Hội nhập thành công phải là theo kịp bước đi của thời đại

10:09 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Tám, 2016

Năm 1907, phong trào Duy tân được phát động với mục đích mở ra một cuộc hội nhập cho dân tộc nhưng cuối cùng thất bại. Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu việc Việt Nam chính thức hội nhập với thế giới. Với góc nhìn “hồi cố”, ĐBQH, Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những đánh giá sắc sảo về tiến trình hội nhập của Việt Nam qua đối thoại cuối năm với người đai biểu nhân dân…

“Yếu tố TrungHoa

Thưa ông, vì sao khi nói đến tiến trình lịch sứ và lý giải vấn đề tiến trình hội nhập của Việt Nam, yếu tố Trung Hoa lại được phân tích một cách cặn kẽ?

Nhà sử học Dương TrungQuốc: Hội nhập là một điều tất yếu của nhân loại trong quá trình lịch sứ. Thế nhưng nhìn vào lịch sử Việt Nam thì tôi thấy có sự phát triển không bình thường, mang tính đặc thù. Thứ nhất, hơn 1000 năm Bắc thuộc khiến Việt Nam hầu như bị TrungHoa hóa về mặt văn hóa và chừng nào đó về thể chế chính trị. Nhưng Việt Nam vẫn giữ được ý chí tự chủ và nhờ ý chí ấy mà khi có cơ hội đã giành được quyền tự chủ ở đầu Thiên niên kỷ thứ II. Khi đã độc lập, tự chủ và xây dựng một nền văn hiến Đại Việt thì ảnh hưởng TrungHoa là vẫn hết sức lớn. Tuy nhiên, bản lĩnh hội nhập ở đây là chúng ta tiếp nhận văn hóa TrungHoa và biến nó thành một phần văn hóa của chính mình. NgườiViệtNam vẫn giữ được tiếng nói đặc thù, viết chữ Hán nhưng nói tiếng Việt. Và một thời đã cố gắng sáng tạo ra chữ nôm và sau này tiếp nhận chữ quốc ngữ của phương Tây... Trong bối cảnh ảnh hưởng văn hóa TrungHoa như vậy, hình như đã tạo ra đặc thù phát triển của xã hội Việt Nam. Đó là có một Nhà nước TW tập quyền rất sớm, nhưng không phá vỡ hệ thống tế bào của nó là làng xã. Văn hóa làng xã hay kết cấu làng xã cứ như htế đứng vững cho đến đầu thế kỷ XX.

"Yếu tố Trung Hoa" có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình hội nhập của Việt Nam, thưa ông?

Nhà sử học Dương TrungQuốc: Chính văn hóa làng xã với những đặc trưng nó tạo ra một sức mạnh tồn tại rất lớn, tồn tại về văn hóa, kinh tế… Nhưng nó hạn chế sự phát triển, hạn chế về lưu thông, đương nhiên dẫn đến hạn chế kinh tế thị trường. Không những thế còn khắc sâu trong tâm thức người Việt hàng loạt những quan điểm, giá trị khác. Ví dụ, quan điểm về chủ nghĩa bình quân, hay là một lý tưởng xã hội tồn tại lâu đài là "lấy của người giàu chia cho người nghèo". Với chế độ quân điền là "giàu không ba họ, khó không ba đời"... Những điều đó dẫn đến việc chúng ta không tạo ra được tiền đề cho kinh tế phát triển; không tạo ra tầng lớp hữu sản. Tất cả những cái đó làm cho xã hội Việt Nam bị trì trệ khi tiếp xúc. Đã có ai đó trách rằng, một số ông quan Việt Nam không tiếp nhận được cái mới của phương Tây. Đấy không phái là lỗi của cá nhân những con người đó mà nền tảng xã hội chưa được chuẩn bị.

Người sáng lập nướcViệt Nam hiện đại

Phong trào Duy Tân với những tư tưởng tiến bộ của Phan Bội Châu, PhanChâuTrinh muốn đưaViệt Nam hòa nhập với văn minh phương Tây nhưng cuối cùng thất bại. Ông lý giải vấn đề này như thế nào?

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Đến đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Và đương nhiên, một số đông theo quan điểm truyền thống coi Pháp là kẻ thù không đội trời chung. Chỉ có một bộ phận cấp tiến, có một tầm nhìn xa hơn, nhìn thấy đằng sau nhà nước thực dân Pháp là một nền văn minh Pháp, đằng sau các nước phương Tây thực dân là một nền văn minh phương Tây. Họ nhìn thấy giá trị văn hóa TrungHoa là một nguồn lực đồng thời thấy đó là một cán lực lớn cho tinh thần tự chủ của dân tộc mình. Vì thế, phong trào Duy Tân đầu thề kỷ XX chính là một cuộc hội nhập. Và đây có thể coi là cuộc hội nhập lần thứ hai trong lịch sử. Phong trào Duy Tân đã đưa ra những tư tưởng rất sáng tạo như chủ nghĩa tam dân của cụ PhanChâuTrinh, với "khai dân trí, chan dân khí, hậu dân sinh. Phong trào chủ trương phải thay đổi đầu óc, xoa bở chế độ thi cử cũ, bỏ chữ Hán, học chữ quốc ngữ, không làm quan mà đi buôn... Hàng loạt những giá trị truyền thống được đánh giá lại. Tuy nhiên, phong trào Duy Tân không thể vượt qua những cản lực rất lớn có tính lịch sử, đó là chế độ thuộc địa. Chỉ có một người phát hiện ra điều ấy, rằng hội nhập chỉ có thể thực hiện được với tư cách là một quốc gia độc lập đó là HồChíMinh.

Chính sách của Hồ Chỉ Minh ngay sau khi mới giành độc lập như ban hành Hiến pháp, tổ chức bầu cử Quốc hội, xây dựng nền hành chính từ TW đến cơ sở và các chính sách về dân sinh, phát triển kinh tế, đối ngoại... hơn 60 năm sau nhìn lại, chúng ta vẫn thấy rất có giá trị với xu thế hội nhập hôm nay, thậm chí có những vấn đề chúng ta chưa theo kịp…

Nhà sử học Dương TrungQuốc: Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, sau một thời gian rất ngắn, tất cả tư tưởng của cụ Hồ được xác lập là tư tưởng chuẩn bị cho một cuộc hội nhập lớn. Một cuộc hội nhập để đưa đất nước Việt Nam hàng ngàn năm phong khiến, hàng trăm năm thuộc địa có thể đi ngay vào thế giới hiện đại, hội nhập với thề giới. Trước hết, Hề Chí Minh chọn thể chế chính trị, và nếu đúng như Hiến pháp 1946 là dẫn đến chế độ Đại nghị, một chế độ rất phố biến của các nước tiên tiến, được hình thành trên tất cả những tập quán hiện đại. Từ việc tổ chức bầu cử các cấp, từ nguyên lý bình đẳng dân tộc, bình đẳng giới, bình đắng về tôn giáo... Như vậy, cụ Hồ muốn xã hội Việt Nam bắt kịp ngay với tập quán quốc tế. Ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ, cụ đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết: chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và thứ tư là giáo đục lại nhân dân. Tôi cho quan điểm ấy là cực kỳ quan trọng. Bởi vì hội nhập không phải chỉ là việc của Nhà nước, không chỉ là của doanh nghiệp mà là việc của toàn dân. Muốn hội nhập, con người không thể là con người của chế độ cũ được. Con người không thể có tập tính thần dân mà phải là những công dân thực sự. Muốn vậy, phải giáo dục dân. Lúc đó, cứ phát động phong trào rất quan trọng mà chúng ta ít quan tâm tới, đó là phong trào đời sống mới. Đi vào đời sống hàng ngày của người dân, cải tạo đần nhận thức, hành vi và nếp sống.

Ông nói đến tư tướng hội nhập của HồChíMinh đã được chuẩn bị rất kỹ càng?

Nhà sử học Dương TrungQuốc:HồChíMinh xây dựnghệ thống Nhà nước với cả hai mặt của nó. Một là tư tưởng của dân, do dân, vì dân. Xây dựng một thể chế hành chính và một bộ máy dân bầu từ Quốc hội cho đến địa phương ngay từ đầu, cùng với nó là khởi động cuộc đấu tranh chống quan liêu. Ngay sau sắc lệnh về thành lập cơ quan hành chính là sắc lệnh thành lập Thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt của Chính phủ. Về xây dựng hạ tầng, việc đầu tiên là cụ khắc phục khiếm khuyết của lịch sử là công nhận chế độ sở hữu tư nhân. Trong bức thư gửi các nhà công thương, Cụ đã đưa ra nguyên lý dân giàu thì nước mới mạnh, là sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc dân gắn liền với sự thịnh vượng của các nhà công thương. Hàng loạt các chính sách kinh tế cụ thể, tuỳ chưa chiều nhưng thấy rất rõ là theo hướng hội nhập. Thứ ba là chính sách đối ngoại là rộng mở hết cỡ, sẵn sàng hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, kể cả hạ tầng cơ sở, bến cảng, sân bay, chấp nhận tất cả cam kết quốc tế và Liên hợp quốc. Chính sách là Việt Nam muốn làm bạn với các nước dân chủ, không muốn gây thù oản với ai: Ba nền tảng cơ bản là: thể chế, kinh tế - xã hội và đối ngoại có thể nói được xây dựng là để sẵn sàng hội nhập. Hội nhập toàn diện và hội nhập ngay lập tức với thế giới hiện đại. Tôi rất thích câu đánh giá của người Anh, tại Khách sạn Kalintơn - bây giờ là Tòa nhà NewzilanTowe, nơi Hồ Chủ Tịch đã từng làm việc, rằng: "HồChíMinh là người sáng lập nước Việt Nam hiện đại".

Phảitheo kịp bước đi của thời đại

Hậu quả của nửa thế kỷ chiến tranh đã làmgián đoạn, thậm chí triệt tiêu những mầm mống đã từng được gây dựng. Phải chăng, đổi mới và gia nhập WTO là tiếp tục thực hiện những tư tưởng hội nhập của HồChíMinh?

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Đổi mới chính là quá trình khắc phục những khiếm khuyết của lịch sử và nhữn tập tính của chiến tranh. Trở lại với tư tưởng HồChíMinh cũng có nghĩa là trở lại tư tường hội nhập. 20 năm đổi mới chính là quá trình chuẩn bị, quá trình đi đến với hội nhập. WTO quan trọng ở chỗ, nó vừa trở lại cái ban đầu trong một thời đại mới với một nhận thức mới của Việt Nam. Mốc của năm 2006, bước qua năm 2007 là cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là của 2006, nó không phải chỉ là đổi mới mà nó là của trăm năm. Những ý tưởng hội nhập của những nhà Duy Tân đầu thế kỷ trước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã thành hiện thực nhưng ở một tầm mức mới, trong một hoàn cảnh mới.

Thưa ông, lần hội nhập thứ ba này chúng ta ở một tâm thế hoàn toàn mới nhưng không có nghĩa chúng ta đã thoát ra với những khiếm khuyết, nhược điểm. Câu hỏi đặt ra đối với mọi người Việt và dân tộc Việt là cần phải làm gì để hội nhập thành công?

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Thực ra, mọi cái mới chỉ là bắt đầu. Nhưng bắt đầu ở trong một tiến trình liên tục của dòng chảy lịch sử, của quá trình nhận thức. Nhưng phải ý thức được rằng, chứng ta đang bước vào một cuộc sống mới, sống trong một môi trường mới nene nhập gia phải tùy tục. Ở đây, không phải nhập gia mà phải nhập với cả thế giới. Trước nay, chúng ta vẫn thường nói là “sống và làm việc theo pháp luật ". Từ nay trở đi, chúng ta nhải hiểu thêm một nội hàm nữa là phải sống và làm việc theo pháp luật của thiên hạ. Mặc dù, chúng ta có đặc thù, có quyền độc lập nhưng muốn hội nhập thành công, trước hết phải theo kịp bước đi của thời đại. Muốn như thề, không phải chi Nhà nước theo kịp, thực hiện cam kết, không chỉ doanh nghiệp thực hiện cam kết, mà chính người dân với tư cách là người lao động cũng phải hòa vào dòng cháy hội nhập. Chính bây giờ ta phải thực hiện đời sống mới. Con người mà đi xe cộ không đúng luật lệ, con người mà ăn nói không minh bạch, con người làm ăn không đứng đắn, đàng hoàng chính là con người của chế độ cũ. Không phù hợp với xã hội mới, không phù hợp với hội nhập.

Đó chính là căn bệnh mà trước đây cụ Đào Duy Anh đã từng nói là "NgườiViệt sống theo duy tình " trong khi hoàn cảnh hội nhập đòi hói chúng ta phải sống "duy lý ". Để có những bước chuyển về “tập tục " như ông vừa nói, cần phải có một bước cách tân, một phong trào chăng hạn...

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Với tôi, tư duy của người làm sử hay bị "hồi cố". Tôi cho là, cần phải giáo dục nhân dân như cụ Hồ nói, là phải xây dựng đời sống mới. Thời đó cụ đã giao cho Hội Văn hóa Cứu quốc với những Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Huy Cận... Cán bộ không phải là quan, dân không được xưng con với cán bộ. Cần cỏ những quy định rất cụ thể: Cán bộ không được từ chối tiếp dân trong giờ hành chính, người dân phải lễ phép với công chức... Cần phải có những quy định cụ thể từ những việc nhỏ nhất để công chức và dân đều theo đó thực hiện. Cần phải phát huy tính gương mẫu, trong hành động, nói và làm cần phải thống nhất. Tính gương mẫu của người lớn, của những người cô quyền chức là vô cùng cần thiết. Bởi vì "thượng bất chính, hạ tác loạn"!

Như vậy một vấn đề căn bản trong xã hội hiên naylà phải đề cao tính thượng tôn pháp luật. Vì các căn bệnh của xã hội như tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật, đặc biệt liên quan đến quan chức và những người cầm cân nẩy mực của cơ quan tư pháp... chưa gương mẫu trong việc nói và làm...

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Ở đây có liên quan đến vấn đề thể chế. Tham nhũng là vấn đề của Đảng chứ không phải của dân. Chống tham nhũng chính là để bảo vệ Đảng. Sự tồn vong của Đảng nằm chỉnh ở chỗ này. Đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua vẫn dừng lại ở ý chí . Mà ý chỉ chưa phải là tất cả. Tuy nhiên, ý chí ấy phải phủ hợp với lợi ích của dân, mong muốn của dân nên đã và sẽ được hỗ trợ rất mạnh. Nhưng nếu như Nhà nước cứ cho phép tiêu tiền mặt như hiện nay thì ai phát hiện được những khoản thu nhập bất chính. Chúng ta vẫn còn tồn tại những thể chế không phù hợp, thậm chí những thể chế ấy tồn tại là tìm cách hạn chế. Vấn đề hiện nay là kiểm soát được lợi ích chung và lợi ích riêng và quan trọng là phải có hệ thống giám sát tốt.

Ông nhận định về lần hội nhập thứ ba này sẽ như thế nào?

Nhà sử học Dương TrungQuốc:Tất nhiên sẽ có nhiều vấp váp, khó khăn bởi chúng ta chưa chuẩn bị kỹ. Xu thế hội nhập là không thay đổi. Nếu càng chú động bao nhiêu thì hiệu quả càng tích cực bấy nhiêu. Nói về nhận thức, Nhà nước có vẻ nhanh hơn dân, nhưng về hành động, dân nhanh hơn rất nhiều. Cho nên, phải tìm được sự hài hòa, song song giữa Nhà nước và nhân dân trong quá trình hội nhập. Nếu không sẽ dẫn đến những vấp váp không đáng có trong thực tiễn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Làm gì để hội nhập?

    12/03/2007TS Lý Quý TrungToàn cầu hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mà chúngta cần nhận diện và giải quyết.
    “Chúng ta có dám suy nghĩ và làm như các doanh nhân thành công trên thế giới từng nghĩ”
    Trước khi bàn về chuyện doanh nhân Việt Nam là ai, cần làm gì để tồntại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa, chúng ta hãy nhận diện một số vấn đề mới phát sinh do toàn cầu hóa mang lại.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Chủ thể trong hội nhập

    17/01/2007Vũ Quốc TuấnVàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể...
  • Công chức hội nhập

    17/01/2007Diệp Thành KiệtNói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • Kỹ năng hội nhập

    10/10/2006Khả năng sáng tạo là một yêu cầu dành cho các ứng viên mong muốn có việc làm trong các ngành nghề của kinh tế tri thức bởi đây cũng chính là yêu cầu công việc hàng ngày của những nhân viên...
  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

    11/11/2005GS. Nguyễn Huệ ChiĐề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • xem toàn bộ