Bản sắc và toàn cầu hóa
Cái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa.
Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa.
Bản sắc
Văn hóa là gì? Là cái gì định nghĩa con người. Cái gì mang lại ý nghĩa cho con người, cho đời sống. Khác với con vật, con người luôn luôn tìm ý nghĩa, hoặc tự nhiên, hoặc có ý thức. Và bởi vì con người không sống riêng rẽ mà tụ họp thành xã hội, mỗi xã hội cung cấp cho con người những ýnghĩa, nhưng lẽ sống, nghĩa là một nền văn hoá. Nếu tôi chấp nhận văn hóa của tôi, nếu tôi thấy hạnh phúc trong đó, xin anh ở ngoài đừng bắt tôi
Khốn thay, bởi vì kinh tế và kỹ thuật là hai yếu tố quan trọng của văn hóa, và bởi vì con người rất dễ định nghĩa hạnh phúc của mình qua những lợi ích mà kinh tế và kỹ thuật mang lại, nên nền văn hóa nào có trình độ kỹ thuật cao rất dễ tự cho mìnhvà rất dễ được xem là văn hóa thượng đẳng. Trên thực tế, đó là văn hóa thống trị. Hãy nói một khí giới thôi, hiện đại nhất, trong nền văn hóa thống tri đó: cái máy vi tính.
Cái máy nghĩa là kỹ thuật vốn trung tính, nó hay hay dở là tùy chúng ta sử dụng nó để làm gì. Tự nó, cái máy vi tính đem lại muôn vàn lợi ích cho tôi. Để viết bài này, tôi đã gõ lên đầu nó và nó đã đưa bao nhiêu kiến thức vào đầu tôi. Thế thì ông chính trị cũng đó lên đầu nó đế thống trị cái đầu thiên hạ. Cái máy vi tính chứa đựng tất cả khả năng, tất cả yếu tố, nó là một tổng thể văn hóa, nó là văn hóa. Nó cung cấp toàn bộ ý nghĩa, không phải chỉ cho một người mà cho cảnhân loại.
Trong giấc mơ thống trị của ông chính trị, sẽ không có ai thiếu vắng được nó, nó sẽ trở thành cần thiết như không khí, như nước uống. Nếu mỗi nhà đều có cái bàn thờ, thì mỗi nhà cũng phải có nó. Thế giới còn tranh chấp là vì nó chưa vào được mỗi nhà, chuyện đó là chưa bình thường. Trên 6,5 tỉ người hiện nay trên hoàn cầu, đã có 4,5 tỉ máy thu thanh, 3,5 tỉ máy truyền hình, 1,4 tỉ điện thoại di động, vậy mà chỉ mới có dưới 1tỉ máy vi tính. Chưa bình thường! Ngày nào máy vi tính lọt vào tổ ấm của mọi gia đình, ngày ấy thề giới chỉ còn là một thôn xóm, ai cũng biết ai, ai cũng quen ai, ai cũng cùng một thứ văn hóa, đâu còn nữa chiến tranh! Đừng lo như
Tất nhiên sự thật sẽ không là vậy trăm phần trăm, nhưng đâu cần phải chiếm trọn trăm phần trăm cái đầu mới thống trị được nó? Lai giống là được rồi! Ông chính trị nói: Tôi không nghiền nát văn hóa của quý quốc đâu, cái máy tính là nguồn suối của đa văn hóa. Có văn hóa nào là nguyên chất như vàng ròng đâu, văn hóa bao giờ cũng tiếp xúc nhau, thâm nhập nhau, lai nhau để sản sinh ra chất mới.Đúng quá, nhưng trong việc lai giống, có giống yếu giống mạnh, sản phẩm đẻ ra khó giữ được bản sắc của giống yếu. Ông chính trị biết vậy nên mục đích ngắn hạn mà ông nhắm không phải là huy diệt các văn hóa khác: các văn hóa ấy cứ vẽ bản sắc của mình lên trên một cái phông, miễn rằng cái phông ấy là văn hóa của ông, nghĩa là văn hóa toàn cầu. Và như vậy, mối dân tộc trên thế giới sẽ có thêm một "bản sắc thứ hai", bản sắc
Cùng là phương Tây cả, nhưng nước Pháp sợ nhất là cái "bản sắc thứ hai" đó. Đằng sau cái thứ hai ấy, người Pháp nói, là cả một bộ máy khổng lồ nhằm làm loãng đi hết những cái thứ nhất.Nhượng Mỹ ở đâu cũng được, nhưng Pháp nhất quyết không lùi trước tần công văn hóa của Mỹ nhắm vào tự do văn hóa như tự do mậu dịch. Văn hóa không phải là hàng hóa, sản phẩm văn hóa không được đồng hóa với mà sản phẩm: đó là khẩu hiệu có tính nguyên tắc của Pháp. Hàng hóa thì mặc cả, thuận mua vừa bán. Văn hóa nghĩa là niềm tin, giá trị, ngôn ngữ, gia tài, cách sống thì bất khả thương lượng. Văn hóa thì phải tôn trọng lẫn nhau, không thể có toàn cầu hóa nếu bản sắc văn hóa của các dân tộc không được tôn trọng. Tiếp xúc nhau là cần, nhưng trau đồi là để giữ bản sắc của nhau, không phải để hòa tan cái khác mình trong dung dịch của mình.
Từ 1980 - 2000, toàn cầu hóa "tự do" là phương châm ý chức hệ của chủ nghĩa tư bản thắng thế.
Làm chủ cái máy là nhiệm vụ của mỗi dân tộc, nhưng khố thay, kẻ đánh qua người đánh lại, lửa choảng nhau với tướng lửa, âm binh đánh với âm binh, kẻ lỗ đầu chảy máu không có ai khác hơn là chính "tự do".
Riêng đối với chúng ta, có nên đề phòng cái máy không? Nên! Có nên cảnh giác không? Nên quá! Nhưng có nên sợ cái máy, sợ toàn cầu hóa không? Không!
Vậy thì sợ cái gì? Thứ nhất là sợ cái ngu, tưởng ma là mình. Thứ hai là sợ co cụm, tưởng thu mình trong vỏ ốc là thoát. Làm thế nào tránh cả hai? Đâu có mưu thần chước quỷ gì! từ ngàn xưa đến nay, phép thiêng chỉ có một thôi. Ấy là biết mình, biết mình thật rõ, đừng tơ lơ mơ.Hễ tơ lơ mơ là "lai" ngay. Biết rõ mình rồi thì chơi với ai, ai đến chơi, cũng chẳng sợ. Biết mình, biết rõ giá trị vô song của mình, thì không co cụm. Một nền văn hóa co cụm là một nền văn hóa yếu, biết trước mình sẽ thua. Y như một cơ thể yếu, không dám ra sương gió. Đóng cửa, trùm chăn, thì yếu vẫn yếu. Không có cách nào khác hơn là tự tu bổ sức khỏe, tự phát huy nội lực.
Một dân tộc cũng vậy, thấy đâu là nội lực, đâu là ngoại nhập, đứng vững trên cái thứ nhất thì không sợ cái thử hai. Thì làmchủ cái máy, làmchủ thông tin, làm chủ toàn cầu hóa. Hay tin và dựa vào cái gì mà dân chúng thấy là của mình, thấy thân thiết, thấy quen biết, thay đó là căn nhà văn hóa của mình, nơi mà mình sổng thoải mái nhất. Đạo đức xã hội, đạo đức chính trị, môi trướng sống, trường học, quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, giữa người dân với chính quyền: nếu gió thuận mưa hòa trên nhưng quan hệ đó, người ít học nhất cũng biết phân biệt đâu là thật đâu là giả, đâu là đáng tin đâu là lừa đảo. Khi một dân tộc đã có lòng tin từ trên đến dưới, đố luồng thông tin nào từ bên ngoài làm sứt mẻ nổi lòng tin đó ở bên trong. Dựa vào đâu để chống ngoại nhập? Vào nhau. Vào cái gì đã chứng tỏ là bền bỉ nhất của dân tộc. Vào tường lòng, thay vì tường lửa!
Thế cho nên, cái gì vững chắc nhất trong bản sắc, cái ấy không sợ toàn cầu hóa tấn công mà còn tấn công ngược lại.Xin nêu hai ví dụ: thức ăn và y phục.
Nước mắm
Ai cũng biết
Nhưng Mcdonald có làm tôi kém
Thức ăn là bản sắc nên đi đâu người ta cũng mang nó
Thức ăn là yếu tố mạnh nhất trong bản sắc, cho nên nó phát triền với toàn cầu hóa.Su-si của Nhật ngày nay toàn cầu hóa thực đơn khắp năm châu bốn biển. Mà đơn giản quá: chỉ chút cơm bọc rau câu. Thế giới nhà giàu càng chán mỡ càng chuộng su-si. Năm yếu điêrm đó, su-si tiến công trên thị trường chuộng thức ăn nhẹ: nó đùa với cái bao tử, hư hư thực thực, ăn vào như có như không.
Phở của ta bây giờ cũng thế, cũng toàn cầu hóa trong nhu cầu fastfood. Trái với su si, nó thực chất, làm một tô bự là giải quyết xong bữa trưa, mà mùi vi lại đậm đà, kích thích. Chưa nói đến chả giò mà tiếng quốc tế bây giờ là nem. Nem đi vào các nhà hàng không phải chỉ của người Việt, đi vào tận căn-tin của các trướng học. Nham nhảm, học trò thấy nem, chưa ăn đã nham nhảm chảy nước miếng.
Nhưng dù là nem hay phở, dù phở do bếp Tàu nấu hay dù nem đang lai giống với bánh tráng Thái Lan, cái đặc biệt, cái khác với Tàu, với Thái của Việt Nam, cái làm cho món ăn Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới, cái làm cho con người Việt Nam muôn đời vẫn tự định nghĩa mình là Việt Nam bất chấp không gian, bất chấp luật quốc tịch, vẫn là cái đó, cái mùi thum thủm, cái vị mặn mặn, mà nếu thiếu nó cuộc đời nhạt nhẽo như thiếu tố quốc: cái chai nước mắm. Nước mắm là đại nguyên soái bách chiến bách thắng. Thực dân, đế quốc, bá quyền, Bắc thuộc, Tây thuộc...nó chẳng coi ra gì. Thì ra cái thứ gì Mcdonald!
Áo dài
Y phục là yếu tố then chốt thứ hai của bản sắc. Khuông không phải chỉ là áo Nhật mà là nướcNhật, sau là nước Ấn Độ. Hãy xem những người lãnh đạo Ấn Độ: có bao giờ họ rời bỏ quốc phục của họ đâu?
Và hãy xem ta: nào đâu quốc phục của ta? Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có y phục riêng, chỉ có dân tộc Kinh là mất quốc phục mà thôi. May mà còn có chiếc áo dài! áo dài tuy không phải là truyền thống lâu đời, chỉ là yphục cải cách từ những năm 1930 thôi, cũng là thời trang chế biến để thích nghi với thời đại mới. Nhưng nó thành công bao nhiêu, thân thương bao nhiêu, yêu kiều ban nhiêu, thích hợp bao nhiêu! Nó đi vào lòng dân tộc như thể nó đã được khai sinh từ thuở dân tộc còn nằm nôi. Và nó hãnh diện phất phới trên thế giới, thế giới thán phục nó. Ngày nay, thời trang tha hồ vẽ vời, thêm bớt, nhân lên nhiều kiểu mới, nhưng nó vẫn là nó, vẫn là nhan sắc vô địch. Cái gì hợp với dân tộc qua bao nhiêu thử thách, cái ấy là bản sắc, cái ấy không sợ ma nào ám, kẻ cướp nào lấy!
Hoa sen
Bởi vậy, câu hỏi được nêu ra ở đây để kết luận là: liệu yếu tố căn bản thứ ba mà ta vốn cho là nằm tận trong thâm sâu của bản sắc dân tộc, đóa hoa sen tinh khiết trong lịch sử, sen đó có nở được trên bùn, trên bao nhiêu rác rưới mà người ngoài và chính ta - chính ta trước tiên - không ngớt ném tràn lên nó từ bao lâu nay hay không? Câu hỏi đó không đặt riêng cho chúng ta. Bất cứ ai quan tâm đền trường tốn của dân tộc đều phải đặt ra.
Nhưng trường tồn hay không là tự chúng ta trước hết. Không ai giết chết được chúng ta ngoài chính chúng ta. Toàn cầu hóa ngày nay chẳng có gì mới hơn cửa bể trong ca dao: Đi qua cửa bể Thần Phù/ Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Phép thiêng chi có một thôi từ ngàn xưa: là tu Là thân ý trong sạch. Để cống hiếnđạo đức cho dân tộc. Như vậy thì chẳng sợ ai.
Như chén nước mắm. Như chiếc áo dài. Muôn đời của dân tộc.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường