Nhân tài trong thời đại mới

08:19 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười Hai, 2005

Chưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển.

Nhân tài trong bất kể lĩnh vực hoạt động nào của đời sống xã hội cũng phải được bồi dưỡng, sử dụng và tôn vinh. Nhưng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay của đất nước, theo chúng tôi nghĩ, chúng ta phải đặc biệt chú trọng ba loại nhân tài sau đây:

Thứ nhất là các nhà lãnh đạo sáng suốt. Nói cho công bằng, lẽ ra lãnh đạo ở các cấp đều phải là các nhân tài. Nhưng trong thực tế, đôi khi không phải như vậy. Hình như cách thức mà chúng ta tuyển chọn người vào các cấp về lãnh đạo có gì đó chưa ổn, chưa chọn được nhiều người thực sự có năng lực và tâm huyết.

Trong rất nhiều trường hợp, ở mọi lĩnh vực và mọi cấp độ, nếu công việc không chạy, không có hiệu quả hoặc thậm chí bê bối, cần phải chấn chỉnh, thì nói chung ở đó chỉ thiếu có một người, có người đó là sẽ có tất cả và tình hình sẽ khác hẳn. Người đó chính là người lãnh đạo sáng suốt.

Xưa nay, những người lãnh đạo đều cần phải có những phẩm chất đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định tuỳ theo yêu cầu của cương vị tương ứng. Nhiều nhà lý thuyết về quản lý cho rằng, về đại thể công việc quản lý xã hội loài người cũng phải tuân theo một quy luật tự nhiên rất khắc nghiệt đại thể là: trong một đàn động vật kém trí khôn, chẳng hạn đàn voi, thì con nào khoẻ hơn (thường được lọc lựa sau vài trận tỉ thí ác liệt) sẽ là chúa tể .Đối với loại động vật có trí khôn hơn, như khỉ chẳng hạn, thì con nào vừa khỏe nhưng phải là tinh khôn hơn sẽ được cả đàn coi là đầu đàn. Còn con người ngày càng trở nên quá tinh khôn cùng với các thể chế chính trị - xà hội quá phức tạp nên việc lựa chọn người đứng đầu là rất khó khăn. Nhưng nếu ở một nơi nào đó, trong một giai đoạn lịch sử nào đó, những người giỏi giang và có đạo đức hơn nói chung được xếp vào những cương vị cao hơn thì xả hội sẽ phát triển một cách lành mạnh, trường hợp ngược lại thì sẽ có nhiều rối ren mà nhân dân lao động là những người chịu khổ đau nhiều nhất.

Ngày nay, ngoài nhưng phẩm chất thường phải có ở mọi thời đại, người lãnh đạo còn phải có thêm một số phẩm chất đặc biệt nữa để thích ứng với hoàn cảnh mỗi khi mà tri thức bùng nổ, mọi thay đổi diễn ra nhanh chóng, các phương tiện thông tin và vận chuyên hiện đại đến mức mọi việc dường như xảy ra tức thời và tại chỗ. Những phẩm chất mới ấy của người lãnh đạo có thể tóm tắt trong một lời ngắn gọn: phải cótầm nhìn xa hơn và có tính quyết đoán mạnh mẽ hơn.

Thứ hai là các doanh nghiệp tài ba. Thời kỳ bao cấp qua rồi, chúng ta đang rất cần những nhà doanh nghiệp có chí làm ăn lớn đồng thời có đủ tri thức về thị trường, về tài chính và công nghệ.Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có một người có tài sản cá nhân lớn nhất thế giới (khoảng gần 100 tỷ đôla) chỉ nhờ có bộ óc thông minh như Bill Gates - chủ hãng phần mềmmáy tính Microsoft. Những ông chủ của các doanh nghiệp trí tuệ như vậy sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Năm năm, mươi năm hay hai mươi nam sau nữa, ai trong số đó sẽ là công dân của đất nước Việt Nam có nhiều tiềm năng chất xám này. Nếu không có các nhà doanh nghiệp trí tuệ tài ba ấy, chắc hẳn nền kinh tế của chúng ta không thể có tốc độ tăng trưởng GDP quá 7% /năm (hoặc 8%/năm). Như vậy, khoảng 25 năm nữa, chúng ta mới đuổi kịp Thái Lan bây giờ về GDP tính trên đầu người.

Tức là khoảng cách giữa chúng ta và thế giới công nghiệp rộng thêm chứ không thu hẹp. Liệu tất cả chúng ta có thể yên lòng trước viễn cảnh đó?

Giải phóng và phát huy nội lực, theo chúng tôi trước hết là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, phát huy tài trí của mình đế làm giàu cho chính mình và cho xã hội.

Thứ ba là các nhà khoa học -công nghệ giỏi. Không nền kinh tế nào có thế phát triển bền vững nếu không dựa vào khoa học và công nghệ của chính mình. Khi khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đúng như lời tiên đoán của C.Mác từ giữa thế kỷ XIX thì bản thân các nhà khoa học -công nghệ, trong một số lĩnh vực, cũng đồng thời là nhà sản xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tiềm năng khoa học và công nghệ bao giờ cũng là chỗ dựa vũng chắc của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn lại lịch sử nhân loại, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện và suy vong của các nền văn minh thường gắn liền với khả năng nắm bắt hoặc bỏ lỡ cơ hội đối với các kỹ thuật mới. Ở thời đại ngày nay điều ấy càng đúng. Khi thông tin và tri thức là tài nguyên quan trọng nhất thì tài nguyên con người với tiềm năng trí tuệ cao là quý giá nhất. Đó là ai? Trước hết đó là các nhà khoa học -công nghệ giỏi. Muốn có các nhà khoa học - công nghệ giỏi thì ưu tiên hàng đầu là phải tập trung mọi nỗ lực để xây dựng một nền giáo dục quốc dân lành mạnh và hiệu quả.Không có một nền khoa học và công nghệ nào có thểphát triển được trên cơ sở một nền giáo dục còn nhiều bất cập như của nước ta hiện nay. Để xoay chuyển được tình thế này, một lần nữa lại phải có tầm nhìn xa và tính quyết đoán cao.

Đề minh họa điều này, tôi xin kể một câu chuyện cũ. Ấy là khoảng 50 năm về trước, khi Nhà nước Israel mới được thành lập, những người Do Thái lưu lạc khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng đất nước riêng của mình. Bộ trưởng Bộ giáo dục của Israel lúc ấy là bạn thân của Thủ tướng. Một ngày nọ, sau nhiều đêm mất ngủ, ông nhất quyết đòi được gặp Thủ tướng đề trình bày đề án xây dựng 10 Trường Đại học kỹ thuật đầu tiên của Israel với lý do: Nhà nước Do thái lúc bấy giờ (năm l950) chỉ có người đi buôn chứ không có người làm kỷ thuật và Nhà nước ấy sẽ lại tiêu vong nếu không có khoa học - kỹ thuật. Thủ tướng Israel lúc đó là một người có tầm nhìn xa và dám quyết. Ngay trên bàn ăn sáng hôm ấy với Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã quyết định xây dựng 5 Trường Đại học kỹ thuật đầu tiên của Israel (chỉ năm vì không đủ kinh phí xây dựng mười). Ông Asher, Chủ tịch tập đoàn điện tử Degem lớn vào loại nhất của Israel ngày nay đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này tại Tel Aviv vào tháng 10 vừa qua và hóm hỉnh kết luận: "Như vậy là nền khoa học và công nghệ của Israel ra đời bởi một người mất ngủ là một người dám quyết!”.

Uớc mong sao ở mỗi cấp lãnh đạo của đất nước ta cũng có nhiều người mất ngủ và một vài người dám quyết!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Singapore thu hút hiền tài

    22/10/2005Nguyễn Minh VũChưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Việt Nam cũng không thể không nghĩ đến vấn đề “lưu thông chất xám”.
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác