Cách mạng và Khoa học

05:43 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Mười, 2005

Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Tạp chí xin trích một phần bài “Cách mạng và khoa học” đăng trên Tin tức Hoạt động Khoa học, số 3 (8/1959) của Nhà sử học, nguyên Uỷ viên thường trực Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Khánh Toàn.

Chỉ riêng ba mặt: sự lãnh đạo của Đảng, mặt trận dân tộc thống nhất và đấu tranh vũ trang, chúng ta cũng đã thấy nó bao hàm biết bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu lĩnh vực, cho chúng ta biết bao nhiêu tài liệu và bao nhiêu kinh nghiệm, mà có thể nói công việc nghiên cứu khoa học của chúng ta chưa khai thác một cách sâu sắc và triệt để.

Thực tiễn cách mạng của chúng ta đặc biệt phong phú. Và cái đặc sắc của nó, ở chỗ này, là nó tiến rất nhanh từ khi Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc; đặc biệt là từ khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi và từ khi bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa thì tốc độ phát triển của thực tiễn cách mạng ở ta lại càng nhanh gấp bội. Nói chung, thời gian cần cho xã hội chủ nghĩa từ trong xã hội tư bản lọt lòng ra ngắn gấp mấy lần so với thời gian cần cho xã hội tư bản chủ nghĩa lọt lòng ra từ trong xã hội phong kiến. Nhưng trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, riêng trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang kinh qua, thời gian đó lại còn rút ngắn hơn nữa. Về tác động của quy luật đó, có thể nói, thực tiễn cách mạng ở nước ta rất tiêu biểu. Cũng vì thực tế cách mạng tiến triển với một tốc độ nhanh như vậy, nên lại đẻ ra một đặc điểm này nữa, là nó giải quyết các vấn đề một cách rất tập trung, nghĩa là khi mà nó đã phải giải quyết một vấn đề có tính chất cơ bản đối với cách mạng, thì đồng thời nó cũng đề xuất và giải quyết đến một mức độ nhất định rất nhiều vấn đề có quan hệ đến vấn đề đó. Như vấn đề khôi phục kinh tế: chúng ta không những chỉ khôi phục đơn thuần, mà trong đó đã có phần cải tạo và xây dựng ít nhiều rồi; hoặc trong giai đoạn chúng ta đang cải tạo, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nhiều nơi đã lên đến cấp cao. Mà chính ngay khi còn ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, về kinh tế, chính trị, văn hóa, cũng đã có nhiều mầm mống và nhân tố xã hội chủ nghĩa rồi.

Cách mạng ta sở dĩ phải giải quyết các vấn đề một cách tập trung như vậy là vì thực tế cách mạng của ta tiến nhanh, nhưng chính cái đó lại thúc đẩy thực tế cách mạng càng tiến nhanh lên nữa.

Nhưng nếu một mặt, nhờ vậy mà xã hội ta tiến nhanh, lịch sử ta tiến nhanh, thời mặt khác, chúng ta sẽ lâm vào cái nguy cơ là chúng ta sẽ thiếu một có sở vững chắc, nên công việc nghiên cứu khoa học của chúng ta không tiến kịp.

Vấn đề là tất cả các ngành khoa học phải thấy được những nhu cầu của cách mạng để phục vụ cách mạng cho kịp thời. Phương Tây có câu: "Hiểu biết tức là thấy trước". Khoa học xã hội chủ nghĩa là khoa học tiền tiến. Mà khoa học tiền tiến thì phải lấy điều đó làm nguyên tắc chủ đạo. Có người có thể nói: nói thì dễ nhưng làm thì khó, công việc nghiên cứu khoa học của chúng ta chỉ mới bắt đầu, chỉ mới gây nên một cơ sở, cán bộ nghiên cứu còn quá ít và trình độ còn thấp,v.v...

Cách mạng không đòi hỏi ở chúng ta phải có ngay những sáng chế phát minh đánh dấu cho cả một thời đại, như phóng tên lửa, phóng vệ tinh nhân tạo (không phải rồi đây chúng ta không làm được những cái đó). Cách mạng chỉ đòi hỏi chúng ta làm sao theo cho kịp đà phát triển của cách mạng. Như về ngành văn nghệ chẳng hạn, không phải chỉ có bàn về vấn đề phục vụ ai, phục vụ cái gì, ai là thù, ai là bạn, nhưng trong khi đó lại phải lo xây dựng con người mới, nhân vật mới, nhân vật của xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Hoặc như vấn đề kỹ thuật, không phải chỉ lao mình vào việc cải tiến cái cày, cái bừa, những cái đó cố nhiên là rất cần, nhưng trong khi đó, cũng đã phải nghĩ đến vấn đề cơ giới hóa, điện khí hóa và tự động hóa.

Hoặc như vấn đề giáo dục, không phải chỉ lo đào tạo cho phong trào hợp tác xã những cán bộ quản lý, kế toán viên và kỹ thuật viên trong điều kiện hợp tác xã hiện thời, mặc dù công việc đó là rất cấp bách và khẩn trương, nhưng trong khi đó đã phải chuẩn bị để sau 5, 7 năm nữa công nhân ta có thể nắm được kỹ thuật tối tân của sản xuất công nghiệp, nông dân ta có thể điều khiển được sản xuất nông nghiệp cơ giới hóa. Về các phương tiện đó, kế hoạch 5 năm sẽ làm nền tảng vững chắc cho chúng ta.

Đối với tất cả các ngành khác cũng như vậy. Chúng ta có đủ các điều kiện cơ bản để thấy được và phục vụ kịp thời những nhu cầu của cách mạng. Những điều kiện đó đồng thời cũng là những điều kiện đặt ra cho toàn bộ công tác nghiên cứu khoa học của chúng ta:

1 - Nhờ có Đảng lãnh đạo cho nên cách mạng của chúng ta tiến nhanh, thắng lợi bước từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng trong việc nghiên cứu khoa học tức là đảm bảo cho các ngành khoa học tiến nhanh và kịp nhu cầu của cách mạng.

2 - Nhờ Đảng áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnh nước ta, nên cách mạng ta đã trở nên bộ phận tiền phong của cách mạng giải phóng dân tộc bị áp bức. Nắm vững cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin nâng cao trình độ chính trị, lập trường tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là điều kiện tiên quyết để khoa học của chúng ta trở thành khoa học tiền tiến.

3 - Từ trước đến nay khi cách mạng đã giải quyết xong xuôi các vấn đề rồi thì việc nghiên cứu mới lẽo đẽo theo sau. Nhưng chính nhiều vấn đề, nếu không phải tất cả, đã có đủ tài liệu rồi, nhưng vẫn chưa khai thác, hoặc chỉ mới nêu ra. Thực tế cách mạng của chúng ta rất phong phú, nhưng chưa được sử dụng. Đi sâu vào thực tế khai thác triệt để thực tế Việt-nam về mọi mặt và luôn luôn tổng kết kinh nghiệm, đề xuất vấn đề, về xã hội cũng như về thiên nhiên, là điều kiện cốt yếu để khoa học của chúng ta phục vụ kịp thời nhu cầu của cách mạng và để có sự cống hiến tương xứng đối với khoa học thế giới.

4 - Như chúng ta đã thấy, cách mạng Việt-nam giải quyết các vấn đề một cách rất tập trung và trong khi giải quyết đã tạo nên một sự tương quan khá chặt chẽ giữa các vấn đề, giữa các lĩnh vực. Muốn tiến kịp với thực tế cách mạng, điều kiện cần thiết đối với việc nghiên cứu khoa học ở ta là phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, giữa các ngành trong khoa học xã hội và trong khoa học tự nhiên. Việc lãnh đạo nghiên cứu khoa học trước tiên phải đảm bảo sự kết hợp đó.

5 - Cách mạng Việt-nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ở trong phe xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu phát triển đồng đều với tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu phải có sự cộng tác chặt chẽ, một sự tương trợ mật thiết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Một mặt khác, chỉ có sự tương trợ và hợp tác quốc tế đó thì mỗi nước mới có thể phát huy hết khả năng và tính sáng tạo của mình và mới có phần đóng góp tích cực vào việc củng cố lực lượng vật chất và tinh thần của toàn phe xã hội chủ nghĩa. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của chúng ta là tích cực và triệt để tận dụng sự hợp tác và tương trợ quốc tế, dưới sự hướng dẫn của khoa học Liên-xô - khoa học tiền tiến nhất của thế giới, để khoa học Việt-nam có địa vị xứng đáng trong gia đình khoa học xã hội chủ nghĩa.

Có hai sức trở ngại lớn cho sự phát triển của khoa học, đó là tư tưởng bảo thủ và tinh thần tự ty. Thực tiễn cách mạng Việt-nam phát triển nhanh chóng là cơ sở để bài trừ nhanh chóng tư tưởng bảo thủ. Thực tiễn cách mạng Việt-nam rất phong phú, cống hiến nhiều kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc khác, tuy nó không cho phép chúng ta tự mãn và tự cao, tự đại, nhưng nó cũng không cho phép chúng ta tự ty.

Lấy thực tiễn cách mạng Việt-nam làm cơ sở hoạt động, lấy việc phục vụ kịp thời những nhu cầu của cách mạng Việt-nam làm quy luật cao nhất, lấy việc thực hiện những điều kiện nói trên làm phương hướng phát triển, đó là những nhân tố mở ra trước khoa học Việt-nam những chân trời bao la.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác