chế La. Không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả TrungQuốc và Brazin, tỉ lệ sinh sản đã tụt xuống dưới mức 2,2 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Về mặt chính trị, điều đó có nghĩa rằng di dân nhập cư sẽ trở thành vấn đề quan trọng và có thể chia rẽ trong tất cả các nước giàu. Về mặt kinh tế, sự sụt giảm số lượng những người trẻ sẽ thay đổi các thị trường một cách cơ bản bởi tính đồng nhất của thị trường đại chúng hình thành tại các nước giàu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là do thanh niên quyết định ngay từ đầu. Hiện nay, thị trường đó bị chia làm đôi một phần do những người trung niên quyết định và một phần nhỏ hơn do thanh niên quyết định. Vì nguồn cung cấp những người trẻ tuổi bị thu hẹp nên việc tạo ra một mô hình việc làm mới hấp dẫn và lôi cuốn ngày càng nhiều người lớn tuổi sẽ trở thành ngày càng quan trọng.

Tri thức là tất cả

Xã hội tương lai sẽ là xã hội tri thức với ba đặc điểm chính:

Không biên giới bởi vì tri thức có thể chuyển từ chỗ nọ tới chỗ kia nhanh hơn tiền bạc.

Cơ hội thăng tiến là của tất cả mọi người nhờ việc dễ dàng được học tập chính quy.

Khả năng thành công và thất bại là ngang nhau vì mọi người đềucó thể có “công cụ sản xuất” tức là tri thức cho công việc nhưng không phải mọi người đều có thể chiến thắng.

Ba đặc điểm này cùng với nhau làm cho xã hội tri thức trở nên có tính cạnh tranh rất cao đối với từng cá nhân cũng như đối với từng tổ chức. Công nghệ thông tin mặc dù chỉ là một trong những đặc trưng mới của xã hội tương lai cũng như đem lại một hệ quả vô cùng quan trọng là tri thức có thể được truyền bá gần như tức thì và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được tri thức. Trong điều kiện thông tin lan truyền nhanh và dễ dàng, mọi tổ chức trong xã hội tri thức không chỉ các doanh nghiệp mà tất cả các trường Pổ thông, Đại học,Bệnh viện đặc biệt là các cơ quan Nhà nước phải có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong khi về mặt hoạt động và thị trường thì vẫn tiếp tục mang tính khu vực.

Nền kinh tế tri thức sẽ dựa chủ yếu vào lao động tri thức. Hiện nay từ này được dùng một cách rộng rãi để mô tả những người có tri thức về mặt lý thuyết và có khả năng nghiên cứu như Bác sĩ, Luật sư, Kỹ sư, Nhà giáo… Tương lai, số lượng các kỹ thuật viên về tri thức như kỹ thuật viên máy tính, người thiết kế phần mềm, kỹ thuật viên phân tích trong các phòng thí nghiệm của các phòng khám, các kỹ thuật viên chế tạo sẽ tăng lên nhanh chóng. Những lao động kể trên sẽ vừa là lao động chân tay lẫn lao động tri thức. Thực tế, với phần lớn thời gian lao động họ sẽ làm việc bằng tay hơn bằng não. Nhưng, lao động bằng tay của họ dựa trên một nền tảng tri thức lý thuyết mà họ chỉ có thể được thông qua giáo dục chính quy chứ không phải thông qua các lớp học nghề. Về nguyên tắc, có lẽ họ sẽ không nhanạ được lương cao hơn các công nhân có tay nghề cao truyền thống nhưng họ nhìn nhận mình như những người chuyên nghiệp. Nếu như lao động tay chân không có tay nghề trong công nghiệp chế tạo là lực lượng xã hội và chính trị thống trị trong thế kỷ XX thì lao động tri thức sẽ trở thành lực lượng xã hội và có lẽ là cả về chính trị thống trị trong vài thập niên tới.

Chủ nghĩa bảo bộ mới

Về mặt cơ cấu, xã hội tương lai khác với xã hội mà đa số chúng ta đang sống. Trong thế kỷ XX chúng ta chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng của một lĩnh vực sản xuất thống trị xã hộitrong suốt 10 ngàn năm đó là nông nghiệp. Về khối lượng sản xuất nông nghiệp hiện nay ít nhất gấp 5 lần khơi lượng sản xuất vào thời điểm trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất và hiện nay nó chỉ chiếm có 17% thương mại thế giới.

Công nghiệp chế tạo cũng đang đi trên con đường tương tự. Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, sản phẩm của công nghiệp chế tạo tại các nước phát triển tăng gấp ba lần về khối lượng nhưng giả của các sản phẩm thì giảm đáng kẻ nếu khấu trừ đi sự tăng gía do lạm phát. Trong khi đó, giá của các sản phẩm trí tuệ cơ bản như bảo vệ sức khoẻ và giáo dục lại tăng lên gấp ba lần sau khi đã khấu trừ tưng giá do lạm phát. Khả năng trao đổi tương đối của các sản phẩm chế tạo so với các sản phẩm trí tuệ chỉ còn bằng 1/5 hay 1/6 so với 50 năm trước đây. Tại Mỹ, lực lượng lao động trong công nghiệp chế tạo đã giảm từ 35% trong tổng số lực lượng lao động vào năm 1950 xuống còn non một nửa hiện nay nhưng không tạo ra những biến động xã hội.

Sự suy giảm của nông nghiệp với tư cách là một ngành tạo ra sự giầu có và nguồn sống là nguyên nhân làm cho bảo hộ nông nghiệp phổ biến đến mức mà trước chiến tranh thế giới thứ II người ta không thểtưởng tượng nổi. Tương tự, sự suy giảm của công nghiệp chế tạo sẽ làm bừng nổ bảo hộ các ngành công nghiệp chế tạo mặc cho các lời hứa về tự do thương mại vẫn tiếp tục được giáo giảng. Việc bảo hộ này có thể không được thực hiện bằng biện pháp truyền thống thông qua thuế quan, nhưng dưới các hình thức như bù giá, quota và các quy định dưới mọi hình thức. Thậm chí, nhiều khả năng hơn cả là sự hình hành các khối mậu dịch tự do khu vực nhưng lại tạo rào cản với các nước ngoài khối.Cộng đồng Châu Âu, khu vục mậu dịch tựdo Bắc Mỹ và Khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ là những minh chứng theo hướng này.

Tương lai của các Công ty

Về thống kê, các Công ty đa quốc gia hiện nay đã tahy đổi rất nhiều. Nếu trước kia các Công ty đã quốc gia là Công ty của một nước nhưng có chi nhánh ở nước mình chịu trách nhiệm về một vùng lãnh thổ nhất định, thì ngày nay, các Công ty đa quốc gia có xu hướng tổ chức toàn cầu theo luồng sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cũng giống như năm đầu thế kỷ XX, các Công ty đa quốc gia hiện nay được thống nhất và kiểm soát bởi quyền sở hữu ngược lại, đến năm 2025 các Công ty đa quốc gia sẽ được thống nhất và kiểm soát bởi chiến lược. Tất nhiên vai trò của quyền sỡ hữu vẫn còn, nhưng liên minh, liên doanh, thỏa thuận về bí quyết sản xuất sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng tạo nên nền tảng cửa sự liên hiệp. Một tổ chức như vậy cần một hình thức quản lý ở cấp cao hoàn toàn khác.

Tại nhiều nước và tại nhiều tỏ chức lớn,hiện nay, quản lý ở cấp cao vẫn được xem như sư kéo dài của quản lý ở cấp tác nghiệp. Ngày mai, quản lý ở cấp cao sẽ khác, sẽ là một bộ phận tách biệt - thay thế cho Công ty. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý ở cấp cao nhất trong những Công ty lớn ngày mai mà đặc biệt là các Công ty đa quốc gia là cân bằng các nhu cầu mâu thuẫn nhau trong kinh doanhxuất hiện từ các mục tiêu khác nhau ngắn hạn và dài hạn, từ các nhóm có quyền lợi khác nhau nhưng cùng gắn với Công ty như khách hàng cổ đông (đặc biệt là các tổ chức đầu tư và quỹ hưu trí), lao động tri thức và cộng đồng.


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học

    21/03/2006Lê Ngọc HùngXã hội học nghiên cứu hệ thống xã hội, "nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội...". Dựa vào tiếp cận hệ thống, tác giả khác gợi ra "một cách đặt vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học"...
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Tổng - tích hợp lý thuyết, một trào lưu mới của tiến trình phát triển xã hội học

    20/10/2005Tô Duy Hợp...Hành vi con người rất phức tạp và nhiều chiều cạnh, và rất khó có khả năng rằng một quan điểm lý thuyết có thể bao trùm tất cả các khía cạnh của nó. Tính đa dạng trong tư duy lý luận cung cấp nguồn ý tưởng phong phú mà chúng ta có thể rút ra trong nghiên cứu, và nó kích thích năng lực sáng tạo là vô cùng cần thiết đối với tiến bộ trong công tác xã hội học...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • xem toàn bộ