Sách, người bạn tuyệt vời

10:55 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Chín, 2015

Kinh nghiệm sống là người thầy mà chúng ta chỉ có thể học được bằng cách tự trả học phí. Và cách khác là đọc sách. Tất cả những người thành công đều phải đọc sách. Tỷ phú, chính trị gia nổi tiếng, nhà diễn thuyết, nhà văn… Nói có sách, mách có chứng rồi nhé. Vấn đề bây giờ chỉ là chúng ta đọc sách gì, khi nào thì thích hợp nhất mà thôi...

Là học sinh, sinh viên, hơn bất kỳ ai, bạn có thời gian và lý do để đọc sách. Bởi vì sách vừa là người thầy, lại vừa là người bạn tận tụy và trung thành nhất mà bạn có thể có. Một người bạn vô tư không phân biệt sang hèn. Bạn biết một người bạn rồi đấy, tâm tình, chia sẻ những vui buồn của cuộc sống và an ủi ta, tưởng thưởng ta. Nếu bạn hồ nghi điều đó ư? Hãy nói cho tôi biết tâm trạng của bạn, tôi sẽ chỉ ra cuốn sách mà bạn cần đọc. Đùa thôi. Bất cứ cuốn sách nào mà bạn muốn, nó sẽ là người bạn của bạn.

Đọc gì?

Đọc gì cũng tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được những gợi ý phù hợp với độ tuổi. Đọc sách cũng như kết bạn, ngoài những định hướng cơ bản thì chúng ta hãy để cho cảm xúc chỉ dẫn. Điều đó giúp ích cho nhận thức của bạn. Khi đang ở lứa tuổi học hành, các bạn sẽ đọc những cuốn sách giúp ích cho trí tưởng tượng, kiến thức văn hóa. Những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới trong và ngoài nước làm điều đó rất tốt. Có thể điểm qua đây, Hai vạn dặm dưới đấy biển, Hoàng tử bé, Ông già Khốt-ta-bít, loạt sách của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Hiến Lê… Đến một lúc nào đó, tự chính bạn sẽ là người tìm đọc những cuốn sách mà mình muốn. Nếu ngay từ đầu được hướng dẫn đọc những cuốn sách phù hợp với nhận thức lứa tuổi, bạn sẽ không chọn sách sai lầm sau này. Hãy hỏi thầy cô và cha mẹ hay anh chị mình. Hãy cùng bố mẹ hay người thân đến hiệu sách vào ngày nghỉ, xin một que kem và mua vài cuốn sách. Sẽ không ai từ chối bạn. Và có một điều, đọc sách nhiều sẽ làm tăng kiến thức xã hội và giúp bạn diễn đạt tốt hơn, nhạy cảm hơn. Nó giúp bạn trở thành một người dễ gần và cởi mở. Bạn có khá nhiều thứ để chia sẻ. Bạn biết mở lối cho một cuộc làm quen hoặc bắt đầu câu chuyện. Tóm lại đọc sách sẽ giúp bạn tự tin. Mà tự tin là phẩm chất để bạn hoàn thành mọi trọng trách học hành.


Đọc khi nào?

Có một thực tế đáng báo động là giới trẻ ngày nay ngại đọc. Cũng khó mà trách họ khi có quá nhiều phương tiện giải trí để lựa chọn, vì theo thói quen người ta sẽ chọn thứ gì dễ nhất để sử dụng. Nếu có gì phải trách, thì những nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách là những người đầu tiên đáng bị trách. Nhưng chúng ta không thể ngồi đó mà trách móc. Chúng ta phải biết tự mình giúp mình. Đó là một lối suy nghĩ và cách làm tích cực nhất mà bạn chọn. Nhưng chúng ta lại có quá nhiều lý do để trì hoãn nó. Lúc nào chúng ta cũng thấy mình còn phải làm việc này, chúng ta đang dở việc kia. Tóm lại là chúng ta chưa sẵn sàng.

Cũng như việc trả lời cho câu hỏi đọc gì. Sẽ không có câu trả lời cụ thể. Không có ai có thể bảo cho bạn biết bạn muốn gì. Bạn phải là người làm việc đó. Hãy sắp xếp lại thời gian biểu của mình nếu nó chưa có ô dành cho việc đọc. Công việc đó quan trọng hơn hết thảy những việc khác nếu bạn muốn một cuộc sống hạnh phúc ngay bây giờ. Hãy đặt mục tiêu mỗi ngày 50 trang sách, sau đó hơn nếu bạn đã có kỹ năng. Nếu chăm chỉ, hãy dùng cuốn sổ nhỏ và ghi chép những điều thú vị, những nhận định của chính bạn về cuốn sách. Bạn không bao giờ có thể biết kết quả tuyệt vời mà công việc đó mang lại nếu bạn chưa bắt đầu. Hãy làm ngay đi nhé!
Chúng tôi chỉ hy vọng, nếu là người đã đọc, nếu đã từng nhận những bài học sâu sắc từ sách, bạn sẽ chia sẻ chuyên mục này với chúng tôi. Nếu chưa đọc, bạn sẽ tin chúng tôi bằng cách bắt đầu dành thời gian cho việc đọc. Chúc các bạn thành công!

Bạn đã bao giờ nghe tới tên cuốn Self-help? Đó là cuốn sách best-seller tại Anh, Mỹ, bán 250.000 bản nhưng khi dịch sang tiếng Nhật, nó đã tiêu thụ 1 triệu bản vào năm 1868. Thế nào trong cuộc sống đã có lần bạn tự hỏi, tại sao một đất nước nhỏ bé không tài nguyên, bị thiên tai vây phủ, phải trải qua những năm tháng chiến tranh mà chỉ sau từng ấy thời gian nước Nhật bỗng vụt sáng trở thành người khổng lồ trên trường quốc tế? Yếu tố con người. Và người Nhật là một dân tộc có văn hóa đọc rất cao như ví dụ đã nêu. Chính sự đọc đã góp phần hình thành nên tinh thần Nhật.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mỗi ngày một cuốn: Đọc thế nào đây?

    12/05/2018Phạm Văn Tình (Hà Nội, 2006)Tôi viết những dòng này khi đúng vừa tròn một tháng VTV1 mở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (trong chương trình Chào buổi sáng). Và cũng thật thú vị là ngày mai đã bước vào tháng 9 rồi.
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Mấy điểm sai cần tránh khi học tập

    30/03/2018Đã là con người, ai cũng thường mắc những lỗi giống nhau. Trong việc học tập, có nhiều điểm nên tránh, trong đó, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm sai lầm dễ mắc mà làm cản trở con đường tiến xa của bản thân mình.
  • Chúng ta biết ơn sách

    21/04/2017Nguyễn Vĩnh NguyênNền văn minh nhân loại sẽ lụi tàn nếu một ngày những người viết tuyệt chủng. Và sự đọc và nhận thức của con người cũng sẽ biến mất. Điều đó sẽ không xảy ra. Giả thiết ấy hoàn toàn trái khoáy trong kỷ nguyên tri thức, cả nhân loại đang tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy sự hiểu biết để vận hành đời sống trên địa cầu theo hướng tích cực. Chúng ta không nằm ngoài dòng chảy ấy.
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Cái đọc với người viết

    28/10/2016Hoài NamSự đọc cần cho tất cả những ai yêu chuộng tri thức, yêu chuộng một đời sống tinh thần phong phú; riêng với người viết, đọc trở thành một điều kiện mang tính cốt tử nếu người viết thực sự muốn sống chết với nghề viết, thực sự muốn tạo lập những giá trị văn chương có thể không bị bụi thời gian che phủ; nói cách khác, phải đọc, nếu người viết muốn hiện diện với tư cách một người viết chuyên nghiệp...
  • Về nhu cầu sách

    27/09/2016Phạm Thị Thanh TâmTrong cuộc sống đấu tranh để sinh tồn và phát triển, con người luôn luôn có mong muốn, đòi hỏi về nhiều lĩnh vực. Đó là mong muốn được thoả mãn về vật chất, tinh thần, trí tuệ và giao lưu tình cảm, trong đó có mong muốn được sử dụng về sách - loại nhu cầu tinh thần, trí tuệ..
  • Đọc những giá trị

    31/01/2016Bùi Việt Phương (2012)Trước khi cầm một cuốn sách, xem một tấm ảnh, độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng, ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Có nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ, chọn đọc một chương mục, thậm chí chỉ ngó qua trang mục lục… Nhưng đều trân trọng đón nhận và cảm nhận chiều sâu của cuốn sách đó.
  • Con mọt sách

    23/10/2014Hà Linh QuânHồi đầu những năm 70 thế kỷ XX, ở Hải Phòng có 2 người đàn bà nổi tiếng trong giới trí thức. Họ không viết văn, làm thơ, soạn nhạc hay cầm cọ vẽ, nhưng họ có quyền phân phát các tiểu thuyết lừng danh nhất, những tập thơ tuyệt vời nhất, các đĩa nhựa ghi 9 bản giao hưởng của Beethoven hoặc những kiệt tác (in lại) của các danh hoạ thuộc trường phái ấn tượng Pháp...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Thú vui đọc sách

    13/12/2011Nguyễn Bỉnh QuânĐố biết kỳ nghỉ
    Noel Tết Tây này có bao nhiêu người mua sách làm quà? Một câu hỏi quá
    khó nhưng có thể ước đoán được tỉ lệ. Mỗi cuốn sách in khoảng 1000
    bản.
  • Những cuốn sách thay đổi đời tôi

    17/09/2010Nhà thơ Hoàng HưngNếu như có thể tính được bao nhiêu tấn lương thực đã tạo nên cái thân xác chưa đầy 50 kg của tôi, thì khó lòng tính được bao nhiêu tấn sách báo đã cung cấp vật liệu tạo thành cái tâm thức chứa đựng một phần tinh hoa nhân loại trong cái tôi bé nhỏ hôm nay ...
  • Đối thoại với tuổi đôi mươi

    01/06/2010Vũ Đức Sao BiểnChúng ta cũng đang phải trả giá cho sự phát triển bởi một số giá trị tinh thần truyền thống đang có chiều hướng suy bại; một số giá trị đạo đức đang xuống cấp và có nguy cơ bị khinh rẻ; một số quan niệm sống thực dụng đang phát triển có nguy cơ tha hóa phẩm giá con người. Tôi muốn được đối thoại với các em xung quanh những nội dung ấy, góp phần cùng với nhiều người khác giúp em nhìn ra và tự khẳng định mình bằng một lối sống có ý nghĩa tích cực nhất.
  • Viết cho đứa trẻ bên trong mình

    11/09/2009Nhị LinhNgười lớn nào cũng đều có trong mình tâm hồn trẻ thơ, nhưng rất ít người biết cách làm cho “đứa bé” ấy sống dậy. Cái nghệ thuật nói bằng giọng trẻ con tưởng như đơn giản nhưng thực chất trong lịch sử văn chương cũng chỉ một số tác giả nhất định có thành công lớn, mà tiêu biểu là nhà văn Thụy Điển Astrid Lindgren.
  • Văn hóa sắc đẹp

    21/05/2009Chàng BáoNgười ta bảo, bản thân cáiđẹp đã là một tài năng. Và nhiệm vụ của hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chỉ là... đẹp thôi. Đừng khó tính bắt bẻ họ làm gì mà tàn nhẫn...
  • Giới trẻ đang... đọc gì?

    15/09/2008"Harry Porter" chắc chắn hấp dẫn hơn "Những người khốn khổ", Jindo thú vị hơn nhiều so với tuyển tập truyện ngắn Nam Cao và hiển nhiên xem phim chưởng vẫn thích hơn việc ngồi nghiền ngẫm Tam quốc chí. Dường như, việc đọc các tác phẩm truyền thống đã trở nên xa lạ với giới trẻ...
  • Mạn đàm về sách và thế hệ trẻ

    07/04/2008Đầu tiên tôi phải xin các bạn bỏ qua cho sự vơ đũa cả nắm của tôi. Nhưng thật sự nhiều lúc tôi giật mình nhận ra thế hệ trẻ và thế hệ nhi đồng thời nay lười đọc sách chứ không nói là không thèm đọc.
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Sách không bao giờ cũ

    20/11/2006Hoài ThuBạn là "tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng và để cho các con cháu mình học? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn "ăn hàng" nữa nênngười xuất bản không còn "mặn mà”.Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách "độc”?
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • xem toàn bộ