Văn minh là gì?
Văn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
Những điều kiện vật chất và sinh học chỉ là những đòi hỏi cần thiết chứ nó không tác tạo hoặc phát sinh ra văn minh. Cần phải có nhân tố tâm lý đưa vào trong cuộc. Ở đó phải có trật tự chính trị, kể cả nếu nó bị gần như tới tình trạng hỗn loạn như thời kỳ Phục hưng ở Florence hoặc Rome; con người phải cảm thấy một cách bao quát rằng họ không cần đi tìm cái chết hoặc những gánh nặng ở mỗi khúc quanh. Ở đó phải có sự thống nhất về ngôn ngữ để làm phương tiện truyền thông trao đổi tinh thần. Qua nhà thờ, gia đình hoặc trường học, ở đó phải có sự hợp nhất về luân thường đạo lý, những luật chơi của đời sống được thừa nhận ngay cả đối với kẻ vi phạm, và đưa ra sự điều hành một số trật tự và quy tắc, một số phương hướng và khích lệ. Có lẽ phải có cả sự thống nhất về cơ sở tín ngưỡng, niềm tin - siêu nhiên hoặc không tưởng - đã nâng giá trị đạo đức từ sự cân nhắc đến thành tâm, và mang cho đời cái cao quý và ý nghĩa dù cuộc sống của ta có ngắn ngủi. Và cuối cùng phải có sự giáo dục - những phương pháp, dù có thô sơ thế nào, nhưng cần để chuyển giao văn hoá. Dù bằng cách mô phỏng, khai tâm hoặc chỉ dẫn, dù bởi cha hoặc mẹ, thầy hoặc vị tu sĩ, kho tàng dân gian và di sản của một bộ tộc - ngôn ngữ và kiến thức, đạo đức và cách cư xử, kỹ thuật và nghệ thuật - phải được truyền lại cho lớp trẻ, như một phương tiện đích thực mà qua đó nhân loại đã biến đổi từ con vật thành con người.
Mất đi những điều kiện này hoặc đôi khi chỉ một thôi cũng có thể tiêu huỷ cả một nền văn minh. Một cơn địa chấn hay sự thay đổi hoàn toàn về khí hậu; những thiên tai như thế mà con người không kiểm soát được đã quét sạch một nửa dân số của đế quốc La mã dưới thời Antonines [1] , hoặc trận dịch Thần Chết Đen (Black Death) [2] đã chấm dứt thời đại phong kiến ở Âu châu thời trung cổ; hoặc tình trạng đất đai kiệt quệ hay ngành nông nghiệp suy sụp do bị thành thị bóc lột nông thôn, kết quả là bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực của nước ngoài; thiếu tài nguyên thiên nhiên như chất đốt hoặc vật liệu thô; thay đổi thương lộ sẽ làm cho một quốc gia bị gạt ra ngoài lề dòng thương mại chính của quốc tế; sự suy sụp tinh thần hoặc đạo đức do những căng thẳng, kích thích và tiếp xúc của đời sống đô thị, hoặc sự đổ vỡ những giá trị truyền thống của kỷ luật xã hội và không có khả năng để thay thế nó; sự suy thoái của giống nòi do bởi cuộc sống sinh lý bừa bãi, hoặc do bởi triết lý sống hưởng lạc, yếm thế hoặc ẩn dật; sự suy đồi của giới lãnh đạo do kém tài và do cái vòng nhỏ hẹp trong quan hệ của các gia tộc có thể truyền lại đầy đủ di sản văn hóa của dòng dõi; một sự tập trung có tính bệnh thái vào sự giàu có [của một thiểu số], đưa đến những cuộc chiến tranh giai cấp, những cuộc cách mạng xáo trộn, và sự kiệt quệ tài chánh: là những lý do mà một nền văn minh có nguy cơ bị huỷ diệt.
Văn minh không phải là điều tự phát hoặc bất diệt. Nó là thành quả đạt được của từng thế hệ và bất cứ sự gián đoạn nghiêm trọng nào ở nguồn tài trợ hoặc ở sự chuyển giao đều có thể giết chết nó. Con người khác thú vật chỉ bởi có nền giáo dục, vốn có thể được định nghĩa như là phương pháp chuyển giao nền văn minh.
Những nền văn minh là những thế hệ của linh hồn giống nòi. Như sự nuôi nấng dưỡng dục của gia tộc, và rồi được ghi chép, những thế hệ được kết tập lại, rồi trao truyền kho tàng tri thức ấy của lớp người đi trước xuống lớp người sau, và rồi được phát hành và mua bán, và qua hàng ngàn cách truyền đạt có thể đã gom những nền văn minh lại với nhau, và bảo tồn tất cả cái giá trị đích thực của nó cho nền văn hoá tương lai của chính chúng ta.
Trước khi lìa cõi đời này, chúng ta hãy thu lượm những di sản của chúng ta, và để lại cho con cháu đời sau.
Antoninus Pius (86-161) - hoàng đế La mã thời kỳ Pax Romana (Hoà bình La mã) trị vì từ 138-161.
The Black Plague - bệnh dịch hoành hành Âu châu giữa thế kỷ 14 (1347-1350) giết chết 1/3 dân số.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900