Mấy điểm sai cần tránh khi học tập

09:48 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Ba, 2018

Đã là con người, ai cũng thường mắc những lỗi giống nhau. Trong việc học tập, có nhiều điểm nên tránh, trong đó, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm sai lầm dễ mắc mà làm cản trở con đường tiến xa của bản thân mình.

1. Chỉ nghe người giỏi hơn

Cái này thì chắc không cần nói nhiều, ai cũng biết. Con người ta thường thích học hỏi ở người nào mà họ phục. Nhưng phải luôn có ý thức học từ cả những người kém hơn vì ai chẳng có cái hay của họ. Mà suy rộng ra, là học từ tất cả mọi hiện tượng sự vật quanh ta, con ong con kiến còn có cái phải học cơ mà. Sống trong một thế giới thông tin, cứ có thông tin chìa ra trước mắt là mình phải nắm lấy (xem bài „Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin“)

Tôi xin kể một câu chuyện về một người tôi quen, mà tôi vẫn coi là một trong nhưng người thầy của tôi. Có đợt tôi giúp anh ấy một phần nhỏ mang tính chuyên môn trong chuyện làm ăn. Lúc đó công việc của anh đang lên như diều. Do nhu cầu công việc và cũng thân tình lắm vì anh dậy tôi rất nhiều điều, tôi hay ăn cơm cùng với anh. Anh ăn rất mặn. Tôi một lần góp ý „anh tuổi này không nên ăn mặn nữa“. Tự dưng anh thừ người ra một lúc, có vẻ suy nghĩ lung lắm. Lúc đó tôi cũng không hiểu tại sao.

Độ mấy ngày sau, một lần tâm sự, anh mới thổ lộ rằng hôm nọ nghe tôi khuyên làm anh giật mình ghê lắm „đúng là đến tầm tuổi tứ tuần rồi, không nên ăn mặn nữa thật“. Lúc nghe anh nói lại, tôi mới chợt hiểu thái độ lạ lùng của anh khi nghe câu nói hoàn toàn nghĩa đen của tôi, mà anh thì lại hiểu theo nghĩa bóng, anh đã khai thác được một thông tin gì đấy ẩn sau câu nói ngây thơ của tôi...lúc đó anh sắp có mấy vụ làm ăn lớn...

Thế mà, chỉ 3 tháng sau cái ngày tôi nói câu ấy, anh gần như phá sản do vướng phải mấy quả lừa, mà chung quy cũng vì anh quá bạo tay. Vậy đấy, một sự tình cờ buột miệng ra không nghĩ gì, mà lại là một điềm báo chăng, anh biết điều đó, nhưng sự ngoan cố của anh đã làm anh phải trả giá, như đã trả giá 1 lần hơn chục năm về trước...

Chúng ta nếu không để ý, vẫn luôn bỏ qua những cơ hội học hỏi, thu nhận thông tin hoàn toàn ngẫu nhiên như vậy, mà đôi khi vì thế ta phải trả giá đắt.

2. Không nghe người nói mà chưa làm được

Một lỗi thường gặp nữa, là thường ta không nghe những người nói khi mà họ không hoặc chưa làm được cái điều họ nói. Vẫn nghe đâu đó „xiiiií, ông đã làm được chưa mà cứ lên mặt dạy tôi?“

Nhưng nghĩ lại xem, đa số các thấy giáo dạy chúng ta thường dạy những điều mà họ đâu chắc làm được, vậy sao ta vẫn học. Ví dụ ngành kiến trúc đi, ở nước ngoài nhé (ở Việt Nam thì khác), các giáo sư thường không phải những người đi làm kiến trúc chuyên nghiệp, nhiều ông viết sách và dạy rất hay, nhưng chưa bao giờ thiết kế một ngôi nhà nhỏ cả. Nếu như ở VN, thì khối thầy đã bị các học sinh bỉ bai là gớm ông này chẳng biết thiết kế, chỉ được cái bốc phét. Hay chuyện các cô giáo cấp một vẫn ra rả „Các em phải khiêm tốn thật thà dũng cảm“, nhưng các cô thì thế nào, chẳng nhẽ vì các cô không làm được nên ta không học.

Để tôi kể một câu chuyện của một cô bạn của tôi. Số là, cách đây độ vài năm, cô ấy có được nói chuyện với một người bạn chỉ hơn vài tuổi và được khuyên một số phương hướng phát triển. Nhưng cậu ta cũng chỉ còn trẻ, chưa làm được gì, nên cô bạn của tôi cũng không ấn tượng lắm và dần quên mất nhưng lời cậu ấy nói. Gần đây, một lần đi phiên dịch cho đoàn khách Trung Quốc, cô ấy có gặp một người chức khá to, Cục trưởng gì đấy. Ông ta rất quý người phiên dịch trẻ này, nên buổi cuối cùng, có ngồi nói chuyện rất thân tình và khuyên cô với rất nhiều thứ tâm huyết. Cô bạn tôi khi trở về sau chuyến công tác, rất xúc động và hưng phấn với nhưng điều đó, cảm giác phải bắt tay vào làm gì đó ngay. Nhưng sau một vài ngày chấn tĩnh, cô ấy mới tâm sự với tôi rằng, hoá ra là mình đã bỏ phí cả một thời gian dài từ ngày cậu bạn kia khuyên, đơn giản vì cậu ta chưa làm được, còn ông Cục trưởng thì rõ ràng có trọng lượng hơn.

3. Không học cái mình chưa thích, chưa cần, chưa hợp

Cái này là lỗi hay gặp nhất mà ít người để ý. Mà nghe có vẻ hợp lý phết, cái gì mình không thích, không hợp, không cần thì học làm gì, nhưng mà, phải chăng nó không phải là KHÔNG, mà là CHƯA thì sao.

Giống như chuyện giả tưởng, một con người lúc trưởng thành nhờ máy thời gian mà quay về nói chuyện với chính mình lúc còn trẻ, nếu người trưởng thành khuyên người trẻ tuổi về nhưng điều đã rút ra được sau bao năm lăn lộn, chắc chắn sẽ có những điều mà người trẻ tuổi không đồng ý, với cái lý luận, cái này tôi không cần, không thích, không hợp, hay là, mỗi người đều có một con đường riêng, không phải là con đường tôi chọn, nên tôi không nghe. Vậy con người AQ trẻ tuổi này sẽ nghĩ gì nếu biết đây chính là mình của nhiều năm về sau nhỉ.

Ta không thể đoán chắc được ta sẽ đi theo con đường nào trong tương lai, càng không biết cái gì mình sẽ cần, sẽ thích, sẽ hợp. Vì thế, nếu có điều kiện, thì phải học tối đa nhưng cái mình có DUYÊN gặp trên đường đời. Chứ để đến lúc cần,lúc thích, lúc hợp e rằng có quá muộn không???

Sẽ có người nói, thế thì gặp điều gì cũng cố mà nhồi vào đầu à? Tất nhiên, không thể học tất cả những gì mình có thể gặp, mà nên biết dùng linh cảm và kinh nghiệm để chọn lựa những cái ưu tiên để học trước, giống như chuyện chọn sách, đòi hỏi cả một nghệ thuật. Chẳng hạn, tôi học kiến trúc, thì tất cả các vấn đề liên quan như kinh tế, kết cấu, tâm lý, phong thuỷ, bốc phét, thuật ngoại giao xử thế... đều nên cố gắng học tối đa; nhưng việc sửa xe máy thì có thể là hâm nếu cố gắng học (tất nhiên nếu có điều kiện thuận lợi và do sơ thích thì cũng nên biết qua chút, có khi cũng có lợi, nhưng nếu có những việc cần ưu tiên hơn thì gác nó lại là hợp lý)...

Tóm lại, như tôi đã nói từ đầu, thế giới xung quanh là một tập hợp thông tin, nhờ Duyên mà nó xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trước nhân sinh quan của ta theo rất nhiều con đường (pathway). Ta nên tìm cách nhận ra, chọn lựa và nắm bắt thu nhận sao cho hiệu quả và bổ ích nhất, đặc biệt không nên câu nệ pathway dù rằng vẫn có những pathway ưu tiên như đọc sách.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học

    08/09/2020Nhà báo Vũ KhánhHọc đại học khác với học phổ thông cấp 4. Đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm nhiều bên cạnh các giờ giảng và hướng dẫn của thầy. Song ai cũng biết thực tế Đại học của ta đang không phải như vậy. Phần trình bày dưới đây nhằm mời bạn đọc tham gia trao đổi quan niệm và kinh nghiệm thưc tế về cách tự học đạt hiệu quả cao.
  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Kiến thức chuyên môn

    07/07/2005Có hai loại kiến thức. Một là kiến thức chung, cơ bản và hai là những kiến thức chuyên ngành. Kiến thức chung cho dù có rất nhiều hay rất phong phú nhưng hầu như không được sử dụng để làm giàu. Nhìn chung, các khoa của những trường đại học lớn trên thực tế chiếm hữu tất cả các loại kiến thức chung đã quen thuộc với mọi người. Hầu hết các giáo sư đều không có tiền. Họ chỉ chuyên về việc truyền đạt kiến thức nhưng lại không chuyên trong việc tổ chức hoặc sử dụng kiến thức.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Thành công của bạn bắt đầu từ đây

    27/01/2004Nhiều người cứ đánh đồng việc thành công trong nghề nghiệp với một chức vụ ấn tượng nào đó, hoặc cho rằng làm trong một công ty nổi tiếng thực chất tốt hơn làm việc cho một công ty không tiếng tăm. Tuy nhiên, thành công lại đến từ những dạng thức khác nhau, và bỏ sót điều đó có thể làm cho họ tìm được công việc không như ý hoặc tập trung không đúng trong khi tìm việc. Quyết định điều gì quan trọng cho bạn, đặt ra và giữ tập trung vào những mục tiêu sâu xa sẽ giúp quá trình tìm việc thành công và quan trọng hơn là bạn sẽ có một công việc như ý. Nếu bạn muốn tìm hiểu xem thành công nào có ý nghĩa với mình và gặp trở ngại khi tìm việc, đây là vài điều quan trọng mà bạn cần nhớ...
  • Sinh viên trước những câu hỏi của trường đời

    11/01/2004Sinh viên thì hẳn phải tự học, tự nghiên cứu, tự bổ sung những gì nhà trường chưa - hay không đủ sức trang bị cho mình. Ngay ở những nước phát triển, khoảng cách giữa nhà trường và thị trường nhân lực, cuộc sống luôn đặt ra yêu cầu không ngừng đuổi bắt cập nhật, và bao giờ nó cũng có một khoảng cách đòi hỏi người sinh viên phải tự khám phá và lấp đầy...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • xem toàn bộ