Từ Bionic man đến mạng siêu trí tuệ toàn cầu

06:44 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Bảy, 2006

K.Oa-uých là giáo sư điều khiển học nổi tiếng của Anh. Với lý luận cho rằng hệ thống thần kinh của con người cũng sử dụng các tín hiệu xung điện để trao đổi thông tin giữa não và những bộ phận của cơ thể giống như máy tính, từ năm 2002, ông bắt đầu tiến hành cấy ghép thử nghiệm một chíp điện tử nhỏ với 100 điện cực được kết nối trực tiếp với dây thần kinh kéo dài 2 giờ đồng hồ. K.Oa-uých đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có hệ thần kinh được kết nối vào và trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính-Bionic man.

Trong những thí nghiệm được tiến hành sau đó, nhữngđiện cực được cấy ghép vào cánh tay ông đón nhận các máy tính điều khiển một cánh tay robot đặt trong phòng thí nghiệm. Kết quả là cánh ấy robot đã khá ngoan ngoãn tuân theo sự điều khiển của ông. Cũng bằng cách tương tự, giáo sư K. Oa-uých đã điều khiển thành công một robot cỡ nhỏ di chuyển bằng bánh xe. Ông cũng đã cấy cho bà Irana, vợ ông chíp điện tử tương tự.

Những nghiên cứu của ông đang mở ra triển vọng trong tương lai gần người ta có thể chế tạo được loại tay chân hoặc giúp những người khuyết tật có thể tự đóng mở cửa, điều khiển xe và làm nhiều việc khác thông qua ý nghĩ. Tuy nhiên, tham vọng của ông K. Oa-uých không chỉ dừng ở đó. Ông tuyên bố sẽ hướng tới ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường khả năng của bộ não con người xa so với máy tính. Ví dụ, não người chỉ có khả năng nhớ khá hạn chế, không nối mạng được với nhau và tiếp nhận thông tin một cách chậm chạp. Vì thế ông đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta không tìm cách áp dụng công nghệ máy tính để thực hiện việc nâng cấp cho con người?".

Theo ông, trong tương lai việc cấy ghép thiết bị kết nối vào cơ thể con người có thể sẽ được thực hiện đơn giản chỉ bằng một mũi tiêm. Những thiết bị điện tử được cấy ghép vào não có thể sẽ cho phép tạo khả năng cho con người giao tiếp được với nhau thông qua ý nghĩ chứ không còn cần đến "những tiếng ồn ào ngớ ngẩn của lời nói" nữa. Thiết bị kết nối được cấy ghép còn có khả năng theo dõi và điều chỉnh một cách hợp lý nhất những tham số về thể chất như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ của cơ thể và có thể làm tăng tuổi thọ của con người lên khoảng 30 năm.

Trong một cuốn sách được xuất bản gần đây, K. Oa-uých đã hình dung ra một thế giới trong tương lai với tất cả các bộ não của mọi người đều được nối mạng toàn cầu và cùng chia sẻ một cơ sở dữ liệu siêu trí tuệ (super intelli- gence) chung. Những tín hiệu thần kinh mang trạng thái cảm xúc của con người như vui, buồn, bình tĩnh, thư giãn hay thậm chí khoái cảm tình dục đều có thể được lưu giữ trên máy tính dưới dạng dữ liệu. Theo dự đoán của ông, mạng siêu trí tuệ toàn nhân loại như vậy có thể sẽ được hình thành nên vào năm 2050. Kênh truyền hình Mỹ nổi tiếng National Geographic đã quay một bộ phim tài liệu dài kể về những công trình nghiên cứu của ông. Bộ phim này dự kiến sẽ được phát sóng rộng rãi trong năm 2006 ở 143 quốc gia và được dịch ra 23 ngôn ngữ khác nhau.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

    10/03/2006Trích phỏng vấn Gs. Piotr Slonimski, nhà sáng lập bộ môn sinh học phân tửGien là chiếc Computơ được thu nhỏ đến mức phi thường và hoàn hảo hơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử. Nó nhỏ hơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thước chỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nào có thể so sánh với khả năng và năng lực của gien...
  • Sống chung với “bầy thú điện tử”

    22/02/2006Chu HảoNếu có ai trong số các “đại gia” Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân) sớm gia nhập vào “Bầy thú điện tử” này thì càng tốt...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...
  • xem toàn bộ