Có chăng nền kinh tế tri thức?
“Kinh tế tri thức” theo cách hiểu của ta
Có một vấn đề được nói đến rất nhiều trong thời gian qua, đó là làm sao để Việt
Vậy “kinh tế tri thức” là gì? Theo cách giải thích thường thấy, thì đó là nền kinh tế hậu công nghiệp, có bước phát triển mạnh về chất, trong đó tri thức đóng vai trò chủ đạo bên cạnh các thành tố truyền thống khác của mọi nền kinh tế như lao động, vốn, tư liệu sản xuất. Trong nền kinh tế đó, các sản phẩm chứa đựng hàm lượng tri thức cao hơn hẳn so với trước đây.
Để không tụt hậu trong cuộc chạy đua tiến tới nền kinh tế của tương lai đó, chúng ta đề ra các nhiệm vụ phải giải quyết trong vòng mấy năm tới, đó là tập trung phát triển các ngành khoa học, công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v…, chú trọng đầu tư cho các ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao thay vì có hàm lượng lao động cao, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu như hiện giờ. Kèm theo đó là đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục để đào tạo ra những con người có trình độ, tay nghề cao thay thế cho lực lượng lao động phổ thông đang chiếm đa số.
Đại khái chúng ta vẫn hiểu như vậy.
Nói đến những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao ta thường nghĩ ngay đến những chiếc đĩa CD mỏng dính tiêu tốn lượng kim loại chỉ cỡ chiếc thìa cà phê nhỏ xíu, nhưng chứa đựng các chương trình đáng giá hàng trăm, hàng ngàn đô la. Hay những chiếc máy tính, thiết bị điện tử, y khoa nhỏ nhắn có giá trị gấp hàng trăm lần lượng nguyên liệu làm ra chúng. Chứ không như hàng hoá của chúng ta tốn bao công lao động, bao nguyên liệu, năng lượng mà chỉ bán được với giá rẻ mạt.
Cách so sánh trên khiến ta ngậm ngùi, tưởng lầm rằng tri thức tạo ra giá trị gấp nhiều lần lao động chân tay. Thật thế: tưởng lầm!
Nhầm lẫn giữa Giá trị sử dụng và Giá trị của hàng hoá
Bởi vì, nếu theo đúng học thuyết lao động của giá trị, thì tri thức – dù cao siêu đến mấy – cũng chỉ chiếm phần nhỏ trong giá trị của hàng hoá, chứ không hề nhiều như ta tưởng. Để hiểu được điều đó, ta hãy xem quy trình sản xuất ra một sản phẩm “có hàm lượng tri thức cao” nào đó, chiếc điện thoại di động chẳng hạn, diễn ra như thế nào, và giá trị của nó được hình thành ra sao.
Thoạt nhìn chiếc điện thoại di động nhỏ xíu với những chức năng siêu việt kiểu “nó chụp ảnh đẹp cực kỳ với độ phân giải 20 Megapixel, kết nối TV cho ra hình ảnh sống động như thật; in ảnh từ máy in mà không cần kết nối” v.v..., trong khi giá trị nguyên vật liệu làm ra nó chỉ đáng vài đô la, nhưng được bán với giá hàng trăm đô la, ta dễ ngộ nhận rằng nó đắt thế vì có nhiều chức năng thông minh, tức là “có hàm lượng tri thức cao”. Ngộ nhận, vì theo Adams Smith và Marx, giá trị của hàng hoá không phụ thuộc vào giá trị sử dụng của chúng, mà phụ thuộc vào lượng lao động xã hội trung bình cần thiết để làm ra hàng hoá đó. Chiếc điện thoại giá chừng đó, vì nó phải qua rất nhiều công đoạn sản xuất, và tổng chi phí lao động của những người công nhân đứng máy, kèm một chút chất xám của những kỹ sư sáng chế ra nó, đúng bằng chừng đó.
Thoạttiên, chiếc máy điện thoại được ra đời trong phòng thí nghiệm, nơi các nhà khoa học, kỹ sư làm việc. Ở đây nó thực sự là sản phẩm của trí tuệ, vì thế có giá đắt kinh khủng (hàng triệu đô la cho một bằng sáng chế là chuyện thường). Nhưng bản thân chiếc điện thoại vẫn chưa phải là hàng hoá. Nó cần được đưa vào sản xuất thương mại một cách đại trà. Các kỹ sư lập ra quy trình, công nghệ sản xuất một cách hợp lý nhất, đảm bảo sản phẩm có giá thành xã hội chấp nhận được. Công nghệ phải tiên tiến (đương nhiên), nhưng thao tác trên chúng lại phải vô cùng đơn giản để bất kỳ người công nhân nào cũng có thể tiến hành mà không cần có kiến thức cao siêu hay kỹ năng khéo léo đặc biệt. Và chính những người công nhân đó – bao gồm cả những người sản xuất ra nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc (tức lao động quá khứ kết tinh), chứ không chỉ những công nhân đứng máy ở các công đoạn sản xuất linh kiện và lắp ráp cuối cùng - mới là người sản xuất ra chiếc máy điện thoại, bằng mồ hôi của mình nhiều hơn là chất xám. Tổng số mồ hôi của họ, tính theo số giờ lao động, tạo nên giá trị của chiếc máy. Công sức của các nhà khoa học, kỹ sư sáng chế ra nó, dù đáng giá hàng triệu đô la đi chăng nữa, nếu phân bổ cho hàng triệu sản phẩm thì cũng chỉ chiếm một vài đô la mỗi chiếc. Quả thực một sản phẩm mới ra đời thường được bán với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của chúng, đó chính là lợi nhuận siêu ngạch do có ưu thế tạm thời mà Marx đã phân tích rất rõ trong “Tư bản”. Nhưng sau đó giá nhanh chóng tụt giảm và trở về đúng với giá trị thực của nó.
Như vậy, cả trong hiện tại và tương lai, một chiếc nồi cơm điện thông minh nhất chưa chắc đã có giá trị cao hơn một chiếc nồi gang bình thường, nếu như chi phí lao động dành cho chúng là như nhau. Ở siêu thị, ta thường thấy một chiếc nồi gang “made in
Việc chúng ta phấn đấu tạo ra các sản phẩm “có hàm lượng tri thức cao” là điều cần thiết, nhưng là để đáp ứng yêu cầu của thị trường, tức là để bán được hàng, chứ không phải vì làm thế sẽ nâng được giá trị của chúng lên cao như nhiều người kỳ vọng. Cần lưu ý: với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì lượng của cải vật chất, cũng như chất lượng, tính năng của chúng, tức giá trị sử dụng, do một người lao động sản xuất ra trong 8 giờ làm việc, tăng gấp nhiều lần so với trước kia, nhưng tổng giá trị của chúng, tính bằng thời gian lao động, lại không hề tăng - vẫn bằng 8 giờ lao động. Và giá trị của mỗi sản phẩm luôn giảm đi tương ứng với mức tăng năng suất lao động, bất chấp mọi tính năng siêu việt của nó.
Bởi vậy cần phân biệt thật rõ ràng “hàm lượng tri thức” trong Giá trị sử dụng và “hàm lượng tri thức” trong Giá trị của hàng hoá để không bị ngộ nhận như trên.
Nên chăng xem lại cách hiểu khái niệm “kinh tế tri thức”?
Hai thập kỷ vừa rồi chứng kiến sự bùng nổ của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, với sự tăng giá chóng mặt của cổ phiếu các công ty dotcom, các công ty sản xuất phần cứng, phần mềm, viễn thông so với các ngành truyền thống, đã khiến dân chúng hoa mắt mà tin vào sức mạnh ảo, tài sản ảo của chúng. Viễn cảnh về một “nền kinh tế tri thức” có lẽ cũng từ đây mà ra. Sự sụp đổ của các công ty dotcom kéo theo khủng hoảng trên thị trường chứng khoán công nghệ cao kiểu NASDAQ hai năm trước đây đã phần nào làm dân chúng tỉnh táo trở lại. Bởi suy cho cùng, các sản phẩm phần mềm, máy tính, Internet, E. commerce cũng chỉ đóng vai trò bổ trợ cho quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm thực, không phải ảo, thoả mãn các nhu cầu muôn thuở và ngày một đa dạng của con người mà thôi. Chúng khiến việc sản xuất, phân phối được hiệu quả hơn, năng suất cao lên còn chi phí giảm đi giúp tăng sức cạnh tranh, chứ không phải làm tăng giá trị của hàng hoá như nhiều người lầm tưởng. Tri thức, công nghệ thông tin chỉ chiếm một phần trong chi phí của các ngành sản xuất, và như ta biết, tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp trong GDP ngày một giảm, chỉ còn chiếm khoảng 30 – 40% GDP, trong tương lai còn thấp hơn nữa, có nghĩa là tỷ trọng của cái gọi là “kinh tế tri thức” thực sự chỉ chiếm một phần không đáng kể trong GDP.
Có lẽ cần phải xem lại cách hiểu của chúng ta về nền kinh tế tri thức như hiện nay đã đúng chưa. Những phân tích ở trên cho thấy chẳng thể nào có cái gọi là “sản phẩm có hàm lượng tri thức cao”, cũng như “nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò chủ đạo” theo nghĩa kinh tế chính trị học. Đơn giản là vì số người có trình độ cao luôn chiếm một phần rất nhỏ, độ 5% dân số, và họ cũng chỉ thực hiện được giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất hàng hoá, còn toàn bộ quá trình sau đó vẫn do những người lao động bình thường tiến hành. Và điều này đã diễn ra hàng trăm năm nay rồi, chứ chẳng phải đợi đến kỷ nguyên công nghệ thông tin.
Kinh tế tri thức là gì vậy?
Như trên đã phân tích, cái gọi là “nền kinh tế tri thức” không là một hình thái kinh tế đã đành, mà nó cũng không phải là ngành kinh tế thứ tư bên cạnh các ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (xem bài: “Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức” của tác giả Phùng Văn Thiết). Nó chỉ là bước phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất, và về bản chất chỉ là công cụ, phương tiện của nền kinh tế, phục vụ các ngành kinh tế truyền thống. Tự bản thân nó không sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người. Nó chỉ hỗ trợ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đó.
Việc chia nền kinh tế thành các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chỉ có tính ước lệ. Không hẳn là ngành sản xuất sau bao giờ cũng ở trình độ cao hơn ngành sản xuất trước như tác giả Phùng Văn Thiết đưa ra trong bài viết trên. Cao hay thấp là ở mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào ngành đó. Ai dám bảo rằng nông nghiệp ở Mỹ, với sự áp dụng các thành tựu của ngành oông nghệ sinh học tiên tiến (sản xuất các loại giống), của hoá học (cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu), của thuỷ lợi (thay trời làm mưa), của công nghiệp (công nghệ thu hoạch và bảo quản) ở trình độ thấp hơn công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam?
Vậy thực ra kinh tế tri thức là gì? Về điều này ông Andrew Steer, nguyên giám đốc World Bank tại Việt
Vì thế ông Andrew Sterr khuyến nghị Việt Nam cần nhất là tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao khả năng tự học của từng người dân, mở rộng mọi cánh cửa vào kho tàng tri thức nhân loại, chứ không phải là tập trung cho các ngành công nghệ cao như cách chúng ta đang hiểu và tiến hành.
o O o
Không biết ai là người đầu tiên đưa khái niệm “kinh tế tri thức” vào Việt
Cùng một tác giả: Khủng hoảng tài chính năm 2008: Cảnh báo của Karl Marx
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu