Tết này về đi, con gái!
Con gái yêu!
Đây là cái Tết thứ hai con nói sẽ không về. Con bảo về quê làm gì khi chỉ ở được một tuần lễ, trong khi đó chi phí đi lại cao. Con đã lớn, đã đi làm kiếm, và con bảo không muốn phí tiền để “bon chen” – con gọi việc từng dòng người chen chúc đổ về quê là bon chen – và qua Tết con sẽ tranh thủ về.
Năm ngoái con cũng không về. Và lời hẹn “qua Tết” đó, con cũng không thực hiện vì không xin nghỉ phép được. Mẹ từng nói, con đã lớn nên mẹ hoàn toàn tôn trọng những điều con quyết định. Mẹ cũng không biết có nên buồn vì quyết định này của con không, nhưng mẹ muốn nói một điều: Mẹ mong được như bao bà mẹ khác.
Bao bà mẹ khác, mỗi sáng sớm vào những ngày giáp Tết, cứ năm phút một lần chạy ra đầu ngõ xem có chuyến xe nào đem con của mình về hay không.
Bao bà mẹ khác, ở các phiên chợ Tết, luôn tần ngần trước những hàng bánh kẹo đủ màu. Biết mua cái gì không mua cái gì, vì đứa con gái ở Sài Gòn bảo đã có mua một ít bánh kẹo, khi về sẽ mang về luôn.
Bao bà mẹ khác, sáng ngày Tết đi viếng thăm nhau, khoe nhau rằng cái áo này thế mà khó, đứa con gái mới ủi cho hồi hôm mà vẫn không thẳng.
Bao bà mẹ khác luôn tìm cớ để bắt con gái chở đến nhà bác Hai, cô Năm, và câu đầu miệng luôn là “Đứa con gái làm việc ở Sài Gòn đây này, nó mới về hôm kia!”.
Con biết không con gái? Vào Tết năm ngoái, khi mẹ bạn Thúy Nga, mẹ bạn Ngọc Bích tất tả đun nước, dọn bánh vì bạn con mình đến chúc xuân đông quá, thì mẹ một mình cầm cái remote TV chuyển hết kênh này đến kênh khác mà thậm chí không biết mình đang nghĩ gì.
Con gái yêu! Vì nhà mình nghèo nên mẹ luôn dặn con phải biết quý trọng đồng tiền, chỉ tiêu khi nào cần tiêu, chỉ xài với những gì đáng xài. Nhưng con gái ơi, mẹ cũng dạy con rằng, gia đình bao giờ cũng là thứ quý nhất. Và con biết đấy, có thời khắc nào để cảm nhận được hơi ấm gia đình hơn thời khắc giao thừa thiêng liêng. Con quên rồi sao, ngày còn bé con không bao giờ chịu đi ngủ mà không đón giao thừa cùng mẹ và các anh dù mắt con đã sụp xuống. Và sáng mùng một Tết, mấy mẹ con bao giờ cũng ngồi uống trà bên đĩa mứt gừng cay nồng, trước khi đi chúc Tết hàng xóm. Con từng giận anh con chỉ vì lay mãi mà anh cứ ngủ nướng do đón giao thừa cùng mẹ và các anh dù mắt con đã sụp xuống. Và sáng mùng một Tết, mấy mẹ con bao giờ cũng ngồi uống trà bên đĩa mứt gừng cay nồng, trước khi đi chúc Tết hàng xóm. Con từng giận anh con chỉ vì lay mãi mà anh cứ ngủ nướng do đón giao thừa đến 2 giờ sáng, con nhớ không?
Một năm con có 365 ngày để kiếm tiền, để tiết kiệm, nhưng con chỉ có một cái Tết để sum vầy với gia đình, để tìm thấy mẹ con đã già đi với nhiều sợi tóc bạc. Vậy thì “bon chen” cũng đáng mà, không phải sao con?
Lời nhắn thêm: Hỡi bạn trẻ, hãy Sống gấp trong những Công việc của Thời đại nhưng hãy dành nhiều thời gian hơn để sống chậm khi xuân về! Mùa xuân là mùa của tình yêu, tình người, của những gì nền móng như mảnh đất tốt làm nên hoa thơm, vụ mùa của cả năm, cả cuộc đời… Bạn hãy quay trở về với nguồn cội, với tổ tiên và văn hóa, với người thân, người yêu như lời thôi thúc của Mùa Xuân, của Nhân Quần và của sự Hiến Dâng, Con Tim. Đó là việc làm đáng làm nhất, ý nghĩa nhất, mong chờ nhất của những người trưởng thành, của ông bà, cha mẹ bạn… giống như lời hát bài Mùa xuân gọi, của Trần Tiền : “Mẹ ơi, sáng nay xuân về |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá