Nam mang tính chất bán đảo nổi trội. Trung bình cứ 1km2 đất đai có 1km đường sông. Bởi vậy, nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi, thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam."/>Nam mang tính chất bán đảo nổi trội. Trung bình cứ 1km2 đất đai có 1km đường sông. Bởi vậy, nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi, thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam."/>

Triết lý nước và hội nhập

02:29 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Ba, 2007

“Nước chảy đá mòn”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ ấy là sự trải nghiệm qua hàng nghìn năm, trở thành một mẫu văn hóa mà chỉ cần nhìn vào đó, người ta thấy tinh túy của một dân tộc. Đây là triết lý Nhu đạo - triết lýcủa sự trường tồn và phát triển của dân tộc trải mấy nghìn năm, vẫn sáng trong thời hội nhập.

Đặc điểm tự nhiên của việt Nam mang tính chất bán đảo nổi trội. Trung bình cứ 1km2 đất đai có 1km đường sông. Bởi vậy, nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi, thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Yếu tố nước đã thấm sâu vào trong cuộc sống của người Việt từ làm ruộng nước, ăn, ở. Người Việt đã đồng nhất không gian xã hội, cộng đồng lãnh thổ, Tổ quốc của mình với nước. Thế nên, người Việt không thể sống mà không học hỏi nơi "nước nôi".

Ở thể lỏng (âm tính), nước có đặc tính linh động và sinh động. Nước không cố định cứng nhắc ở một hình dạng nào, nhưng không vì thế mà nó đánh mất đi bản chất của mình. Dài hay tròn chỉ là hình thức, đâu có lớn lao gì. Cái chính là nước vẫn giữ bản chất của mình, nó không tha hóa, "vong thân" để trở thành chính cái bầu, cái ống bương hay ống tre. NgườiViệt từ thời thượng cổ Đông Sơn đóng khố, mặc váy, đến người hiện đại mặc quần phăng, quần bò, cũng đâu có đánh mất mình vì y phục. Quả có thật "Người đẹp vì lụa", song giá trị nhân văn của người Việt là ở chỗ "cái nết đánh chết cái đẹp", “tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Nước qua quá trình nghiệm sinh và nội tâm hóa của người Việt Nam tạo thành lòng đại lượng khoan dung. Nó thu nhận tất cả vào lòng nhưng đâu phải vì vậy mà trở thành "vô nguyên tắc". Bởi nước biết "gạn đục, khơi trong" như quan niệm nhân sinh của người Việt Nam. Tiến sĩ H.R.Ferraye - một học giả nổi tiếng nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, nét đặc sắc nhất của văn hóa Việt Nam là tính cách không chối từ của nó. Nó tìm cách dung hòa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa, ngôn ngữ, kỹ thuật, tôn giáo và nghệ thuật của tất cả các nền văn minh "chạm" vào nó. Cũng bởi vậy, trong văn hóa phát triển của người Việt, người ta tìm thấy đấu ấn của nhiều nền văn hóa, song cái gốc văn hóa vẫn là văn hóa Việt với hình ảnh lũy tre làng. Không có gì mềm mại như nước. Song cũng không có gì cứng hơn nước. "Nước chảy đá mòn" đó chính là triết lý lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh, ít có thể địch nhiều, tạo nên bản sắc Việt Nam. Cần ứng biếntrở thành triết lý của Việt Nam, của tổ tiên qua nghiệm sinh đúc rút được. Triết lý ấy đã dẫn dắt sự phát triển của dân tộc trong suốt chặng đường lịch sử chống xâm lăng, xây dựng đất nước, mà "ta vẫn là ta"... Hồ Chủ tịch là một tiêu biểu trong việc ứng biến triết lý tài tình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: Lấy yếu thắng mạnh, lấy nhu thắng cương. Ví như trước khi sang Pháp, Hồ Chủ tịch chỉ dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng một câu bao hàm cả sự tinh túy của triết lý Nước: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".

Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm nhận định: Đặc tính linh hoạt do lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, rất thích hợp cho sự thâm nhập nền kinh tế thi trường vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy. Đây là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao có cùng gốc chung là cơ chế xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam tiếp cận nền kinh tế thị trường một cách "nhẹ nhàng" hơn so với một số nước.

Tuy nhiên, con đường đi không phải đơn giản dễ dàng. Nhìn lại suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam chưa có một nền văn hoá đủ mạnh, tích cực Văn hoá Việt Nam từ trước đến nay vẫn là một nền văn hoá thiên về âm tính, thiếu khát vọng làm giàu, tinh thần khám phá, chinh phục và phát triển. Việt Nam cần phải xây dựng được nền tảng môi trường văn hoá tổng thể.

Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, Việt Nam hiện đang có những lợi thế cơ bản khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành trong một không gian thuận lợi, thời gian thuận lợi và chủ thể thuận lợi. Hay nói cách khấc là chúng ta đang hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địalợi, nhân hòa".Việc tự điều chỉnh để chuyển từ truyền thống hài hòa, thiên về âm tính sang sự hài hòa thiên về dương tính dễ dàng, sẽ hướng đất nước sang con đường phát triển tích cực hơn. Theo đó, cần làm mới giá trị, mở rộng các nội dung giá trị cũ hướng các giá trị cũ vào nhiệm vụ mới của dân tộc.”Bảo tồn" chứ không phải "bảo vệ", điều đó đồng nghĩa với bên cạnh việc phát huy yếu điểm văn hóa "cần ứng biến"Việt Nam phải nhanh chóng bù đắp những thiếu hụt về giá trị vấn hoá do sự chuyển đổi môi trường vãn hoá xã hội cổ truyền (nông dân - nông nghiệp - nông thôn) sang môi trường xã hội hiện đại (công nghiệp hoá - hiện đại hoá - thị trường hoá). Mà triết lý Nước với đặc tính "hài hòa", “linh hoạt" sẽ đảm bảo cho sự phát triển vững chắc. Đó là sự phát triển dung hợp và tích hợp trong vãn hóa phương Đông và phương Tây, dân tộc và thế giới. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình đi ớm lời giãi tối ưu cho bài toán hội nhập, trong mối tương quan giữa cái hay cái dở, cái mất - cái được...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Hội nhập thành công phải là theo kịp bước đi của thời đại

    23/08/2016Minh ĐứcNăm 1907, phong trào Duy tân được phát động với mục đích mở ra một cuộc hội nhập cho dân tộc nhưng cuối cùng thất bại. Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu việc Việt Nam chính thức hội nhập với thế giới. Với góc nhìn “hồi cố”, ĐBQH, Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những đánh giá sắc sảo về tiến trình hội nhập của Việt Nam qua đối thoại cuối năm với người đai biểu nhân dân…
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Làm gì để hội nhập?

    12/03/2007TS Lý Quý TrungToàn cầu hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mà chúngta cần nhận diện và giải quyết.
    “Chúng ta có dám suy nghĩ và làm như các doanh nhân thành công trên thế giới từng nghĩ”
    Trước khi bàn về chuyện doanh nhân Việt Nam là ai, cần làm gì để tồntại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa, chúng ta hãy nhận diện một số vấn đề mới phát sinh do toàn cầu hóa mang lại.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Chủ thể trong hội nhập

    17/01/2007Vũ Quốc TuấnVàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể...
  • Công chức hội nhập

    17/01/2007Diệp Thành KiệtNói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • Kỹ năng hội nhập

    10/10/2006Khả năng sáng tạo là một yêu cầu dành cho các ứng viên mong muốn có việc làm trong các ngành nghề của kinh tế tri thức bởi đây cũng chính là yêu cầu công việc hàng ngày của những nhân viên...
  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

    11/11/2005GS. Nguyễn Huệ ChiĐề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • xem toàn bộ