http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)..."/>http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)..."/>

Điểm hẹn của trí thức toàn cầu

01:23 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Giêng, 2006

“Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” là lời khen tặng của tờ New York Times dành cho trang webwww.aldaily.com, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ).

Aldaily (viết tắt của từ Arts and Letters Daily) được sáng lập năm 1998, cập nhật hằng ngày những bài báo hay từ hàng loạt những tờ báo lớn trên thế giới. Aldaily không nhắm đến số lượng người truy cập như hai trang web tìm kiếm lớn như Google hay Yahoo, nhưng về chất lượng, nó xứng đáng với những lời khen tặng của New York Times và hầu hết tờ báo lớn trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 120.000 bạn đọc truy cập Aldaily mỗi ngày, phần lớn là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của các viện nghiên cứu khoa học và trường đại học, các nhà báo… trên thế giới.


Thông tin về lĩnh vực kinh tế, kinh tế học đóng vị trí quan trọng trên Aldaily. Tuy nhiên, nếu bạn là người thích theo dõi thời sự chính trị, người yêu nhạc cổ điển hay thích đọc những bài điểm sách… thì cũng có thể tìm được những thông tin bổ ích trên đây.

Một số hãng thông tấn lớn như CNN, AFP, BBC… vẫn thường xuyên tham khảo thông tin đăng tải trên Aldaily. “Đó là niềm tự hào lớn nhất của chúng tôi. Họ không ‘mua tin’, nhưng tìm nguồn tin từ những bài do chính chúng tôi chọn đăng trên Aldaily. Hầu hết các nhà báo Mỹ đều đọc Aldaily mỗi ngày”, GS. Trần Hữu Dũng nói.

Để đem đến cho các trí thức toàn cầu một “bữa tiệc tri thức thịnh soạn”, công sức mà hai tác giả của Aldaily - GS kinh tế học Trần Hữu Dũng và GS triết học Denis Duton (Đạihọc Canterbury, New Zealand) bỏ ra quả không nhỏ. Mỗi ngày họ dành từ 5-6 tiếng đồng hồ cho Aldaily. GS. Trần Hữu Dũng bắt đầu ngày làm việc từ lúc 5 giờ sáng, đọc tất cả báo ra ngày hôm đó trên thế giới trên Internet (theo một phương pháp đọc rất đặc biệt), sau đó phải đi dạy và làm nghiên cứu tại trường đại học. Khi ông thức dậy vào buổi sáng ở Mỹ, thì ở bên kia bán cầu (New Zealand), GS. Dutton đã dùng xong bữa tối. “Như vậy là luôn có ít nhất một người làm việc trên mạng với Aldaily. 2 người, 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong một tuần không ngừng nghỉ”, GS. Trần Hữu Dũng cho biết.

Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam.

Giáo sư Dũng cũng là biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếngArts & Letters Daily

Riêng về Việt Nam, ông là tác giả của websiteViet-studies cập nhật thường xuyên các bài báo, báo cáo nổi bật trong và ngoài nước về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.

Xem trang tác giả...

Vậy bí quyết thành công của Aldaily trong cuộc cạnh tranh độc giả của thế giới mạng là gì? Chẳng có bí quyết gì ghê gớm, không dùng một thứ công nghệ máy móc cao siêu nào, chỉ là ở chất lượng những bài báo mà hai vị giáo sư này chọn ra hằng ngày. GS. Trần Hữu Dũng cho biết, có khi ông phải đọc đến hàng trăm bài báo khắp thế giới để chọn ra một vài bài. Tất cả dựa trên sự hiểu biết và phán đoán chủ quan, căn cứ trên kinh nghiệm đọc và viết của ông. “Những bài báo được tuyển chọn theo tiêu chí là chính trí thức như tôi và Denis Dutton muốn đọc. Độc giả của chúng tôi rất thán phục, vì hình như chúng tôi đoán trúng được nhu cầu của họ”.

Trước khi qua Mỹ năm 1963, GS. Trần Hữu Dũng từng là chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt. Từ năm 1982 đến nay, ông dạy môn kinh tế vĩ mô, kinh tế quản lý và kinh tế thế giới cho bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Wright State. Dù rất bận bịu, nhưng ông vẫn dành thời gian viết bài cho các tờ báo kinh tế ở trong nước. Ông cùng một số trí thức Việt kiều, trí thức ở trong nước thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hằng năm. Cá nhân ông còn lập ra trang web http://www.viet-studies.info/. Đây cũng là một trang web sưu tập rất nhiều bài báo ở trong nước, một kiểu Aldaily cho người Việt. Ông khiêm tốn nói về trang web mới này: “Đây là trang (web) ghi chép của riêng Trần Hữu Dũng, không phổ biến rộng, ngoài một số bạn thân quen. Còn như nếu có khách nào lạc vào đây thì tôi cũng vui chào. Nhưng xin mọi người thông cảm về sự hỗn độn của trang web. Khi rảnh, tôi sẽ sắp xếp lại. Bây giờ thì bận quá sức”. Vâng, một trang web hỗn độn nhưng rất đáng để trí thức “lạc” vào lắm! Cũng mạn phép ông được giới thiệu trang web này tới bạn đọc.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

    12/01/2006“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.
  • Wikipedia làm nên một hiện tượng thông tin toàn cầu

    06/01/2006P.T. (theo Newsweek)Frieda Brioschi là chuyên gia lập trình máy tính ở Arcore (Italy) nhưng cô vẫn dành hơn 25 giờ mỗi tuần để biên tập nội dung phiên bản từ điển bách khoa trực tuyến miễn phí bằng tiếng nước này...
  • Net là một phần văn hóa

    17/12/2005“Net là một phần văn hóa quan trọng trong đời sống hiện nay”, đa số các bạn trẻ tham dự ngày hội internet lần 5 khai mạc tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM sáng nay đều cùng chung quan điểm như vậy...
  • Wikipedia tiếng Việt

    06/12/2005Nguyễn HoàngDo công việc đòi hỏi, cũng do ham thích các tài liệu bách khoa thư, tôi rất hồ hởi với những bộ từ điển bách khoa mới, đặc biệt là các trang web chuyên phục vụ tra cứu. Tình cờ được một người bạn giới thiệu trang www.wikipedia.com, tôi thử vào và thật sự ngạc nhiên.
  • Giải pháp cho báo in: Đưa nội dung lên Internet

    22/11/2005Hiện nay, nhật báo trên toàn thế giới đang vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ truyền hình và các phương tiện nghe nhìn trực tuyến. Các tổng biên tập và nhiều nhân vật cao cấp từ 60 nước đã nhóm họp tại Athens (Hy Lạp) để tìm cách khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu cũng như đề ra những phương pháp mới nhằm lôi kéo độc giả.
  • Báo điện tử đang “nuốt dần” báo giấy!?

    10/11/2005Hoàng HảiSố lượng báo giấy phát hành đã giảm đều đặn trong suốt nhiều năm qua chủ yếu là do tin tức được cập nhật quá nhanh chóng qua truyền hình và Internet. Các phương tiện truyền thông điện tử ngày nay đã phát triển với mức độ cực kỳ nhanh chóng và đã giành giật được một số lượng độc giả khổng lồ từ báo giấy
  • Web2.0 - Kỷ nguyên tiến hoá của trí tuệ cộng đồng

    28/10/2005Hạnh LêChúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ, bùng nổ thương mại điện tử, bùng nổ ứng dụng trên Internet. Một cuộc cách mạng thực sự đang diễn ra, cuộc cách mạng đó mang tên Web2.0
  • Google - một huyền thoại mới

    22/07/2005Nguyễn Bảo AnChỉ bảy năm sau khi được Sergey Brin và Larry Page, hai nhà nghiên cứu trẻ về tin học, lập ra vào tháng 9/1998, Google đã trở thành công ty hàng đầu trong lãnh vực tìm kiếm tư liệu trên Internet. Ngay vào tháng 6/2000, mỗi này đã có đến 18 triệu lượt tìm kiếm tư liệu nhờ sử sụng công cụ khổng lồ này. Và chỉ một năm sau, số lượt tìm đã lên đến 100 triệu
  • Báo điện tử - điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin

    21/06/2005Phan KhươngTháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
  • Đọc thông tin miễn phí trên trang thu phí

    17/06/2005Yahoo Search Subscriptions - cho phép tìm tin trên những site bắt buộc phải trả tiền mới đọc được - là động thái mới của nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu của Mỹ nhằm củng cố niềm tin và sự trung thành của khách hàng.
  • Hầu hết báo điện tử Mỹ vẫn chỉ cập nhật 1 lần/ngày

    30/09/2004Phan KhươngWebsite tin tức ngày nay là một kênh lý tưởng để công bố các sự kiện nóng bỏng đủ loại diễn ra. Thế nhưng một khảo sát của Đại học Texas (Mỹ) lại phát hiện ra rằng, 10 năm sau ngày tờ báo trực tuyến đầu tiên ra đời, hầu hết trang tin online ở nước này vẫn chưa đạt tần suất cập nhật liên tục...
  • xem toàn bộ