Chủ thể trong hội nhập

08:12 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Giêng, 2007

Nhận rõ chức trách nặng nề hơn trước của doanh nhân khi đã vào WTO, các cơ quan Nhà nước và xã hội cần có sự điều chỉnh trong quan hệ đối với doanh nhân, trước hết là về tư duy, sự nhìn nhận và tiếp đó là về các thể chế, chính sách, về cung cách đối xử của đội ngũ công chức.

VàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể.

Vai trò chủ thể: trách nhiệm lịch sử

Trên thị trường WTO, về nguyên tắc, cuộc canh tranh sẽ diễn ra bình đẳng, cùngmột sân chơi, một luật chơi, một trọng tài, không có phân biệt đối xử, càng không có ưu ái, chiếu cố, mà mọi người cùng thắng (win - win), thế nhưng, với quy luật "mạnh được yếu thua" không tránh khỏi, phần thắng đương nhiên thuộc về khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của từng doanh nghiệp, cũng không tránh khỏi có những doanh nghiệp chịu phá sản.

Vấn đề đặt ra là cần có chiến lược cạnh tranh Quốc gia, có những giải pháp thiết thực tạo điều kiện cho mỗi tế bào kinh tế - doanh nghiệp phát huy khả năng cạnh tranh, cùng góp sức bảo đàm sự phát triển nhanh và bền của nền kinh tế đất nước.

Chúng ta nói doanh nghiệp giữ vai trò chủ thể, doanh nhân là nhân vật trung tâm trong cuộc gia nhập WTO chính là với ýnghĩa doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị trường các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của cuộc cạnh tranh toàn cầu, nêu cao vị thế Việt Nam trên thị trường thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế, thắng hay thua chủ yếu dựa vào doanh nghiệp. Sự khẳng định này là cần thiết để quán triệt trong thực tiễn chủ trương đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy, phát huy mọi tài năng và giá trị của dân tộc vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, để tập trung mọi nỗ lực của bộ máy quản lý Nhà nước vào việc tạo đà, tạo thế cho doanh nghiệp, bảo đảm mọi thể chế, chính sách đều hướng về doanh nghiệp mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp "đơn phương độc mã” trong cuộc chiến cam go này. Sự khẳng định này là cần thiết để thúc đẩy cuộc cải cách hành chính mà lâu nay tuy có tiến triển nhưng vẫn được coi là quá chậm chạp, thậm chí có lúc có nơi trở thành vật cản của mọi nỗ lực cải cách, để cuộc cải cách hành chính được triển khai thực chất hơn, cả về thể chế, bộ máy và đội ngũ công chức, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử, mọi bất bình đẳng trong chính sách và những tệ nạn tham nhũng trong quản lý, điều hành đối với doanh nghiệp, cũng là để bộ máy hành chính Nhà nước nhận thức đầy đủ và nhận rõ trách nhiệm đối với doanh nghiệp - người đóng thuế nuôi mình mà mình có nghĩa vụ phục vụ.

Trước tình hình mới cần thực hiện cuộc “tổng động viên" mọi loại hình doanh nghiệp của đất nước vào cuộc chiến đấu phát triển kinh tế. Khái niệm doanh nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký theo Luật doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty Hợp danh) mà còn bao gồm cả các hợp tác xã, tổ sản xuất, trang trại, đáng chú ý là những cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp thước đây được gọi là hộ tiểu thương, nêu thủ công nghiệp, thực chất là những doanh nghiệp siêu nhỏ, năm 1995 có 1,87 triệu, năm 2005 có 3,05 triệu cơ sở). Cần tạo thuận lợi về thể chế, chỉnh sách để các loại hình doanh nghiệp này nảy nở thêm, kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh, đóng góp ngày càng nhiều vào nền kinh tế cả nước.

Doanh nhân Việt Nam: “3 trong 1”

Thế giới đã tổng kết: trong nền kinh tế thị trường có ba nhân vật cần được tôn vinh, đó là nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học công nghệ và doanh nhân. Nhà hoạch định chính sách đề ra đường lối, chính sách phát triển một cách thông minh nhất trong điều kiện toàn cầu hóa, bảo đảm cho đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc, họ là những người có tầm nhìn, đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, có kiến thức, biết lắng nghe, học hỏi, khơi dậy những trí tuệ, tài năng của dân tộc. Nhà khoa học công nghệ dày công nghiên cứu, phát huy sáng kiến, luôn sáng tạo, hoàn thiện cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để đổi mới công nghệ trong các hoạt động kinh tế, trước hết và chủ yếu là trong các doanh nghiệp, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Thực tiễn đã khẳng định: không có khoa học công nghệ sẽ không có đổi mới, cũng không thể có phát triển.

Còn doanh nhân, họ là "3 trong l", đó là vì họ là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, người đề ra và thực hiện các chủ trương, chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý nội bộ, sử dụng nhân tài, liên kết liên doanh...bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, họ cũng là người ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, không ngừng chăm lo nâng cao nâng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bằng các giải pháp nghiên cứu, triển khai (R & D) để tiến kịp với công nghệ thế giới, và họ làm chức năng của người bỏ vốn ra kinh doanh, thành lập các loại hình doanh nghiệp, mở rộng quy mô doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường. Họ phải tính toán các phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, và điều đáng quý hơn hết là họ nặng lòng với đất nước, muốn cùng toàn dân xóa nỗi đau kinh tế tụt hậu, nhân dân đói nghèo. Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt trong WTO, doanh nhân là người "đứng mũi chịu sào", không ai có thể suy nghĩ thay cho họ, chịu trách nhiệm thay cho họ càng không thể “giúp họ" bù lỗ, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ...để họ có thể bám víu như thời trước. Chúng ta rất tự hào về một đội ngũ doanh nhân mới đang hình thành trong đó có nhiều doanh nhân 6X, 7X và cả 8X có đủ các tư cách ấy, lại rất trẻ trung, sung sức, năng động, có nhiều ý tưởng mới và hoài bão lớn. Đây chính là một đặc điểm rất quan trọng và đáng tự hào của doanh nhân nước ta.

Nhận rõ chức trách nặng nề hơn trước của doanh nhân khi đã vào WTO, các cơ quan Nhà nước và xã hội cần có sự điều chỉnh trong quan hệ đối với doanh nhân, trước hết là về tư duy, sự nhìn nhận và tiếp đó là về các thể chế, chính sách, về cung cách đối xử của đội ngũ công chức. Đây là lúc cần thiết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý chí quật cường, quyết chiến, quyết thắng của cuộc toàn quốc kháng chiến 60 năm trước vào công cuộc phát triển kinh tế. Cả nước xung trận, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì tương lai của dân tộc. Vì vậy, không the giữ tư duy cũ về "bóc lột giá trị thặng dư", coi doanh nhân nước giai cấp bóc lột, từ đó có cách nhìn kỳ thị, phân biệt đối xử. Cần trân trọng những cống hiến vì nước vì dân của mọi doanh nhân, kể cả những người Việt định cư ở nước ngoài đang đầu tư về nước nhà ngày càng nhiều. Có thể khẳng định những thể chế, chính sách hoặc hành vi của công chức gây khó khăn, hạn chế sức phát triển của doanh nghiệp tức là hạn chế sức phát triển của đất nước, cũng tức là kìm hãm đất nước mãi trong tình trạng kém phát triển và dân ta chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, ví như vậy là có tội đối với dân tộc.

Về phần mình, doanh nhân nước ta cũng cần phải cố gắng về trình độ, năng lực, để hình thành một tầng lớp “doanh nhân thời hội nhập”, có tâm, có trí, đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị kinh doanh, thông thạo ngoại ngữ ngang tầm với doanh nhân thế giới. Từ thực tiễn những năm đổi mới, có thể khẳng định doanh nhân nước ta đã và đang nỗ lực theo hướng đó và đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đủ tầm bước ra thị trường toàn cầu. Điều kiện tiên quyết để doanh nhân nước ta vươn lên làm tròn sứ mệnh trong thời kỳ mới, chính là sự đổi mới trong hệ thống thể chế, chính sách và sự trong sạch, lành mạnh của bộ máy hành chính và đội ngũ công chức.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Bản quyền phần mềm “nóng” sau WTO

    03/01/2007Tuyết ÂnVấn đề bản quyền phần mềm đã trở nênnóng hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Dù muốn hay không, các tổ chức và doanh nghiệp cũng buộc phải tôn trọng luật chơi vốn trước đây còn bị xem nhẹ, bởi những điều luật quy định khắt khe rất dễ làm tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia trên trường quốc tế nếu không thực thi đúng các cam kết...
  • Gia nhập WTO: Tôn trọng bản quyền

    03/01/2007Tân KhoaViệc Quốc hội VN thông qua Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một mốc quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để thực thi các điều khoản của Luật này...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ