Công chức hội nhập

08:27 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Giêng, 2007

Quá trình hội nhập để lại lắm trăn trở cho nhiều người. Chúng tôi mạn phép bày tỏ tâm tư, suy nghĩ chung từ doanh nghiệp.

Đổi mới tư duy toàn diện, mọi thành phần để không bị tụt hậu trong quá trình hội nhập.

Nói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên, rất ít ý kiến đề cập một lực lượng có vai trò không nhỏ trong quá trình hội nhập. Đó là công chức, những người đóng vai trò quản lý xã hội. Cũng ít ai góp ý rằng, họ cần phải như thế nào trong thời kỳ hội nhập, phải chăng đây là điều tế nhị, "khó nói lắm anh ơi”?

Nhìnchung bộ máy công quyền của ta đã có nhiều chuyển biếên so với các năm trước. Nhưng sự thay đổi đó có đáp ứng kịp với quá trình hội nhập của đất nước hay chưa lại là vấn đề còn phải xem xét thêm. Qua diễn đàn này, chúng tôi muốn nêu lên một số điểm yếu thường gặp của bộ máy công quyền và công chức nước nhà.

1. Hãyxem mình là quan phụ mẫu

Trên thực tế, doanh nhân là người có đặc tính chịu lắng nghe. Ngược lại, góp ý và phê phán quan chức, kể cả các công chức cáp thấp là chuyện không đơn giản chút nào.

Công chức thường "dị ứng" với những góp ý từ doanh nghiệp hoặc người dân. Dưới mắt họ, doanh nghiệp và người dân là đối tượng bị họ quản lý. Cực chẳng đã, trước sự chất vấn cửa Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân, họ phải tiếp thu.

Nhưng như báo chí đã nêu, phần lớn các tiếp thu là gượng ép, cho qua truông, còn việc thật lòng, thật tâm tiếp thu và sửa đói, hãy đợi đấy.

Thái độ thiếu thành tâm trong tiếp nhận góp ý từ doanh nghiệp là trở ngại rất lớn cho quá trình xây dựng triển khai chính sách phù hợp với quá trình thay đổi cửa cuộc sống.

2. Xin đừng chậm chạp, vô cảm với cuộc sống!

Cuộc sống thay đổi rất nhanh. Chỉ riêng việc gia nhập WTO của nước ta đã cho thấy các diễn tiến hết sức nhanh chóng và khó lường trước.

Thế nhưngphản ứng của các cơ quan công quyền nước ta lại tỏ ra hết sức chậm chạp thậm chí lạnh lùng khiến cả nướcphải sốt ruột. Cụ thể là việc công bố các cam kết, đặc biệt là cam kết song phương được thực hiện rất chậm. Để rồi khi các cam két được công bố, nhiều ngànhphải té ngửa.

Ví dụ như mức thuế nhập khẩu của sản phẩm dệt hạ còn 12% so với mức trước đây là 40 - 50% khiến ngành dệt chới với trở tay không kịp. Việc hạ thuế nàysẽ áp dụng ngay khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Thời gian công bố chỉcách thời gian thực hiện không đầy hai tháng. Nhưng vẫncó quanchức cho rằng, lập chiến lược muộn vài tháng thì có sao đâu!

Ngày 12/12/2006, một cuộc họp giữa các đại sứ cửa Việt Nam tại nước ngoài với doanh nghiệp trong nước lại vắng những vị đại sứ quan trọng từ các thị trường Mỹ.Nga, Nhật...

Điều nàykhiến bao nhiêu vấn đề nóng bỏng của doanh nghiệp không được giải đáp kịp thời. Chẳng hạn, việc tiếp tục xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ khi đã có PNTR (quy chế thương mại bình thường vĩnh viên) trong lúc chưa phải là thành viên chính tứhc WTO sẽ ra sao. Chúng ta có được hưởng ngay chế độ phi hạn ngạch hay chờ đến ngày 12/01/2007?

Nỗi lo về vấn đề chống bán phá giá hàng dệt may vào Mỹ, hoặc việc tôm xuất khẩu sang Nhật bị trả về, gạo xuất khẩu sang Nga bị ngăn chặn do dư lượng thuốc trừ sâu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc có mặt các quan chức tại những điểm nóng lớn.

3. Đừng nên thiếu tri thức hội nhập

Đây có lẽ là nỗi lo lớn nhất từ các doanh nghiệp vì họ luôn muốn tìm hiểu thật kỹ về WTO. Đặc biệt là những nội dung cụ thể mà theo họ, chỉ các cơquan công quyền mới có đủ thông tin.

Tuy nhiên, rất nhiều quan chức và công chức lại hiểu về WTO một cách chungchung. Thậm chí có quan chức hiểu biết vể hội nhập không hơn doanh nghiệp. Có người mạnh miệng nói rằng, trước đây, Việt Nam bị kiện bán phá giá là do chúng ta chưa gia nhập WTO. Nay Việt Nam đã là thành viên cửa tổ chức này, việc kiện bán phá giá sẽ được chấm dứt.

4. Suy nghĩ và quyết định chưa theo luật

Nói ra điều này, sẽ có nhiều quan chức không hài lòng. Họ nghĩ rằng, công chức chỉ làm những gì luật cho phép chứ không phải thực hiện theo những gì mà luật không cấm như doanh nghiệp và người dân.

Nhưng sự thực không phải vậy. Công chức thường sử dụng quyền hạn và đưa ra ý kiến riêng khi xử lý công việc với doanh nghiệp và dân. Họ thường đưa ra những giải pháp để tạo nênsự an toàn cho cơ quan Nhà nước và bản thân công chức chứ không phải tạo sự an toàn cho doanh nghiệp và người dân.

Cơ quan thuế yêu cầu các doanh nghiệp mới thành lập phải có bảo lãnh thuế khi nhập khẩu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu là một ví dụ. Trong khi đó theo quy đinh cửa BộTài chính, việc này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp bị nợ thuế.

Báo chí cũng đã phản ảnh cách thường dùng của các cơ quan công quyền để xử lý một công việc mà họ không quản lý được là cứ cấm hết. Dù biết rằng, việc thi hành và tuân thủ theo quy đinh ở một bộ phận người dân diễn ra rất tốt.

5. Tính chuyên nghiệp cao trong xử lý công việc

Lãnh đạo các ngành, từ Giám đốc Sở trở xuống nênđược xem là những nhàquản trị hơn là nhà chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải thực sự thành thạo, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công.

Một Chủ tịch Quận rất giỏi trong công tác điều hành địa phương nhưng sẽ gặp khó khăn khi được điều về làm Giám đốc một Sở. Cương vị mới đòi hỏi khả năng mới để xử lý những vấn đề có tính chuyên môn cao. Họ sẽ khó nắm bắt khối lượng kiến thức và công việc tựa hồ như nứi.

Liệu chúng ta có thể buộc những công chức này phải chịu trách nhiệm về các hậu quả do thiếu nghiệp vụ? Và phải chăng, điều này lý giải phần nào sự yếu kém trong công tác quản lý tại thành phố HồChíMinh và cả nước? Yếu kém từ ngành giao thông,thể dục thể thao đến giáo dục... mà người dân phải gánh chịu hậu quả.

Một chủ doanh nghiệp chế biến thực phẩm chắc sẽ không đời nào dám mời một Giám đốc xưởng may về điều hành doanh nghiệp. Sự kém hiểu biết về chế biến thực phẩm của ông Giám đốc Công ty may sẽ khiến doanh nghiệp thực phẩm này luôn gặp sự cố.

6. Không tin vào doanh nqhiệp và dân

Điều này đã được nhiều người có trách nhiệm nói đến. Cụ thể là gì? Đó là việc thiếu bàn bạc, tham khảo ý kiến doanh nghiệp trong khi đề ra những chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Nếu có, họ cũng chỉ làm chiếu lệ.

Việc không tin doanh nghiệp còn thể hiện rất rõ trong các quy định, hướng dẫn thực hiện vân bản pháp lý. Họ luôn xem doanh nghiệp và dân là đối tượng bị quan lý.

Từ đó, việc ổn định hành vi thường là phải xin, phải trình, phải báo. Tư duy "quản là chính" tồntại trong hầu hết các văn bản pháp quy.

Mong rằng, những vụ kiện thương mại nho nhỏ trong thời gian vừa qua sẽ giúp cải thiện hình ảnh và tư duy của người công chức trong thời kỳ đất nước hội nhập.

Xin nhớ rằng chúng ta sống trong thời đại toàn cầu hóa. Công chức Việt Nam không phải đang quản lý một xã hội theo mô hình cổ điển mà là mô hình hiện đại theo chuẩn WTO.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • "8 giờ vàng" công chức

    04/11/2005Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • xem toàn bộ