Tham mưu: Kiến thức và trung thực

09:05 SA @ Thứ Sáu - 16 Tháng Sáu, 2017

Gần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.

Ngay khi bắt đầu xây dựng đường dây 500 KV, công trình quốc gia vào loại hàng đầu này bị cho là do người ra quyết định, ở đây, Thủ tướng Chính phủ - bấy giờ là anh Võ Văn Kiệt - quá nghe tham mưu. Lời nặng tiếng nhẹ đôi khi dẫn đến những cuộc tranh luận khá gay gắt trong cơ quan lãnh đạo cao. Song, khi đường dây 500 KV chứng minh hiệu quả rõ ràng, kể cả hiệu quả thu hồi nhanh vốn đầu tư, người ta đã nói thêm những đường dây 500 KV nữa mà không rút lại nhận xét về những người, những ý kiến tham mưu cho Thủ tướng. Chúng ta biết, đó là chuyện bình thường, nhất là đối với những công trình chưa có tiền lệ ở nước ta. Nó sẽ không bình thường khi, trên hiệu quả đạt được, chưa có cách nhìn những ý kiến tham mưu, những người tham mưu một cách rạch ròi, công thì thưởng, tội thì trừng, như thông lệ mọi nơi, mọi lúc. Biết bao nhiêu công trình đạt hiệu quả và cũng biết bao nhiêu công trình không đạt hiệu quả, lịch sử thì cân phân, còn phán xét của Đảng và Nhà nước lại bỏ nửa chừng.

Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước vào thời kỳ giao tiếp giữa hai cơ chế như đang diễn ra ở nước ta, hết sức cần nhiều ý kiến tham mưu, nhiều hiến kế với nhiều giải pháp khác nhau qua nhận thức và kinh nghiệm của từng người, từng nhóm người liên quan tri thức mà những người ấy, những nhóm người ấy thu nhận từ những trường phái kinh tế - xã hội nào trước khi chúng ta định hình được cái cốt lõi Việt Nam của riêng mình. Đó là một quá trình mày mò, trao đổi, phản biện, công nhận và bác bỏ liên tục, tất cả đều là những phương án - tôi nói những phương án nghiêm chỉnh - ở dạng khả năng mà cuối cùng cơ quan lãnh đạo cao nhất, người lãnh đạo cao nhất phải dũng cảm chịu trách nhiệm, bằng không, chúng ta chẳng làm được cái gì cả. Hễ có "bàn vào" thì có "bàn ra", với đủ cả tri thức lẫn động cơ, kinh nghiệm. Giá như lật tới lật lui như thế đối với chủ trương hợp tác hóa, công nghiệp hóa thời kỳ sau ngày đất nước giải phóng hoàn toàn và thống nhất thì có thể đường lên của chúng ta đã thong dong hơn một mức. Ngày nay, danh dự của đồng chí Kim Ngọc - Bí thư Vĩnh Phú, được khôi phục, song nếu quan điểm khoán sản phẩm nông nghiệp của đồng chí được đặt ra rõ ràng, thu nhận nhiều ý kiến thuận nghịch thì sự khôi phục danh dự kia không cần thiết và quá trình cải cách quản lý nông nghiệp không quá muộn màng.

Tuy nhiên, một mặt khác cần được lưu ý thỏa đáng là tổ chức tham mưu, thu nhận ý kiến tham mưu. Sở dĩ tôi đặt vấn đề như thế bởi quả có những sai sót, người chịu trách nhiệm dù là người lãnh đạo có quyền quyết định, vẫn chịu tác động của tham mưu, thậm chí tác động ngược lại với thực tế và cho hiệu quả xấu. Cái này thì nhiều lắm, ở cấp vĩ mô cũng như ở cấp thực hành. Tôi rất mừng, gần đây Quốc hội và Chính phủ, sau khi nghe rất nhiều ý kiến tham mưu, vẫn đối chiếu và chọn lựa như tham mưu đề xuất tăng giá điện, gas, than... nhưng Chính phủ không chấp nhận. Tất cả chúng ta sẽ mừng hơn nếu sự cân nhắc theo hướng bác bỏ những cái không phù hợp đồng hành với xu hướng thừa nhận cái đúng, cái cần làm. Đây là một cân đối trong điều hành việc nước, việc Đảng.

Lúc sinh tiền, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thường bực dọc về cái mà đồng chí gọi là "quân sư quạt mát" thay cho "quân sư quạt mo". "Quân sư quạt mo" trong dân gian đã thành hình tượng trên sân khấu, những người "dựa bệ ăn lương" cho ý kiến lia lịa, can thiệp lia lịa vào đủ thứ chuyện của triều đình và là những ý kiến nếu không sai về định chuẩn khoa học thì cũng xuất phát từ những động cơ, nói trắng ra, tầm bậy. Người ta gọi đó là những tay "nịnh". Với những người tham mưu dù "quạt mo" hay "quạt máy", dân gian ta đánh giá đó là những "thầy dùi". Tham mưu mà thành "thầy dùi", chẳng hay ho gì. Cuối cùng rồi, có thể có những tham mưu đúng nghĩa như Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị và cũng có những tham mưu đặc sệt "thầy dùi" kiểu Bàng Hồng... Song, cái bản lĩnh của người lãnh đạo là cân nhắc và quyết định, bản lĩnh ấy được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Nói cho cùng, không thể không có tham mưu, đồng thời hết sức cần có một chọn lọc tham mưu theo hai tiêu chuẩn: đủ kiến thức và đủ trung thực.

Đó là vấn đề thời sự của chúng ta...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • Thất bại là mẹ - vậy ai là cha?

    20/07/2014Tạ TúcThất bại là mẹ thành công - vậy ai là cha? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Qui luật hạt giống

    06/08/2005Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ phải bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Tính chất của nghề chuyên môn

    23/08/2005Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh R.H. Tawney (1880-1962) đưa ra một định nghĩa rất bao quát về một nghề nghiệp khi ông nói: “Nó là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn.” ...
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Nắm bắt thông tin- điều cốt tử với doanh nghiệp

    02/07/2005Để kinh doanh thành công trong những năm tới, bạn cần làm cho hoạt động kinh doanh của bạn thích ứng kịp thời với thị trường, với thực tế mới để đón bắt những xu hướng mới trong tương lai. Điều kiện then chốt đảm bảo cho thành công đó là nguồn thông tin mới có giá trị.
  • xem toàn bộ