Một suy ngẫm
Người rách việc là người hay nghĩ, mà cũng phải thôi, kẻ khó thường hay ngẫm ngợi, so sánh! Sự đời mỗi ngày mở ra như một trang vở mới, có kẻ nhìn vào đó tối sẫm như bức vách, có người như buổi sáng tinh mơ, nhưng chung quy tất cả chúng ta đều suy ngẫm. Một ngày mới thì chưa tới, chưa qua, song chúng ta đều bắt đầu đặt vào đó biết bao nhiêu hoài niệm, trái phải và tất cả chúng ta đều phải bước tới một ngày. Chỉ có vậy, một ngày là 24 giờ chẳng kém, nó cứ lững thững đi qua đời kẻ khó và chạy biến qua mọi cuộc vui.
Người ta so sánh thời gian của nhau để tìm ra khác biệt vui buồn, sướng khổ nên thời gian nhiều khi cứ như kẻ vô loài ác độc, nó như cái thước, như quan tòa cho mọi suy ngẫm trên đời! Người ta mầy mò, dòm dõi nó cứ như là của lạ mà thực sự thì có gì là lạ lắm đâu, thật giản dị, buổi sáng có ánh mặt trời, về chiều có bóng đêm đó là hai cực của một ngày trôi nổi, song con người ta vẫn cứ là suy ngẫm mà tất cả có ai bỏ một giờ nào trong ngày đâu, họ tận dụng thời gian như ăn quả dừa: nước uống, cùi ăn, vỏ làm gáo, có lẽ cõi đời thật tuyệt diệu nên loài người thường hay kêu ca về nó! Có thể chúng ta là thành tinh của loài khỉ nên hay thường tò mò tinh quái như vậy, chúng ta cứ sống mà giày vò, dằn vặt nhau cho đủ hai bốn giờ trong ngày, chẳng sót phút nào mà ngơi, mà nghỉ, mà suy, mà ngẫm.
Thời gian cứ căng thẳng như sợi dây đàn, mà tiếng kêu là loài người tri kỷ. Họ sống trong thời gian và kêu ca về nó, có lẽ loài người khổ hơn cây cỏ vì thiên nhiên có than vãn gì đâu, người ta chiêm ngưỡng nó, song không học được điều gì ở nó, có lẽ chỉ có Lão Tử là người duy nhất thoát khỏi muộn phiền, tự hòa mình vào thiên nhiên không thiệt hơn, đừng phải trái. Mà ngẫm cho cùng, chúng ta có làm được điều gì hơn đâu!
Triết lý, để làm gì?
Khi ta bế tắc tư tưởng, chân thật công nhận rằng những kiến thức và phương pháp suy luận của ta không cho phép ta sống, tư duy và hành động khớp với khao khát làm người của ta, ngoài vô vàn cách ứng xử khác, ta có thể:
a) Tiếp tục sống, tư duy và hành động như cũ vì, dù sao, ta cũng sống được, không đến nỗi nào
b) Lột áo cũ, khoác áo mới, một tấm áo coi lành lặn đẹp đẽ hơn nhưng cũng hàm hồ không thua gì. Điều ấy luôn luôn khả thi bằng ngôn ngữ.
c) Đi tới cùng bế tắc của chính mình. Nếu không giải quyết được nó, ta ôm nó xuống suối vàng, để lại ở đời chỉ một câu hỏi. Câu hỏi của một con người. Đích thực. Có gì nhục đâu?
Nếu ta tưởng ta đã tìm ra một phần của giải pháp, ít nhất là cho riêng mình, thì cứ viết đi, chẳng cần trích cao nhân nào cả: họ đã là một phần của ta và ta đã phải “vượt” họ để nên mình.
Thế thôi.
(Thái Kim Lan)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá