Màu của tết

10:19 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Hai, 2010

Trong một bài thơ vào loại lạ lùng nhất của phong trào thơ mới 30-45, thi sĩ trẻ Đoàn Phú Tứ đã viết cặp câu khét tiếng "Màu thời gian không xanh, Màu thời gian tím ngắt". Có thể nói đây là lần đầu tiên trong tiếng Việt, thời gian vốn dĩ siêu hình đã hiển lộ tròn màu rõ nét. Thường thường, thời gian chỉ mơ hồ khoe màu trong một vài thời đoạn tinh tế đặc biệt nào đó, ví như ở mùa thu chẳng hạn, ví như ở mùa xuân chẳng hạn. Sắc thu với những tiêu tao lá ngô đồng vàng rơi, với những mây xám ngổn ngang lãng mạn gần giống như tâm trạng của hoa hậu lúc đang bối rối chọn chồng, nên màu căn bản của Thu thuộc về lạnh lẽo âm. Ngược lại, sắc xuân với những mơn mởn xanh của lá non chồi biếc, với những hây hây đỏ của cặp má thiếu nữ đang yêu tương chiếu lẫn vào sắc hồng của hoa đào (Nhân diện đào hoa tương ánh hồng), nên màu căn bản của Xuân thuộc về nồng ấm Dương. Và rực rỡ đậm nét nhất trong lung linh muôn vàn sắc xuân, chắc chắn đấy phải là những nét màu của ngày tết.

Khoảng hơn chục năm lại đây, tết Nguyên đán ở Hà Nội đã nuối tiếc bớt đi quá nhiều những màu đáng kể. Cái tay trung niên gốc người Nhật Tân suốt mấy năm nay chuyên buôn đào cành đào thế từ Sơn Tây từ Phú Thọ về bán sỉ ở chợ hoa Cống chéo Hàng Lược đã thở dài bảo vậy. Cứ thử nhìn thật kỹ đoá hồng đào ngoại tỉnh này xem. Không những cánh của nó bị mỏng lớp mà sắc thắm cũng bị kém hơn nhiều nếu phải so với đào cũ Nhật Tân. Hồi vườn ở đây còn mênh mông trùng trùng điệp điệp gốc đào. Ở lúc ấy, vào những buổi chiều cuối Chạp, vô vàn những cặp yêu nhau quần áo đủ màu thanh nhã tung tăng âu yếm đi thưởng hoa sắc thắm trên nền màu tím biếc hắt lên từ mặt nước Hồng Hà. Bây giờ màu đào đã không còn nồng nàn thắm nữa thì đương nhiên má của mấy thiếu nữ đứng bán hoa đào dọc theo hai bên đường đê Yên Phụ cũng văng vắng sắc hồng. Mùa Xuân sẽ tha thiết đứng lâu hơn khi mà tết nhất luôn rực rỡ những gam màu phơn phớt đỏ.

Thực ra cái đẹp của màu tết không hẳn là sự độc chiếm chói lọi của bất cứ màu nào, mà nó đẹp ở chỗ hài hoà trộn lẫn của vô vàn tự nhiên màu sắc. Trong tập "Thôn ca", thi sĩ nhà quê Đoàn Văn Cừ đã rưng rưng miên man miêu tả chợ tết Bắc bộ cách đây chừng già nửa thế kỷ. “Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh. Trên con đường viền trắng mép đồi xanh. Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa. Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ. Nước thời gian gội tóc trắng phau phau. Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu. Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết.” Xa xưa, màu của tết thường là màu của ấm no điềm đạm dư dật phảng phất phồn thực. Bởi trái đất đang manh nha một khí Dương lực lưỡng. Vì thế cây cỏ khát khao nảy nở và con người rạo rực muốn yêu nhau. Giờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường. Bát canh măng hầm chân giò sóng sánh nâu cùng với bánh chưng mướt mát xanh đã bị ăn ngay từ những ngày hè tầm thường nóng chảy mỡ. Thịt đông giò xào mờ mờ thăm thẳm một màu nấm hương mộc nhĩ thì đã có quanh năm, cứ tiện tay mở ngăn đá tủ lạnh là thấy. Màu của đời thường hớt hải trọc phú đã xô bồ đè nhoè cái màu hiếm hoi thong thả cao sang của ngày Tết. Có phải vì cái thói quen ăn vã thiêng liêng như thế nên một đài truyền hình đã thô bạo dựng cả một chương trình gọi là "kết nối những trái tim", trắng trợn đem những người mang vẻ yêu nhau, chất lên một chuyến xe rồi cả anh cả ả oang oang tỏ tình trước nhan nhản người xem. Hỡi ơi, lời yêu vốn là lời thì thầm nói nhỏ, nó thiêng liêng sâu sắc là vì sự dịu dàng tự biết sự trầm lắng vị tha, bất cần ngồn ngộn sự chứng kiến của đám đông. Lời yêu được hợm hĩnh hét qua loa thì là lời huênh hoang của quảng cáo. Có phải vậy chăng mà hôm nay đám trẻ từ 9X trở xuống đã hết sạch cồn cào nỗi mong chờ chóng tới ngày Tết.

Ngoài một màu hồng đỏ chủ đạo, mấy ngày Tết còn lưu một màu phảng phất huyền hoặc rất khó tả của ký ức. “Những người muôn năm cũ. Hồn bây giờ ở đâu?” Tết là thêm mới nhưng cũng là ngày thiết tha nhớ cũ tổ tiên ông bà sẽ quây quần cùng về che chở phù hộ cho đám con cháu đang nông nổi mưu sinh trong lẫn lộn. Bởi thế nhà nào nhà nấy từ đêm giao thừa cho đến hết ngày mùng năm hoá vàng, nơi bàn thờ tổ tiên luôn giữ một màu biết ơn trân trọng. Thường là một mâm đồng cỗ cúng cạnh một mâm gỗ son ngũ quả ngan ngát trầm hương. Tất cả như bỗng quên danh lợi rưng rưng cúi đầu chân thành cầu khấn. Ai ai mặt cùng long lanh một màu thành thực sám hối, từ quan chí dân tất thảy sắc diện đều thăng hoa thành thánh thiện.

Rồi qua rằm Giêng, màu Tết chợt nghẹn ngào tần ngần trôi, mọi người lại bận rộn trở về với thường nhật. Màu hồng lãng mạn của hoa đào, màu trong veo thanh bạch của ăn năn chỉ lãng đãng được gìn giữ trong những lễ hội của các vùng quê xa xa đô thị. “Người ơi... đừng về, í a... em nhớ”, sắc Xuân vẫn bừng nét trong câu quan họ, trong điệu ca Huế, trong vọng cổ Nam bộ.

Và ở nhiều làng cũ kỹ rêu phong ngoài Bắc, cho đến giữa tháng hai âm lịch người ta vẫn gói bánh chưng ăn Tết lại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Rước chữ chào Xuân

    29/01/2009Long Tuyền

    Khởi đầu từ thời kỳ nào xa xăm trong lịch sử, không ai dám chắc, chỉ biết rằng với ảnh hưởng từ phương Bắc, nền văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn coi trọng chữ nho...

  • Tặng sách có trở thành nét văn hóa Tết?

    25/01/2009Lã Thu GiangNhững ngày giáp Tết, các con phố sách như khu Đinh Lễ - Nguyễn Xí ở Hà Nội vẫn tấp nập. Tưởng như năm hết Tết đến, người ta có thêm thu nhập nên mua sách về đọc. Nhưng không phải vậy, người ta không mua sách, mà mua lịch. Doanh thu từ lịch của các cửa hàng sách tăng vọt, còn doanh thu từ sách sụt nghiêm trọng.
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Một giấc Xuân

    22/01/2009Lữ Ân – Hoàng HuyNhiều khi Tết bắt đầu bằng những điều đơn sơ của ngày thường được nâng cấp lên một chút. Nửa đêm về sáng, mùi cà phê bay vào tận nơi tôi ngủ, dậy mùi thơm lừng. Cà phê thì ngày nào ba chẳng dậy sớm để nấu nước pha một phin để uống. Nhưng hôm nay nó là mùi cà phê Moka của tiệm Đồng Xương, một tiệm cà phê lâu đời ở gần ngã tư Phú Nhuận.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Ông đồ và lão say

    15/01/2009Trang NgọcTheo chuyện kể, năm nào họa sĩ Bùi Xuân Phái cũng vẽ tranh Xuân theo con vật hàng năm. Nhưng riêng năm con rắn thì chẳng khi nào ông họa. Không biết có chuyện gì không hay vì ông ghét con rắn hoặc thấy nó chẳng có góc cạnh gì để thể hiện niềm vui của mình.
  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • xem toàn bộ