Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc
Để giành được quyền độc lập, tự do về chính trị, dân tộc ta đã trải qua biết bao hy sinh, gian khó. Có thể nói là núi xương, sông máu. Cho nên, mỗi lần nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trong tiếng nhạc Quốc ca hùng tráng, lòng chúng ta lại rung lên, xao xuyến thiêng liêng.
Cùng với quyền độc lập đó, chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ làm cơ sở để hội nhập kinh tế thế giới. Thật vất vả, gian truân. Nhưng, dù gian khổ, vật vã đến mấy cũng phải xây dựng cho bằng được. Bởi vì, lệ thuộc về kinh tế thì làm gì có độc lập thật sự về chính trị? Kinh nghiệm lịch sử và trải nghiệm thực tế cuộc sống hằng ngày đã chứng minh cho mỗi người chúng ta điều đó.
Có lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận.
Nhiều người lạc lõng giữa nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Xót xa, tiếc nuối cho bao nhiêu cái tốt đẹp đã mất đi, từ phong cảnh, thuần phong mỹ tục, đến sự ấm áp của tình người. Nhiều người ngỡ ngàng, cay đắng trước sự “thay đổi” – biến chất của người thân, của anh em bạn bè, đồng chí… Bao giờ cho đến ngày xưa? Đó là câu hỏi cay đắng khi cuộc sống vật chất ngày càng khá giả hơn nhưng những điều đẹp đẽ, tốt lành như bát nước hắt đi rồi sao đong đầy trở lại.
Bản sắc văn hóa là gì? Khó có thể có một định nghĩa chính xác. Khó có một sự thống kê đầy đủ. Nhưng khi những cái “hiện đại”, cái “ngoại lai” ùa vào, tuy làm phong phú hơn cuộc sống của chúng ta nhưng lại làm cho tâm hồn ta nghèo đi, cảm nhận rất rõ sự mất mát, thiếu thốn những gì giúp ta làm người, thì cũng là lúc ta càng giật mình nghĩ về bản sắc văn hóa.
Nghĩ vậy. Rồi thì ai cũng phải làm một điều gì đó. Mỗi người, mỗi ngày làm một điều gì đó để giữ gìn, để bồi đắp bản sắc văn hóa của dân tộc. Như từng đổ xương máu để giành và giữ độc lập tự do của Tổ quốc. Như nếu phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ để có cơ sở mà hội nhập kinh tế thế giới, thì dân tộc cũng phải có bản sắc văn hóa của mình để mà giao lưu, “tiếp biến” với các nền văn hóa khác. Khi không có cái gì là bản sắc riêng, thậm chí không còn là chính mình, thì lấy gì mà giao lưu, mà “tiếp biến” văn hóa?
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá