Giới trẻ đang... đọc gì?

08:14 SA @ Thứ Hai - 15 Tháng Chín, 2008

"Harry Porter" chắc chắn hấp dẫn hơn "Những người khốn khổ", Jindo thú vị hơn nhiều so với tuyển tập truyện ngắn Nam Cao và hiển nhiên xem phim chưởng vẫn thích hơn việc ngồi nghiền ngẫm Tam quốc chí. Dường như, việc đọc các tác phẩm truyền thống đã trở nên xa lạ với giới trẻ.

Đời sống kinh tế phát triển, mỗi gia đình ít nhất cũng có 1 đến 2 cái tivi toàn loại "siêu phẳng, sắc nét" cùng với truyền hình ngày càng phát nhiều kênh giải trí hấp dẫn, hết game show này đến game show khác ra đời, hết phim này đến phim khác hứa hẹn được trình chiếu với những quảng cáo hấp dẫn. Đĩa DVD, VCD bán đầy rẫy. Internet đang bùng nổ, mạng toàn cầu bao trùm lên đất nước với tốc độ chóng mặt, bao nhiêu tiện ích chưa được khai thác hết trên mạng….cộng với thời khóa biểu học và làm việc dày đặc.

Chẳng còn mấy thời gian mà đọc, nhất là cho những tác phẩm kinh điển dày hàng trăm trang và kín mít những chữ. Việc ôm một quyển tiểu thuyết dày cộp chẳng hề đem lại thú vị cho giới trẻ bằng một quyển truyện tranh hài hước.

Nhiều bạn trẻ khi được hỏi đến các tác phẩm nổi tiếng của thế giới như : Chiến tranh và hoà bình, Những người khốn khổ, Sông Đông êm đềm, Đồi gió hú…thì đều nói là "Biết" nhưng khi hỏi đã đọc chưa thì nhiều người lắc đầu. Một số người chỉ đọc các tác phẩm kiếm hiệp, cũng có thể nói là kinh điển, như các tác phẩm của Kim Dung, nhưng không đả động gì đến những tác phẩm văn học khác.

Không hiếm trong số đó lý giải về sự "lười đọc" đó là "Internet đầy rẫy thông tin, tìm kiếm đơn giản…". Tuy nhiên, không ai dám chắc giới trẻ lên mạng để tìm kiếm, đọc và hấp thụ những tinh hoa văn hoá nhân loại.
“Kỉ lục” tìm "sex" trên google Đó là kết quả điều tra của trang thống kê Google Trends năm 2007. Bắt đầu từ nước chưa hề có tên trong top 10, Việt Nam nhảy vọt lên đứng đầu danh sách không mấy hay ho này (đứng trên cả Ấn Độ - nước vẫn giữ vị trí đầu bảng từ lâu).

Với gần 18 triệu người đang sử dụng Internet( tính đến 10/2007), phần lớn trong số này là tầng lớp thanh niên, ai cũng thấy giật mình với kết quả tìm kiếm đó.

Một kết quả nữa trên trang web Alexa.com (Trang web đánh giá mức độ phổ biến của các website) thì có tới 2 trang web "đen" xuất hiện có nội dung tiếng Việt. Tuy nhiên kết quả này chỉ phản ánh được một phần (Vì Alexa chỉ thống kê được với người dùng đã cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar). Phải chăng, chúng ta chưa bắt kịp với hiệu quả và chưa hạn chế được tác hại của hệ thống mạng toàn cầu. Internet vẫn còn là tài nguyên mới mẻ, và giới trẻ chúng ta thì nổi tiếng là "tò mò".

Tuy nhiên cũng không thể khẳng định là "dân mình" chỉ lên mạng tìm sex. Năm ngoái Google Trends cho thấy chúng ta đứng vị trí thứ 6 trong số các nước tìm kiếm "scholarship" (học bổng). Giới trẻ Việt Nam vẫn còn giữ được tính hiếu học từ cha ông truyền lại. Vẫn có liên tiếp những giải cao quốc tế được gặt hái, vẫn có những người tài trên khắp thế giới mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, và những kì thi Olimpic Toán vẫn được tổ chức ở Việt Nam…

Sách truyền thống liệu có mất đi? Gần đây,một số tác phẩm của những nhà văn trẻ mới nổi cũng khá được chú ý. Tầng lớp thanh niên bàn tán với nhau xung quanh các tác phẩm " hot" như "Bóng đè", "Cô gái điếm và 5 người đàn ông" (của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu). Nhưng việc đọc, cảm nhận một xu hướng văn chương mới thì không hẳn ai cũng khao khát mà chủ yếu tìm đọc vì tò mò, tìm đọc vì thấy bạn bè nói "chuyện đó sex lắm". Đại khái cứ liên quan đến "chuyện ấy" là lại làm xôn xao cả cộng đồng mạng lẫn cuộc sống thực. Đặc biệt cộng đồng mạng với tốc độ lan truyền thông tin cực lớn nên mức độ chấn động cũng kinh khủng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên một số tác phẩm vẫn được các bạn trẻ truyền tai nhau tìm đọc, đó thực sự là những tác phẩm có ý nghĩa nhân văn lớn. Tiêu biểu là "Mãi mãi tuổi 20" (Nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc), "Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm)….

Còn nói về thơ thì ít lắm. Nổi hơn cả là nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh với một số tập thơ nổi tiếng như : Khát (1999), Linh(2000), Đồng Tử (2005) được tìm kiếm còn hầu như cư dân mạng ít chất " lãng đãng thơ phú" rồi, họ dường như không tìm kiếm và trao đổi về thơ nữa. Còn thể loại " thơ" được sáng tác ngẫu hứng, rất nôm na đại loại như: "Thu đi để lại lá vàng- Anh đi để lại cho nàng thằng cu", "Đi học là đi tu- Ngồi học như ngồi tù"… thì không thể kể đó là thơ, là văn học được.

Nói vậy thôi, vẫn còn nhiều bạn yêu văn chương, yêu mùi thơm những quyển sách thực sự, yêu những bài thơ mềm mại Xuân Quỳnh, yêu những tác phẩm kinh điển đậm chất nhân văn và vẫn còn sôi nổi là vấn đề thời sự ở nhiều diễn đàn là việc bình luận các tác phẩm văn chương… Văn chương muôn đời vẫn giữ nguyên sức mạnh của nó. Đọc gì là tự bạn quyết định, hay dở là do cảm nhận mỗi người mà thôi!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • xem toàn bộ