Cuộc giải phóng thứ hai

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
07:30 CH @ Thứ Bảy - 01 Tháng Ba, 2014

Xem thêm:

“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "

1. Những di sản của một cuộc giải phóng nửa vời

Trước hết, cần phải hiểu rằng phong trào giải phóng dân tộc không nhất thiết phải được lãnh đạo bởi một lực lượng hoặc một xu hướng chính trị duy nhất. Mục đích cuối cùng của phong trào giải phóng dân tộc là các dân tộc được giải phóng. Các dân tộc được giải phóng có nghĩa là cuối cùng các dân tộc có quyền và khả năng thành lập một nhà nước của mình mà không lệ thuộc, không bị điều khiển trực tiếp bởi các lực lượng thực dân. Hay nói cách khác, giải phóng dân tộc là đưa các dân tộc ra khỏi sự ảnh hưởng hoặc sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

Kết quả của phong trào giải phóng dân tộc là sự độc lập của các dân tộc, nhưng cộng đồng các dân tộc không trở thành một thể đồng nhất. Trong khi đánh đuổi thực dân, chúng ta chỉ nhìn thấy sự giống nhau và chúng ta nhìn nhận nó như một phong trào. Nhưng một khi các dân tộc giành được độc lập của mình, các nhà nước dân tộc sẽ xuất hiện với cấu trúc chính trị và chất lượng chính trị hoàn toàn khác nhau, với những xã hội cũng khác nhau.

Chúng ta phải khẳng định rằng giải phóng các dân tộc ra khỏi sự nô dịch trực tiếp của chủ nghĩa thực dân, của các nước đế quốc là một thành tựu lớn lao. Phong trào giải phóng dân tộc là một cuộc cách mạng long trời lở đất, một phong trào làm chuyển biến chất lượng chính trị trên toàn thế giới. Đó là thành tựu văn hóa, chính trị vĩ đại của nhân loại. Đó là một trong những điểm bản lề của sự phát triển chính trị trên toàn thế giới.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình
(Hà Nội) ngày 2/9/1945.

Nó tạo ra một trạng thái nhận thức vô cùng to lớn. Những nhà chính trị tiền bối của chúng ta như Hồ Chí Minh, Gandhi... đã tạo ra tự do để các dân tộc có cơ hội phát triển.

Rất tiếc diều đó cho đến nay chưa trở thành hiện thực. Do bế tắc đường lối phát triển, hầu hết các quốc gia này vẫn không cách nào thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu, thất học, bệnh tật, trong khi đó môi trường bị suy thoái nghiêm trọng và xung đột nội bộ liên miên. Thực ra tình trạng đó cũng đã tồn tại từ hàng trăm năm trước, có điều càng ngày càng trầm trọng và gay gắt hơn. Đã có thời nhiều lực lượng trong Thế giới thứ ba kỳ vọng vào mô hình Xô Viết như là mẫu hình hoàn hảo để các nước thế giới thứ ba noi theo, nhưng thực tế cuối cùng cho .thấy đó chỉ là những ảo ảnh đẹp đẽ mà không phải là sự phát triển đích thực. Xã hội Xô Viết tiềm ẩn quá nhiều nhân tố phi tự nhiên nên dù mục đích có cao thượng đến đâu thì cũng tất yếu phải đi đến sụp đổ. Sự phá sản của Liên Xô cũng làm tiêu tan giấc mơ có vẻ đẹp đẽ của nhiều người nhưng cũng có giá trị như một bài học để người ta nhận ra rằng phát triển không thể trở thành hiện thực nhờ ý muốn chủ quan hay những ước mơ đẹp đẽ. phát triển cần phải dựa trên một nền tảng lý luận khoa học cho phép giải quyết mối quan hệ giữa phát triển con người và phát triển các nguồn lực vật chất phục vụ con người.

Xã hội nghèo nàn và lạc hậu của Thế giới thứ ba với những căn bệnh nguy cấp cần được mổ xẻ chứ không cần sự xoa dịu bằng những lý thuyết mị dân. Nếu cứ tiếp tục đổ lỗi cho người khác, dù là toàn cầu hóa hay các tập đoàn đa quốc gia, dù thiên tai hay cái gọi là "chủ nghĩa thực dân mới", các nước nghèo vẫn sẽ tiếp tục trì trệ và không bao giờ thoát ra khỏi vòng nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Để đi lên chúng ta cần nhìn lại chính mình, tìm ra những nguyên nhân để kịp thời khắc phục. Giàu có và thịnh vượng có muôn màu sắc khác nhau, còn sự nghèo khổ thì chỉ có một khuôn mặt. Các quốc gia kém phát triển cùng có chung một căn bệnh tranh niên, về mặt đối nội là tình trạng thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, về mặt đối ngoại là tình trạng thiếu không gian hợp tác rộng mở và thiếu năng lực hợp tác với thế giời bên ngoài.

Vậy thì công nghệ nào, cái know-how nào tạo sự phát triển của dân tộc sau khi được giải phóng về mặt nhà nước? Đó là công việc của chúng ta, là công việc của thế hệ sau của các nhà giải phóng. Các nhà cách mạng tiền bối đã làm tròn nghĩa vụ của mình, họ đem lại không gian tự do trọn gói cho cả một dân tộc. Còn chúng ta, hậu duệ của họ phải nghiên cứu phát triển cái không gian chung ấy, hơn nữa, phải phân phối nó tới các cá nhân, biến nó thành những không gian thuộc quyền sở hữu của mỗi một con người nhằm mục đích phát triển năng lực của dân tộc về mặt phát triển. Nếu không giải được bài toán phát triển, cách mạng giải phóng dân tộc mãi mãi chỉ là cuộc cách mạng nửa vời.

2. Tự do như là không gian sáng tạo

Nếu đem so sánh lịch sử kinh tế với lịch sử chính trị, chúng ta thấy có một sự trùng hợp: ở nơi nào đời sống chính trị chậm phát thêm thì đời sống kinh tế cũng chậm phát triển - nếu chúng ta xem sự chậm phát triển về kinh tế không đơn thuần ở bình diện thu nhập quốc gia. Chúng ta hãy thử đi sâu vào phân tích kỹ sự trùng hợp này.

Theo chúng tôi, sự trùng hợp này không phải ngẫu nhiên. Vấn đề nằm ở không gian tự do sáng tạo của nhân dân: nguồn gốc của sự chậm phát triển kinh tế nằm ở sự chậm phát triển về chính trị, tức là sự chậm phát triển về không gian tự do để phát triển các năng lực sáng tạo.

Xét trên bình diện triết học thì sự phát triển của loài người cuối cùng là sự phát triển của mỗi con người, tức là giải phóng được mỗi cá nhân con người. Đương nhiên, về mặt lịch sử, quá trình phát triển ấy có nhiều giai đoạn. Giải phóng dân tộc là một cái mốc, là một giai đoạn của quá trình giải phóng tổng thể. Quá trình ấy đã diễn ra và các dân tộc đã được giải phóng. Điều đó rất quan trọng bởi vì con người phải được sống trong những cộng đồng, trong những dân tộc và trước khi có quá trình giải phóng dân tộc thì có nhiều dân tộc không có người đại diện. Quá trình giải phóng dẫn đến kết quả rất tiến bộ là mỗi dân tộc đều có được một người đại diện, tức là có tiếng nói của mình. Quá trình ấy là tiền đề quan trọng nhưng không đồng nghĩa với quá trình giải phóng con người. Mục tiêu của các nhà lãnh dạo giải phóng dân tộc là độc lập với các nước đế quốc, hay là tách mình ra khỏi các nhà nước đế quốc để giải quyết các vấn đề nội bộ trong nước. Vì thế, cuộc cách mạng giải phóng vừa qua mới chỉ là quá trình giải phóng cho một số người chứ không phải cho tất cả mọi người. Sau khi kết thúc quá trình giải phóng dân tộc, một bộ phận rất lớn dân chúng lại bị rơi vào vòng nô dịch mới, một sự trói buộc mới do chính nền văn hóa và những nhà chính trị đồng bào của họ tạo ra.

Nếu như chúng ta chỉ dừng lại là thỏa mãn độc lập dân tộc dựa theo cái nghĩa dân tộc như một gói các yếu tố giống nhau, thì chúng ta không có cách gì biến các dân tộc trước kia là thuộc địa ra khỏi sự nghèo đói Có nhiều nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển của vùng Đông Nam Á cho thấy những dân tộc phát triển được thường là những nước chưa từng là thuộc địa của bất kỳ một đế quốc nào. Như vậy có nghĩa là nhân dân ở đâu chưa có kinh nghiệm của nô lệ, chưa có kinh nghiệm của sự thiếu tự do thì năng lực sáng tạo của dân tộc ấy khá hơn mặc dù hệ thống chính ta vẫn chưa hoàn toàn tiến bộ. Hay nói cách khác, có một mối quan hệ chính trị có tính chất họ hàng giữa các nhà nước độc quyền và chủ nghĩa thực dân.

Lịch sử nhân loại cũng là lịch sử quá trình thức tỉnh về giá trị của tự do. Chủ nghĩa Marx quan trọng không phải ở chỗ nó phân chia xã hội ra làm giai cấp, nó cũng không phải vĩ đại ở chỗ mổ xẻ được cấu trúc của hệ thống kinh tế tư bản hay phân tích về cấu trúc xã hội, mà ở chỗ nó thức tỉnh về giá trị con người thuộc một bộ phận cực kỳ lớn về số lượng, đó là những người vô sản. Nó trang bị cho những người vô sản những công cụ tư tưởng để nhận thức ra chính mình, nhận thức ra sức mạnh. Nếu không có những cuộc cách mạng vô sản thành công hoặc không thành công như trước đây thì chúng ta không có cái gọi là xã hội dân chủ hay chủ nghĩa tư bản nhân đạo như hiện nay. Đó là cách mà nhân loại sử dụng để điều chỉnh thái độ của từng bộ phận nhân loại và ngay cả các nhà tư bản và giới chủ cũng chỉ nhận thức ra được những mặt phản động, những mặt thiếu nhân văn trong lối cai trị và cai quản của mình khi họ bị uy hiếp bởi các cuộc cách mạng vô sản.

Không gian chính trị khi va chạm với nhau sẽ hình thành không gian tự do, hay là không gian dân sự. Nếu không có không gian tự do dân sự thì không thể có cái gọi là sự tiến bộ chính trị. Đấy là biểu hiện vừa vật chất, vừa hình thức, vừa pháp lý vừa chính trị của cái gọi là sự tiến bộ chính trị. Con người không có cách gì để sáng tạo nếu không có tự do, nếu không tự nguyện. Con người chỉ sáng tạo được nếu tự nguyện lao động, nếu yêu mến cái mình đang làm, yêu mến cuộc sống mình đang sống, yêu mến đất nước nơi mình đang tồn tại. Đó là không gian của mọi sự sáng tạo từ văn hóa, nghệ thuật cho đến khoa học

công nghệ, cho đến cả các hình thức sống. Không có tự do thì không phải là con người mà không phải là con người thì không thể có sự sáng tạo của con người được. Tất nhiên nói như thế thì khái niệm tự do là một cái gì đó vuông vức, hoặc là nó tròn trĩnh, hoặc là nó có thể quan sát được. Tự do là một trạng thái tinh thần. Còn sự thiếu tự do thì có thể định nghĩa được. Sự thiếu tự do là sự hiện diện của các yếu tố ngăn cản sự phát triển của không gian tinh thần của con người.

3. Cuộc giải phóng thứ hai và những tiền đề của nó.

Cuộc giải phóng các dân tộc ra khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc thực dân dẫn đến sự hình thành nhà nước chính trị. Và khi các vấn đề chính trị nội bộ trở thành các vấn đề chính trị chủ yếu thì nó bắt đầu một trạng thái nhà nước mới gọi là nhà nước dân tộc. Nhưng dân tộc chứa đựng những thứ bậc, những cấu trúc cực kỳ phức tạp. Sự phát .triển của hình thức nhà nước đạt đến trình độ cao sẽ trở thành "nhà nước dân chủ", tức là nhà nước nhân dân. Nhà nước dân chủ là một cái đích, một khâu hiệu, hơn thế nữa, nó là sự tiến bộ. Vì thế, ngay cả các nhà chính trị hoàn toàn phi dân chủ cũng luôn luôn gọi nhà nước của mình là nhà nước dân chủ và nhân dân. Ba trạng thái nhà nước như vậy từ nhà nước chính trị chuyển thành nhà nước dân tộc và từ nhà nước dân tộc chuyển thành nhà nước dân chủ - là những chặng khác nhau của quá trình phát triển của nhà nước. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tạo ra cái quyền tự quyết được thể hiện dưới trạng thái nhà nước chính trị. Các nhà chính trị nội địa trở thành những nhà cầm quyền và họ học hỏi kinh nghiệm từ sự cai trị của chính các nhà thực dân. Các nhà chính trị không xuất ngoại thì chỉ nhận được những kinh nghiệm thuộc địa. Đó là lý do tại sao chủ tịch Hồ Chí Minhlại phải đến tận Pháp, đi khắp nơi để so sánh, học hỏi và cuối cùng trở thành một nhà chính trị lão luyện.

Nhiều người cho rằng đối với các nước chậm phát triển dân chủ là một thứ xa xỉ, rằng những nước này cần phải chờ phát triển kinh tế trước rồi mới xây dựng dân chủ. Chúng tôi cho rằng diều đó là sai lầm. Thực ra người ta chỉ có thể khắc phục được trạng thái trì trệ của sự thiếu tự do kinh tế để làm cho nền kinh tế đi lên một chút theo bản năng chứ không thể có phát triển phi dân chủ. Muốn phát triển kinh tế trước hết là phải phát triển con người, mà muốn phát triển con người thì phải có tự do về chính trị, tức là phải giải phóng xã hội ra khỏi sự ràng buộc chính trị. Tự do về chính trị không có nghĩa là có trường phái chính trị tự do. Tự do về chính trị là không chính trị. Nói cách khác, chúng ta cần phải giải phóng con người ra khỏi chính trị chứ không phải !à chọn chính trị tự do, bởi vì nói cho cùng cũng không có thứ. chính trị do. Chính trị nào cũng không tự do. Nhưng con người thì có thể giành được sự tự do về chính trị. Con người trôi nổi giữa xu hướng chính trị này với xu hướng chính trị kia. Cho nên, cái dân chủ mà chúng ta đang nhận thức được chính là có quyền tự do cho các xu hướng chính trị và khi các xu hướng chính trị được tự do và có không gian tự do, thì nó thay thế lẫn nhau và là phương thức cơ bản để giải phóng con người ra khỏi chính trị.

Như trên đã nói, chúng ta có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Cần giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. Hơn nữa, những điều kiện của cuộc cách mạng ấy không phổ biến, bởi lẽ sự trì trệ chính trị của các quốc giacó căn nguyên văn hóa, chính trị, sắc tộc, kinh tế... hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết một điều kiện hết sức phổ biên và căn bản để có thể tiên hành cuộc giải phóng lần thứ hai này, đó chính là giải quyết vấn đề sở hữu. Con người buộc phải có không gian pháp lý để có sở hữu. Khi con người có cái gì đó thì con người sẽ phải tìm cách giữ nó. Sự tự giác của con người về các quyền công dân của mình là tiền đề cơ bản. ở đây cần phân biệt sự tự giác về các quyền với các quyền ấy. Con người có thể chưa có các quyền công dân theo đúng nghĩa, nhưng con người phải tự giác thì mới có tiền đề đầu tiên như vậy. Và con người còn phải ý thức về cái mình cần nữa. Do đó, cần phải giải phóng con người ra khỏi những sở hữu tối thiểu để họ ý thức được các quyền, phải giới thiệu cho họ cái họ cần để họ tìm kiếm và mơ ước.

Vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi một cá nhân là biết rõ cái anh có để giữ và cái anh cần để tìm. Trên con đường tìm kiếm những cái mình cần và gìn giữ cái mình có, con người sẽ thức tỉnh về giá trị, cả về may mắn cũng như rủi ro của mình. Khi nào con người bắt đầu có nhu cầu đi tìm kiếm cái rủi ro và cái hạnh phúc mà mình có thể có thì lúc ấy con người bắt đầu có tự giác về giá trị, lúc ấy mới có thể nói đến các quá trình dân chủ hóa các nhà nước. Dễ nhận thấy rằng sau khi phi thuộc địa, những nhà nước có hệ tư tưởng toàn dân hay có tôn giáo toàn dân gặp nhiều khó khăn hơn so với những nhà nước khác trong việc dân chủ hóa xã hội. Lý do đơn giản là các dân tộc không có nhà nước văn hóa toàn dân thì không bị trói buộc về văn hóa, các nhà nước không có chính trị toàn dân thì không trói buộc về chính trị.

Trở lại vấn đề sở hữu. ở đây, chúng tôi muốn nói đến trạng thái thấp nhất của sở hữu, đó là sở hữu cái con người sử dụng, chứ không phải là sở hữu tư liệu sản xuất. Chúng tôi không muốn cường điệu vai trò của tư liệu sản xuất. So với 100 năm trước đây sở hữu tư liệu sản xuất hiện nay không còn quan trọng như là mọi người nghĩ nữa. Thời đại ngày nay, sở hữu tư liệu sản xuất được bán rao thông qua thị trường chứng khoán, thông qua các công ty cổ phần, và con người trước hết cần phải sống chứ không phải là sản xuất. Nhà cửa, đất đai đang dần chấm dứt vai trò của tư liệu sản xuất để trở thành những vùng tinh thần mà con người có quyền làm những gì họ muốn.

4. Kết luận

Những phân tích trên đây tuy còn sơ lược, nhưng cũng đủ để cho phép chúng ta khẳng định một điều: tiềm năng của thế giới thứ ba là có thật, và cơ hội để biến tiềm năng ấy thành một tương lai tươi sáng cũng có thật. Vấn đề nằm ở cách thức mà các dân tộc lựa chọn để phát triển. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà trí thức là tìm ra nguồn gốc của tình trạng trì trệ ấy và vạch ra một con dường phát triển. Nguyên nhân trì trệ của thế giới thứ ba, theo chúng tôi, nằm ở sự trì trệ về chính trị, điều đã trói buộc sức sáng tạo của nhân dân trong suốt nửa sau thế kỷ XX. Xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt càng đặt ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển. Một dân tộc chỉ có thể phát triển, chỉ có thể cạnh tranh có hiệu quả nếu nó huy động dược mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực con người. Để làm được điều đó, con người phải được giải phóng. Dân chủ hóa, giải phóng con người, đó là chiếc chìa khóa duy nhất, cũng là chiếc chìa khóa vạn năng.

Chiếc chìa khóa ấy nằm trong tầm tay của các dân tộc đang phát triển. Nó sẽ quyết định tương lai của thế giới thứ ba, và điều đó cũng có nghĩa là nó sẽ quyết định phần lớn tương lai của cả nhân loại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tuyên ngôn Độc lập

    01/09/2016GS. Tương LaiCách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân...
  • Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do

    19/08/2013TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...