Gia phong thời hội nhập

08:43 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Hai, 2007

100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân",

Nhưng cũng có thể coi như là một lần "hội nhập" - hội nhập (văn hoá) Đông và Tây (Ta và Tây): Hội nhập giữa lúc uống trà (Tàu) hút thuốc (Lào) và thói "sáng rượu sâm-banh, tối sữa bò", giữa quốc phục (áo trùng, khăn xếp, giày Gia Định) và Âu phục (complê, cổ cồn, càvạt, giầy giôn (vàng) hoặc đơ-cu-lơ (hai màu), giữa tóc búi tó và húi cua (cắt ngắn) giữa đi hát ả đào (đi chơi cô đầu) và đi đăngxinh (nhảy đầm)...

Thế là nghe được - cũng lúc bấy giờ - những lời - chẳng hạn - như: "Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Đến lúc cương thường đảo ngược ru?", và rút vào lĩnh vực (vấn đề) gia đình thì: "Nhà kia lỗi đạo: con khinh bố/ Mụ nọ chanh chua: vợ chửi chồng!"...

Bây giờ thì, từ tết Xuân này - với sự kiến chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO - Việt Nam ta chính thức bắt đầu cuộc hội nhập của buổi đầu thế kỷ 21.

Cuối năm 2006, ở cuộc họp Hội đồng tư vấn về lĩnh vực văn hoá của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một vị giáo sư đầu ngành về văn hoá dân gian ở/và từ/ xứ Nghệ, sau khi kiểm điểm và phân tích những nét tiêu điều, tệ hại trong bức tranh văn hoá-xã hội đêm trước ngày hội nhập, đã đề xuất một giải pháp khắc phục là: Khôi phục duy trì nền nếp gia phong, và: Muốn có gia phong, phải có gia giáo, gia lễ, gia huấn, gia phả" và đến lúc nào đó cả "gia huy" nữa!

Nghe cứ như là những lời về "cương thường" (tam cương - ngũ thường) và "lỗi đạo" (đạo lý Nho gia) ở chuyện trăm năm trước - thời "Duy Tân"! Nhất là lại nghe được cả một kiến nghị: "Đảng và Nhà nước nên có một văn bản chính thức về văn hoá gia đình, bao gồm những bổn phận cụ thể, cách ứng xử cụ thể, của các thành viên trong gia đình như những điều mà các sách thuộc về Nho giáo đã dạy (tôi lưu ý - L.V.L), không thể chỉ là khẩu hiệu chính trị và những tiêu chuẩn chung chung"!

Thành ra, tuy nhiều phần đồng tình với đồng nghiệp - nhất là về những hỗn hào và hỗn loạn, nhố nhăng và lai căng, tệ hại và tệ nạn, nguy hiểm và hiểm hoạ... được chỉ ra giữa tình hình văn hoá-xã hội hiện nay - nhưng kinh nghiệm nghề nghiệp vẫn khiến tôi "cảnh giác" tính suy: những lo toan bây giờ đang có vẻ giông giống với những thở than ở đầu thế kỷ trước như thế này, liệu có chung số phận bị cuốn phăng đi trong thời hội nhập, giống như lịch sử 100 năm của "thế kỷ máu và hoa" vừa qua, đã vượt qua (bỏ qua) những phàn nàn trách cứ - không thiếu gì tâm huyết và bức xúc - ở buổi "Duy Tân" đầu thế kỷ 20?

Ngẫm lại việc trăm năm trước, thì lại còn thấy dường như có cả cái "lôgích" này nữa: Nếu không "Duy Tân" (tức: Không "đảo ngược cương thường", không "lỗi đạo") thì làm sao có được việc "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng" trên những mốc son chói lọi của lịch sử thế kỷ 20? Nhưng ngẫm đi tất phải nghĩ lại: Thật ra, vấn đề ở đây là hệ tư ưởng. Những than phiền chỉ trích hồi đầu thế kỷ 20 thuộc về/ và có nền tảng là/ hệ tư tưởng Nho giáo (Nho học).

Còn tảng nền của những thành tựu vĩ đại của dân tộc ta và lịch sử thế kỷ 20, là: Tinh thần yêu nước, mà ở/và từ/ khoảng giữa thế kỷ, thì được lý luận nâng lên thành "chủ nghĩa yêu nước".

Chủ nghĩa yêu nước có thành và là một hệ tư tưởng hay không, thì còn phải được lý luận tiếp, nhưng chắc chắn - cũng trong khoảng giữa thế kỷ 20 - với khẩu ngữ (khẩu lệnh): "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội", thì đã có một hệ tư tưởng đích thực rồi - được đem gắn bó, làm nền tảng và định hướng phát triển cho chủ nghĩa yêu nước - là: Chủ nghĩa xã hội, là hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Từ đó mà có văn hoá xã hội chủ nghĩa, lối sống xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa, và tất nhiên: gia đình xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5, khoá 8 (sau đây sẽ gọi tắt là "Nghị quyết 5") ở vào/và thuộc về/ thời kỳ đổi mới, từ cuối thế kỷ 20, ngoài việc rất hay mà chỉ ra những điều cực kỳ quan trọng về văn hoá - như: Là động lực, là mục tiêu của phát triển... thì cũng có những câu trở thành khẩu ngữ: "Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", "Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc"...

Mươi năm qua, gối từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, đây là những điều được nhắc đến nhiều, thậm chí: chỉ được nói đi nói lại nhiều, khiến cho có thể nghĩ rằng "dân tộc" dường như thành được một "bảo bối" - nếu không hoặc chưa phải thành một "hệ tư tưởng", giống như/hoặc thậm chí: thay cho/hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa - để làm tảng nền cho văn hoá và đời sống văn hoá (trong đó, có gia đình và văn hoá gia đình) ở thời kỳ đổi mới.

Nhưng xem ra, cứ bằng vào thực tiễn đang diễn thì có vẻ như "bảo bối" chưa thật có hiệu quả nhiều, đối với việc - chỉ riêng ở lĩnh vực gia đình và văn hoá gia đình - làm sao cứu vãn được "nhiều gia đình có cuộc sống chao đảo. Dấu hiệu sa lầy của gia đình, của thành viên trong gia đình đã rõ. Sự ly tán có cơ hội diễn ra.

Cấu trúc gia đình đã có phần thay đổi..." - như tôi vừa nghe được ở cuộc hội thảo khoa học xây dựng gia đình văn hoá... ở cuối năm 2006 ấy. Vả chăng, dường như đã bắt đầu diễn ra bước chuyển biến - nếu không phải là bước ngoặt của/ và từ/ thời kỳ đổi mới, sang/ và thành/ thời kỳ Hội nhập, mà Nghị quyết 5 thì lại ở/ và của/ đầu thời đổi mới - "trước", tức là "cũ" - rồi?

Cho nên, chắc là cần lắm và cần gấp rồi, một "Nghị quyết 5 của/và cho/ thời hội nhập" (là cái thời mà sẽ được "quốc tế hoá" tên gọi thành "Hoi nhap") chứ không chỉ là "một văn bản chính thức về văn hoá gia đình của Đảng và Nhà nước" - như nhà "nghệ học" của chúng ta đã kiến nghị - mà thôi đâu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ