Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ
Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
Trong một thời gian dài, xã hội chúng ta có cái nhìn thiếu thiện cảm hoặc học hoằn về các tác phẩm kinh điển đến từ các nước tư bản tiên tiến, nhất là lĩnh vực triết học (là lĩnh vực có tác dụng rất lớn trong việc thay đổi và dẫn dắt xã hội tiến lên), có chăng chỉ là phổ biến các sách Mác-Lê. Vì thế để lấp các lổ hổng kiến thức của mình, chúng tôi không còn cách nào khác hơn là tìm tòi trên mạng Internet, nhưng cũng chỉ là chắp vá, không có tính hệ thống liên tục, đọc tới đâu hay tới đó. Trong khi đó thì rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn.
Tôi cũng có nhiều lần mặc cảm khi tiếp xúc với một số bạn bè nước ngoài, vì các tri thức về khoa học, triết học, lịch sử của họ hơn mình rất nhiều (vậy mà từ lâu ta cứ nghĩ họ chỉ là những con người thực dụng). Vì vậy việc làm của NXB Tri Thức rất có ý nghĩa quan trọng và cấp bách đối với thế hệ trẻ. Cá nhân tôi tin chắc là nó sẽ đem lại lợi ích lớn cho xã hội & tôi chúc tập thể NXB sẽ thành công.
Về mặt kinh phí, theo tôi tai sao không thiết lập một quỹ để kêu gọi sự đóng góp từ nhiều nguồn trong xã hội thay vì chờ đợi kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Vì thời gian và sự phát triển không thể chờ đợi một ai. Riêng tôi, thì vẫn chờ đợi và cảm thấy hạnh phúc khi mua từng cuốn sách mới xuất bản từ NXB Tri Thức.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh