Tín điều của một con người
Tôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi.
Tôi đi tìm cái không phải nằm trên bề mặt sự kiện và không bị thời gian cuối trôi. Nhưng mục đích của tôi - thể hiện cuộc sống con người như nó đang có, không tô vẽ và không trang điểm gì thêm. Tôi không xem mình thuộc hàng các nhà tư tưởng vĩ đại và không đưa lại cho nhân loại điều gì chấn động cả. Nhưng tôi đặc biệt biết rõ thế giới thể hiện nó từ hàng nghìn điểm khác nhau.
Tôi không bao giờ phải lựa chọn các nhân vật, đúng hơn thì là các nhân vật lựa chọn tôi. Giống như nhiều bậc tiền bối của mình, tôi thán phục những cơn người mạnh mẽ có khả năng bắt hoàn cảnh phụ thuộc vào mình, bắt mọi người xung quanh phụ thuộc vào mình. Đề tài này cuốn hút tôi đến mức tôi không thể hiến mình cho một đề tài nào khác nữa. Cảm hứng có thể say mê như tình yêu vậy.
Nội đung các tiểu thuyết của tôi rút ra từ chiều sâu con tim và linh nghiệm cá nhân, nhưng tôi không bằng lòng để chúng ra đời một cách dể dãi và cẩu thả: Các kỹ năng nghề văn của tối rất đơn gián: nghĩ lâu viết chóng.
Phần lớn các công việc tôi soạn sẵn trong đầu. Tôi không bao giờ cầm lấy bút chừng nào các ý nghĩ chưa sắp xếp xong. Khi viết tôi thường đọc to lên thành tiếng các đoạn đối thoại: đôi tai là nhà kiểm duyệt tốt. Tôi không bao giờ tin vào các câu nằm trên giấy chừng nào chưa tính được phải viết thế nào cho nó sẽ dễ hiểu đối với mọi người.
Tuy nhiên, đôi khi tôi nghĩ truyện của tôi thiên về gợi hơn là nói thẳng ra. Bạn đọc thường phải phát huy đầu óc tưởng tượng, nếu không họ sẽ để lọt mất những sắc thái tế vi nhất của tư tưởng.
Tôi viết rất khó nhọc, không ngừng cắt gọt và sửa đi sửa lại. Tôi rất coi trọng sự hoàn thiện các tác phẩm của mình. Thường xuyên tôi quan tâm gọt giũa chúng cho đến khi chúng trở thành những viên kim cương. Cái mà nhiều nhà văn khác bình thản để nguyên khối cục lớn, tôi biến thành một hòn ngọc quý nhỏ xíu.
Tôi có khả năng hiếm thấy - biết áp dụng các năng lực phê phán của mình khi viết tác phẩm, dường như đó là công việc của một tác giả khác vậy. Nhiều lần tôi đã không do dự
gạt bỏ những cái mà một nhà văn ít tận tâm hơn sẽ giữ lại mà không một mảy may nghi ngờ.
Cần phải viết nếu như đó mang lại niềm vui. Tôi hạnh phúc khi viết, nhưng tôi không bao giờ bằng lòng với những cái đã được viết ra.
Tôi không tin là các sách của tôi đến một lúc nào đấy sẽ thành tượng đài cho tôi - tôi gắng đánh giá mình một cách trung thực. Tôi may mắn thành nhà văn nhờ sự kiên trì hơn là tài năng; tôi là thí dụ rõ rệt nhất về một người đi vào nghề văn mà chỉ dựa hoàn toàn vào mình. Nhưng tôi không bao giờ xứng với những thành công và vinh quang. to lớn mình đã được hưởng.
Tôi có nhiều người nhiệt thành hâm mộ nhưng chưa bao giờ đọc một cuốn sách nào của tôi. Hơn thế, dư luận xã hội luôn có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của tôi mà lại đánh giá chưa đúng ý nghĩa.
Các cuốn sách có sự bất tử. Đó là sản phẩm bền vững nhất của sự lao động con người. Các đền miếu rồi sụp đổ, các tranh tượng rồi tiêu tan, nhưng sách vẫn tiếp tục tồn tại. Thời gian không có quyền uy đối với các tư tưởng vĩ đại, hôm nay chúng vẫn tươi truyền như cái lúc nảy ra trong đầu óc các tác giả của chúng nhiều thế kỷ trước đây. Những điều được nói ra và suy ngẫm khi đó đến bây giờ vẫn còn tác động mạnh mẽ đến chúng ta từ trang sách in. Năm tháng chỉ cắt tỉa và mang đi cái gì xấu dở, bởi vì chỉ cái gì thực sự hay tốt mới có thế sống lâu trong văn học.
Nhà tiểu thuyết hiện đại, ngoài việc biết lao động một cách kiên trì và nhẫn nại, còn cần phải biết kết hợp khéo léo các năng lực. Hắn phải có đầu óc suy luận tỉnh táo và cảm giác mức độ chính xác để lựa chọn thủ sự cộng cách của các bộ phận và sự phối cảnh đúng.
Hắn phải có trí tưởng tượng để di chuyển tâm tưởng ngược quá khứ, về hiện tại và sống
ngay giữa lòng cái hắn đang mô tả. Hắn phải có trực giác phê phán. giúp nhận ra nguyên
nhân và hậu quả và phán đoán đúng về con người và sự kiện. Chỉ khi nhà văn hình dung rõ các motiv hành vỉ của con người, hắn mới thực sự có thể bắt đầu viết tốt được.
Rất ít tìm được những cuốn tiểu thuyết trong đó có tất cả: đấu tranh, truy đuổi, sự nghiệt
ngã, tình dục, các tính cách mạnh, hành động phát triển như cuộc tấn công của sư đoàn
thiết giáp, cũng như sự tôn trọng đối với các nhân vật của mình và với sự thật.
Thường thì cái mà phần đông các tác giả viết ra ở những kỳ sau - đó chỉ đơn giản là những biến thể mới của những cảnh, những cách và những sự kiện từ các tác phẩm hồi đầu, chỉ khác một điều là chúng ít tính nghệ thuật hơn, ít sức mạnh và ít lửa hơn.
Quá nhiều cuốn tiểu thuyết hiện đại không đưa lại một bài học nào và không nhằm một mục đích nào, ngoại trừ sự khơi dậy nỗi sợ hãi mang tính thú vật ghê tởm khiến máu đông cứng lại trong huyết quản. Tôi sẽ rất sung sướng nếu khi đọc một cuốn tiểu thuyết mới của một tác giả xa lạ mà thấy nó không đượm mùi đau thương và là một cuốn sách hồn hậu, hào phóng và thông minh.
Giá trị và sức hấp dẫn của một cuốn sách hay là ở sự giản dị rất mực, sự cởi mở và sự bộc lộ dương như rất bất ngờ các tính cách và các motiv hành động. Đó là sự giản dị của ngôn ngữ và tư tưởng. Nó không giả tạo và thoát được sự cố ý làm văn. Nhưng viết với sự giản dị, chân thực không hơn là với sự phức tạp cố ý...
Phong cách của nhà văn cần phải mang tính trực tiếp và cá nhân, hình tượng cần phải phong phú và sung mãn, từ ngữ cần phải giản dị và mạnh mẽ. Các nhà văn vĩ đại có biệt tái viết ngắn rất xuất sắc, đó là những người lao động kiên trì, những nhà khoa học miệt mài và những nhà phong cách khéo léo.
Lệ thường, các tác giả đã thành công có thể viết rất có nghề những truyện ngắn đầy lôi cuốn về bất cứ chuyện gì. Tội lỗi văn học to lớn của các nhà văn hiện nay - đó là xu hướng trang điểm và thích sự ấp lánh bề ngoài. Tôi rất sợ những nhà văn viết sách bằng
kỹ xảo nhà nghề.
Phần lớn những sách được in bây giờ - đó là những tác phẩm còn non nớt và yếu về nghệ thuật. Rất nhiều tác giả viết nhanh và ẩu, họ hiếm khi sửa chữa lại thứ văn bản được viết vội ra trong cơn phấn hứng làm văn. Kết quả là văn phong của các nhà văn như thế phạm những sai lầm không thể dung thứ được. Đối thoại của nhân vật thiếu tự nhiên, từ ngữ lựa chọn không chính xác, ngôn ngữ thường hết sức cẩu thả.
Các sách của họ phần lớn thường không có sự thống nhất về cốt truyện và hành động. Câu chuyện nhiều chỗ bị kéo dài lê thê và giống- như sự ba hoa rỗng tuếch. Có cảm tưởng như những người viết không biết chắc cái gì sẽ xẩy đến ở chương sau cuốn tiểu thuyết của họ. Đôi khi chẳng vì một nguyên nhân rõ rệt nào cả họ cũng bày ra những cảnh khó hiểu và hoàn toàn không cần thiết, thường là đưa thêm những nhân vật mới vào. cuối sách. Mà nhân vật của các tác giả đó thì hoặc là quỷ sứ, hoặc là thiên thần, được phản ánh một cách kỹ càng đến phát khiếp. Thông thường hành vi của chúng không có nguyên cớ chắc chắn, bản thân các nhân vật thì lạnh lùng và thiếu sức sống, đó chỉ là những hình nộm dùng để giải quyết một vấn đề hoang tưởng, khó xác định nào đó của tồn tại. Xin thêm vào đây là những cuốn truyện phi thực đến kinh khủng. Trong các cuốn sách như thế rất ít có gì gắn với thế giới hiện thực, sống động.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt