Mùi vị đời người

07:45 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2018

Trong nửa đời người sống xa quê, thì cũng một nửa thời gian đó, tôi không về quê ăn Tết. Trong cái vòng quay bận rộn và mệt mỏi của đời sống đô thị, nhiều khi, nghĩ đến Tết chỉ là một cảm giác ngán ngại với những hình thức lễ nghĩa của bổn phận. Đôi khi, viện cớ vì bận bịu ở công sở, có thể tự cho phép để mình đi qua một cái Tết đơn giản nhất: bánh chưng mua vài cái ngoài chợ về để lên bàn thờ, đồ ăn chất đầy trong tủ lạnh.

Chiều 30 Tết, cũng luộc gà, đồ xôi, cũng mâm ngũ quả, mấy cành đào vụn và cũng đốt nhang thơm. Nhưng cái tết xa nhà cứ thấy thiếu, thấy nhớ điều gì đó, không phải là Tết.

Chiều 30 Tết, vào cái thời khắc mà khoảng trống trong lòng bắt đầu dâng lên, dường như không có gì bù lấp, thì tiếng chuông điện thoại reo. Giọng nói của mẹ từ nơi ấy, ngôi nhà tuổi thơ, bỗng hiện về tất cả.

Con đã chuẩn bị cúng tất niên chưa?"

Câu hỏi đó khiến tôi hình dung, dáng mẹ tất bật trong bếp, nơi đang bày cái nong to, một bên là chồng lá dong xanh đã được rửa lau cẩn thận, cắt tỉa gọn gàng vuông vắn. Một bên là thúng gạo nếp đã vò sẵn, để ráo nước, từng hạt trắng muốt đều tăm tắp chảy tuột qua kẽ tay. Âu đậu xanh giã nhuyễn, cùng với âu thịt lợn ướp tiêu đỏ au, giữa ngổn ngang lạt mềm, dây buộc. Trên bếp là nồi xương hầm đang lửa cháy âm ỉ. Đàn cháu ríu rít ngồi quanh, đứa lớn thì hoặc lo bóc tỏi bóc hành, tỉa su hào, cà rốt để làm dưa muối, đứa bé thì lau nhau tranh phần gói cái bánh nhỏ xíu chèn góc nồi… Mùi lá dong nồng nồng, mùi hành tỏi, mùi đỗ xanh giã nhuyễn,mùi thịt ướp tiêu… quyện với mùi khói rơm rạ, củi lửa cháy tanh tách trong bếp…tất cả tạo nên một mùi hương thật khó gọi tên, bao trùm đầy gian bếp, lẩn quất sau vườn, ngoài ngõ.

Phía gian nhà ngoài, bố và mấy đứa em trai đang hì hụi lau dọn bàn thờ bên chậu nước đun vỏ quế, gừng và thảo quả thơm dìu dịu. Bố sẽ tỉ mẩn nhúng từng cái chén nhỏ vào chậu nước thơm, rồi lau lại bằng cái khăn sạch. Kỳ lạ là bộ chén trà, chén rượu bằng sứ cũ chả có gì đặc sắc đó đã từ lâu cũ kỹ lắm rồi, nhưng bố không chịu thay, cho dù chị em tôi có mang về nhà bao nhiêu bộ ấm chén trắng tinh, lộng lẫy đến thế nào đi nữa. Bố sẽ để tất cả mớ ấm chén hết sức tầm thường đó lên một khay gỗ sơn đỏ đã bong tróc theo thời gian, để ở góc trang trọng nhất của bàn thờ.

Trong nhà, chiều 30 Tết thể nào cũng có cành đào phai. Chắc là bố giâm cái cành đó ngoài vườn từ giữa tháng 11, chiết cành và om nụ để đợi cúng Tết thì bưng vào nhà. Bố sẽ lấy đúng cái bình gốm to mầu men xám., mà tôi thấy nó từ thời ông nội còn sống và thời tôi còn là một cố bé bé xíu đi đâu cũng bám sau lưng bà nội. Mỗi năm bố chỉ dùng đến cái bình ấy đúng một lần, lúc nào cũng đổ đầy cát vườn, rồi cắm cành đào phai để bên góc nhà vào chiều 30 Tết. Bố sẽ tỉ mẩn gọt gốc đào sao cho khi đặt vào bình vẫn giữ được thế tự nhiên như bố muốn, rồi phủ lên mặt bình đầy cát một miếng vải đỏ. Khi gian giữa ngôi nhà bố mẹ, nơi đặt bàn thờ ông bà tổ tiên, mọi thứ đều đã gọn gàng ngăn nắp, thì cành đào phai cũng yên vị ở góc nhà bên cửa sổ mở rộng. Tôi như tưởng thấy mùi hoa đào phảng phất cùng mùi khói nhang thơm quấn quýt…

Buổi chiều muộn, khi mà mọi thứ chuẩn bị cho Tết đã xong xuôi, thì trong bếp, mẹ sẽ lại hì hụi đun một nồi nước tắm, gồm lá sả, hương nhu, bồ kết, vỏ bưởi và thật nhiều cây mùi già… Cả nhà sẽ chia nhau tắm gội, tẩy rửa và tẩm ướp đầy tâm hồn mình một mùi hương kì diệu. Tưởng như bao nhiêu vất vả lo toan, bao nhiêu mệt nhọc của một năm cũ sẽ trôi đi hết. Đến cuối cùng, còn lại sự tinh khôi, đón trời đất giao hoà năm mới.

Buổi chiều muộn, đó là khi không gian ngõ xóm phảng phất khói sương của ngày cuối năm, bảng lảng đâu đó tiếng nói cười, chào hỏi của vài người hàng xóm đi chơi Tết sớm. Những người lớn ngồi bên ấm trà của năm cũ, bàn chuyện xa xôi đất trời. Những đứa trẻ con sạch sẽ trong bộ đồ tùng tiệm, hân hoan khoe nhau những cái bóng bay đầy mầu sắc, miệng còn dính đầy phẩm mầu xanh đỏ.

Đôi khi tôi tự hỏi, những đứa trẻ là cháu của bố mẹ tôi ngày hôm nay ấy chạy nhảy tung tăng có biết rằng chúng đang tham dự vào cái lễ nghi rất đỗi đời thường mà kỳ lạ, tắm đẫm trái tim mình trong mùi hương Tết, mùi của không gian, của thời gian, của bao nhiêu yêu thương ấm áp. Chắc chúng nó cũng sẽ vô tư lự như tôi ngày xưa thôi. Chỉ sau này, khi đi xa đến nửa đời người, tôi mới có lúc ngồi nhớ cái mùi hương đó, nghĩ về cái mùi vị của đời sống, của nơi chốn trở về, của ký ức, nguồn cội.

Tôi những muốn con tôi, trong một cái Tết nào đó của đời người, được chạy nhảy trong không gian đẫm mùi hương ấy, cho dù con tôi hoặc có thể cảm nhận được bằng trực giác, tức thời, hoặc có thể không nhận ra thứ mùi vị lạ lùng của cuộc đời ngay khi đó.

Nhưng là để cho về sau, dành cho những tình yêu và ngọt ngào sau cuối, mà con tôi, có thể khi nào đó, sẽ ngồi lại như tôi và thấm thía cái hạnh phúc đã trải qua.
Mùi Tết, mùi vị của đời người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Tết này có về không?

    16/02/2015Mai LâmTừ hơn một tháng nay câu hỏi ấy đã là câu cửa miệng mỗi khi gặp nhau hay qua telephone thay lời chào hỏi của người Việt trên đất Đức. Sắp Tết rồi, nước Đức mùa này năm nay lạnh quá. Có nơi tới 20, 30 độ dưới không. Cái lạnh giá băng, cái lạnh đến se lòng làm người xa quê càng thêm nhớ về, muốn về lại một quê hương.
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Tết này về đi, con gái!

    31/01/2011Biết không con gái? Tết năm ngoái, khi mẹ bạn Nga, mẹ bạn Bích tất tả đun nước, dọn bánh vì bạn con mình đến chơi đông thì mẹ một mình, cầm cái remote TV chuyển hết kênh này đến kênh khác…
  • Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc

    05/09/2010Trung NgônCó lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận...
  • Tết Tây ở phố

    11/02/2010Nguyễn Việt HàBây giờ, phố Hà Nội cũng như người Hà Nội, quanh năm chỗ nào cũng thấy vội vàng hấp tấp bận rộn. Người ta nhấp nhổm ăn, lo lắng uống rồi bồn chồn đi lại. Lòng đường ken dầy từng dòng xe máy và lòng người chật đầy lương thiện mưu toan...
  • Tết của Ký ức và Hiện tại

    08/02/2010Những ngày cuối năm, bên ngoài đang là không khí rét mướt của mùa đông, là những bước đi dồn đuổi của thời gian, là những con đường Hà Nội trải dài trong dòng người chật chội, là những dáng vẻ tất bật, lo toan trên từng gương mặt... Thế nhưng, khi chân vào những ngôi nhà chúng tôi lại cảm thấy lòng mình như chưa bao giờ ấm áp hơn thế.
  • Màu của tết

    02/02/2010Nguyễn Việt HàGiờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Mong cho hết Tết

    29/01/2009Thùy ThanhNhớ nhà, nhớ người thân, nhớ món bánh chưng ở quê nhà chính là tâm trạng chung của những người ăn Tết xa quê. Không phải họ không muốn về nhà mà chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép họ về trong những ngày Tết đến.
  • Tết tây – tình ta

    19/01/2009Lê Minh HàÐêm, xuống xe sau một ngày tự hành mình trên xa lộ để có một buổi ăn tết cùng bè bạn, tê người trước cơn gió lạnh thốc thẳng mặt, cái lạnh khô, buốt, không có ở quê mình. Quê mình ngày này chắc đã rét đậm rồi.
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ