Toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được. Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá. Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhũng đặc trưng văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lại những làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu, không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy.
Một khái niệm, thời gian gần đây, được nhắc nhở, trở đi trở lại trên các phương tiện truyền thông, là toàn cầu hóa.
Khái niệm ấy đã trở thành trọng đại, động tới mọi quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Toàn cầu hoá, truy nguyên ra, được khai sinh từù công nghiệp hoá. Người ta phân biệt toàn cầu hoá lần thứ nhất và toàn cầu hoá lần thứ hai. Lần thứ nhất khởi đi từ công nghiệp hoá . Và ngay cả nước công nghiệp hoá, từ khi con người nảy ra ý đồ khám phá nhũng vùng đất mới và chiếm đất. Cái đà tiến triển này mở đường cho chủ nghĩa thực dân. Đến giũa thế kỷ XX, chủ nghĩa này mới sụp đổ. Từ đây, đất nước Hoa Kỳ chủ yếu bằng kinh tế tài chính trở thành thống soái trên thế giới. Nền kinh tế thị trường là mô hình toàn cầu hoá lần thứ hai.
Hiện tượng toàn cầu hoá lần thú hai trước hết mang tính thị trường. Nhung đồng thời thế giới sực tỉnh rằng “Thế giới không phải là một mặt hàng" và vấn đề toàn cầu hoá vừa được mở rộng nội dung vừa làm phát sinh lực lượng đối trọng với nó. Cái ý thúc này bắt đầu nảy sinh và nảy sinh mạnh mẽ kể từ khi con người cảm thấy môi trường sống của nó bị lâm nguy và từ đó nhiều nước trên thế giới, đã tập hợp nhũng tổ chức kêu cứu cảnh báo con người.
Các nhà kinh tế không thể răm rắp vâng theo mỗi một kinh tế luận, mà cần điều chỉnh theo vận mệnh của con người.
Toàn cầu hoá là một lợi khí phô trương sự thống trị toàn cầu của khối Châu Âu liên kết với Hoa Kỳ, nếu không muốn nói là của riêng Hoa Kỳ.
Hiển nhiên Hoa Kỳ là một siêu cường trong nhiều lĩnh vực: điều khiển toàn cầu hoá, dựng nên kỷ nguyên "kinh tế mới", sáng chế lnternet, độc trị về quân sự, ngang nhiên đơn phương giải quyết chiến tranh vùng vịnh và xung đột Kosovo. Hoa Kỳ là quốc gia có tiếng nói quyết định trong Liên Hiệp Quốc, Nhóm 7 nước công nghiệp cao nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức hợp tác phát triển kình tế, Tổ chúc Minh ước Bắc Đại Tây Dương. Về tiền tệ, đồng đôla luôn luôn mê hoặc toàn cầu. Về văn hoá Hoa Kỳ cũng có mặt nối trội: 10 năm trở lại đây, trong các bộ môn khoa học thực nghiệm, Hoa Kỳ giật giải Nobel nhiều hơn cả: 19 giải trên tổng số 26 về Vật Lý, 17 trên 24 về Y học, 13 trên 22 về Hoá học.
Toàn cầu hoá là một bước đường mới của buổi đầu thế kỷ cảnh báo thế giới dù muốn dù không sẽ phải bước vào một thời kỳ vận động chủ yếu bằng sự nảy nở giao thương khắp địa cầu và tự do mậu dịch của thương trường nhằm nâng xã hội lên một tầm cao mới.
Khái niệm toàn cầu hoá do Hoa Kỳ và Anh quốc đề ra áp đặt lên toàn cầu, trong đó bị thao túng hơn cả là khối quốc gia kém phát triển và bộ máy công cụ để khống chế là bốn cơ chế và tổ chức tài chính siêu cường có tên là: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thể giới, Tổ chức Thương mại thế giới và Tổ chức hỗ trợ họp tác phát triển kinh tế.
Các nước nghèo, các nước đang phát triển, các nước đang vay nợ vẫn được khuyến khích đâm đầu vào dòng nước xoáy toàn cầu hoá nhờ vào những chương trình điều chỉnh cơ cấu, miễn sao các nước ấy chịu phép một số điều kiện về thị trường, nhân công, lao động, qua đó bộc lộ đĩa cân toàn cầu nặng hơn đĩa cân quốc gia. Bao nhiêu hỗ trợ bề mặt vẫn không che đậy hết những nguy cơ ở bề sâu mà các nước yếu thế càng ngày mới càng thấm thía: các bất công xã hội tưởng đâu dẹp bớt nay có cơ đào sâu thêm do áp đặt phân công lao động sẽ không thể nào có tăng tiến thuận chiều giữa nhu cầu và đầu tư, sẽ không còn trông mong xây cất trường học và bệnh viện từ các quý quốc tế mà ngược lại chỉ có sút giảm các phí khoản về giáo dục và y tế. Do yêu cầu mở rộng thị trường, các nền kinh tế đang trên đà phát triển phải chịu sức ỳ đành phân ra và co cấu lại. Lịch sử từng cho ta thấy rằng không có một nước nào có thể phát triển mạnh bằng cách mở rộng của đón nước ngoài, mà phải khởi đầu bảo vệ các kỹ nghệ quốc gia trong buổi phôi thai. Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đều bắt đầu như vậy cả. Mở rộng của, tức là để lọt thuế quan, chứ khoan nói tới cái gì khác. Ngoài ra, trong khi nước nghèo bị ép buộc mở rộng của thì, trớ trêu thay, nước giàu khoá chặt của bằng những quy phạm sản phẩm lS0 9002, 9010.. Nghĩa là những hải sản hoặc sản phẩm khác của ta nếu không khuôn vào nhũng chế tài ấy thì sẽ không đến được với thị trường Âu Mỹ. Đây hoá ra là một rào cản mới và riêng đối với các nước đang phát triển.
Mặt khác, giũa một thời buổi không ngót động kinh của thị trường chứng khoán nhu hiện nay, đồng đôla hoặc đồng ơrô chỉ cần chớm hắt hơi là các nước khác đã xa xôi vạn dặm cũng đủ sổ mũi rồi, vì nó làm rúng động mọi ngân hàng và các nhà đầu tư.
Toàn cầu hoá, như đã nói ở phần đầu, là một hiện tượng trọng đại, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Theo tiến hoá của xã hội và gần đây, vào tháng 12/1999, được đánh một dấu mốc mới bằng Hội nghị Bộ trưởng củ a Tổ chức Thương mại thế giới diễn ra tại seattle, Hoa Kỳ. Đó là một Hội nghị quan trọng của một Tổ chức quan trọng nhằm phác hoạ chân dung... con người mới! Nói như vậy, thiết tưởng không phải là nói ngoa hay nói cường điệu mà quả tình người ta đang đề cập đến một nền "chính trị về con người", đến một loại công dân mới được gọi là “công dân Trái đất".
Đứng trước làn sóng ồ ạt của toàn cầu hoá tiềm tàng vô vàn hung hiểm, các trào lưu chống đối và ngăn chặn cũng nảy nở không kém phần mạnh mẽ. Người ta kết án Tổ chức Thương mại thế giới vào những tội như là: xem trọng lọi nhuận mà xem nhẹ các mặt khác của đời sống, xâm phạm chủ quyền quốc gia làm động tới môi trường và công ăn việc làm, chủ đạo luôn cả cái ăn cái uống cho toàn cầu. Ngoài ra, Tổ chức Thương mại thế giới còn đưa ra những điều lệ và điều kiện lao động nhằm dễ bề thống trị, về nông nghiệp tạo vốn kếch xù cho nông dân của cộng đồng Âu Châu và Hoa Kỳ hòng hạn chế tối đa việc nhập khẩu (48 nước nghèo nhất chỉ chiếm được 0,4% xuất cảng trao đổi), về mặt chất xám chủ trương trả tác quyền cao cho công nghệ mới và do đó các công nghệ này khó đi đến với các nước nghèo.
Tổ chức Thương mại thế giới nhóm họp cuối năm ngoái tại Seattle, theo sự đánh giá chung, xem như thất bại nặng nề vì gặp phải sự đối kháng đến từ nhiều phía, tù các công đoàn Hoa Kỳ và Âu Châu, từ các nhà môi trường và nhân quyền, từ các nông dân Pháp (mà đại diện gây nhiều tiếng vang hơn cả là José.Bové) và các nông dân Ấn Độ. Nhiều tổ chúc phi Chính phủ và hiệp hội đưa ra những chương trình hành động quy mô như Hoà Bình Xanh (vét đầu đen, dầu nhờn ở vùng Bretagne, Pháp, do chiếc tàu chở dầu Erika của Malte mắc nạn đổ ra, can thiệp ở Thụy Sĩ không cho đổ chất thải hoá học tại Bonfol), tổ chức Những người bạn của Trái đất, tổ chức ân xá quốc tế (đã tùng tranh đấu ký kết Thoả thuận 1 978 chống tra khảo), Tổ chức sinh tồn quốc tế. Còn có những Tổ chức phi chính phủ hoạt động thay thế Nhà nước hoặc có khi hoạt động đối địch với Nhà nước, tự cho mình cái "quyền can thiệp" bất chấp chủ quyền quốc gia với mục tiêu cứu người như tổ chức Bác sĩ không biên giới (được trao giải Nobel Hoà bình 1999) đã từng vượt biên giới cứu người ở Soudan hay Kosovo.
Làm sao có thể để cho một quốc gia đang cho phép tự do giết người thống trị thế giới? Đó là một câu hỏi mà mọi con người bình thương yêu cuộc sống và đòi quyển sống đều có thể nêu lên.
Ngày 14/5/2000 vừa qua, nhân lễ Mẹ hiền ở Hoa Kỳ, các bà mẹ tổ chức một cuộc tuần hành lấy tên là M.M.M (Miljion Mom March, Tuần hành một triệu bà mẹ) tại Thủ đô Washington, lôi kéo theo 60 thành phố trong nước chống lại nạn bán khí giới bừa bãi.
Nếu như Mác đã từng nói: “Cho tôi cái cối xay gió, tôi sẽ cho thời Trung cổ", ta có thể nhại lời ấy mà nói về thời buổi này: “Cho tôi máy vi tính, tôi sẽ cho hiện tượng toàn cầu hoá".
Toàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được.
Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá.
Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhưng đặc trung văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lai nhũng làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đám sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy.
Không thể đánh đồng tất cả thành mặt hàng buôn bán. Nhiều tài nguyên và giá trị của con người làm thành những gì thiêng liêng. Ngay nguồn nước trên trái đất cũng không thể là một mặt hàng. Và những tài nguyên sinh học: gen, tế bào, con người… (dù đang có khuynh hướng thương mại hoá luôn cả lĩnh vực này) cũng không phải là mặt hàng.
Toàn cầu hoá nhắm đến kích thước vĩ mô, vĩ mô đến tối đa, cùng cực. Nhưng con người luôn luôn cần đến vi mô. Dù tiến tới doanh thương liên quốc gia, liên lục địa, toàn cầu, nhung vẫn phải cần đến doanh thương liên vùng, nhóm nước, nội địa, qua đó sẽ trường tồn và luôn luôn cải thiện những quan hệ giữa người với người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường