Trông người mà ngẫm đến ta

06:20 SA @ Thứ Tư - 20 Tháng Năm, 2009

Trung tuần tháng 5 năm 2004 vừa rồi, tạp chí "Forbes" (Mỹ) công bố danh sách 100 người giàu nhất nước Nga1) hiện nay. Đứng đầu danh sách vẫn là ông chủ công ty dầu lửa Yukos 2) với tổng giá trị tài sản là 15,2 tỉ USD. Chiếm vị trí thứ 2 là ông chủ người Nga của CLB bóng đá Anh Chelsea - Roman Abramovic với tài sản trị giá 10,6 tỉ USD. Vị trí thứ ba là Mikhail Fridman với tài sản trị giá 5,6 tỉ USD... Chiếm vị trí thứ 30 là một người phụ nữ Nga đầu tiên là bà Elena Baturina, vợ Thị trưởng đương nhiệm thành phố Moskva Yuri Luzkov, với tài sản đã lên tới 1,1 tỉ USD.

Tạp chí Forbes cho biết thêm, những tỉ phú này mười lăm năm trước cũng là "những công dân Xô viết bình thường". Công cuộc tích tụ tư bản của họ mới chỉ bắt đầu từ năm 1991, sau cuộc tấn công thất bại của lực lượng cánh tả Nga vào Ngôi nhà Quốc hội Nga (DUMA). Còn họ đã tích tụ đồng tiền ra sao, vì những nguyên do khách quan hay nội lực nào.... (Tài năng kinh doanh bẩm sinh, sự hiểu biết thành thạo các quy luật của kinh tế thị trường, có các mối làm ăn rộng rãi với nước ngoài, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp được chính quyền trọng nể...) thì chỉ người dân Nga là thông tỏ. Trả lời những câu hỏi đó, báo chí Nga gần như đã đi đến kết luận chung: số vốn liếng những nhà tỉ phú Nga gom được một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn như vậy chủ yếu diễn ra trong quá trình tư nhân hóa, khi các nhà tỉ phú tương lai khôn ranh biết móc nối, chia chác với những người có chức có quyền để được mua lại với giá bèo (thậm chí trong nhiều trường hợp như ăn cướp). Các nhà máy, xí nghiệp, các khu vực khai thác quặng quý, các cơ sở dầu lửa... bấy lâu nay không nằm trong tay Nhà nước, khi thành lập các công ty, các tập đoàn mới, cũng bằng con đường móc ngoặc ấy, họ tự thổi lên đến mây xanh giá trị mỗi cổ phần của họ.


“Sexy”: Màn múa thoát y trong Lễ khai mạc
Hội chợ triệu phú Moskva lần thứ 4 tháng 12/2008.

Ở nước ta quá trình tư nhân hóa, cổ phần hóa đang diễn ra. Ai chẳng biết đó là một yêu cầu tất yếu khách quan, không thể đảo ngược. Nhưng cũng xin đừng quên điều này: Tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước còn mang thêm những đặc điểm thiêng liêng, gắn với một giai đoạn lịch sử khó quên của dân tộc. Những nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác, chế biến kia đã ra đời trong thời kỳ "thắt lưng buộc bụng" hoặc những năm tháng "mỗi người làm việc bằng hai", "Tất cả vì Tiền tuyến lớn"... Chúng được bảo vệ, gìn giữ dưới mưa bom bão đạn của máy bay Mỹ. Chúng là hiện thân hình ảnh một xã hội tương lai ấm no, công bằng mà chính vì thế nhiều người thân của chúng ta đã tự nguyện chấp nhận cái chết nơi hòn tên mũi đạn...


Điện thoại di động bằng vàng gắn kim cương
trị giá 1,2 triệu USD (Bild)

Tại cuộc Hội thảo Quốc tế về chính sách chuyển đổi kinh tế diễn ra ở Hà Nội cuối tháng 5 vừa rồi, nguyên Thủ tướng Nga Yegor Gaidar đã nêu ra ví dụ việc tư nhân hóa không kỹ càng ở Hungary khiến nhiều tài sản của nước này rơi vào tay đầu tư nước ngoài, ở nước Nga khiến ngành dầu khí trở nên hỗn loạn... Ông Yegor Gaidar chân thành khuyên chúng ta: "Tôi đã nói phải đẩy mạnh tư nhân hóa. Tuy nhiên, đây phải là một quá trình được thực hiện rất minh bạch, rõ ràng" (báo Tuổi trẻ 1-6-2004)

Vâng, phải thật minh bạch, thật rõ ràng! Ai đảm trách khâu này đây?


1) Năm 2008, lọt vào danh sách 10 người giàu nhất nước Nga phải sở hữu ít nhất 15 tỷ USD. Con số này năm 2009 là 4,5 tỷ USD do sự bay hơi hơn 1/2 tổng giá trị tài sản từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

2) Vào thời điểm này, cựu chủ tịch tập đoàn dầu mỏ Yukos, tỷ phú Mikhail Khodorkovsky vẫn đang chấp hành lệnh tù 8 năm tại Siberia liên quan đến chuyện trốn thuế. Người giàu nhất nước Nga đang là tỷ phú Oleg Deripaska, Chủ tịch công ty sản xuất kim cương RusAl.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Xin đừng là “Đại gia”

    04/04/2018Hoàng LêThân mến gửi các bác Doanh nhân!
    Hôm nay là ngày của các bác, em mạo muội viết mấy dòng, mong các bác bỏ chút thời gian đọc cho vui (mà cũng có thể là chưa vui) hoặc giả cũng để biết rằng có những nghĩ suy như thế về các bác...
  • Kinh tế tư nhân và các giá trị chân chính của nó

    23/03/2016Nguyễn Trần BạtThực ra kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân không bao giờ là mục đích của nhân loại, nó chỉ là phương tiện để con người phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, kinh tế tư nhân ngày nay đã trở thành một phương tiện cực kỳ hiệu quả để phát triển kinh tế, xã hội...
  • Những vấn đề của kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển

    21/03/2016Nguyễn Trần BạtSẽ rất sai lầm nếu chúng ta cho rằng kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi không còn gì phải bàn. Khác với các nước phát triển là nơi khu vực kinh tế tư nhân có sức mạnh khổng lồ và ưu thế tuyệt đối, nó có đủ sức để thoát khỏi sự trói buộc của chính trị...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong

    14/03/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ chương trình cải cách nào cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu của con người chưa được đảm bảo thì không thể nói đến những lợi ích cao hơn hay đặt ra những vấn đề cao hơn. Hơn nữa, con người bao giờ cũng dễ dàng nhận thức về những lợi ích vật chất cụ thể hơn nhiều so với những lợi ích tinh thần...
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyết làm, đừng nghĩ như… xưa

    03/03/2014Thế PhanSắp xếp, chuyển đổi sở hữu (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo đó là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ. tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động đồng thời dần tiến tới hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kình tế khác trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xung quanh vấn để này còn không ít lúng túng...
  • Vấn đề xây dựng mô hình kinh tế

    13/10/2010Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn các mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia chuyển đổi. Không những thế, việc lựa chọn các mô hình kinh tế sao cho phù hợp với những đặc điểm riêng của từng quốc gia được xem như là biểu tượng của sức sáng tạo và quyền tự quyết của quốc gia...
  • Kornai bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

    30/04/2008TS. Nguyễn Quang AVề cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô đã được ông nói khá nhiều trong cuốn "Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do" ngoài những thứ khác liên quan đến quá trình chuyển đổi như cải cách sở hữu. Ông bàn kỹ về việc phải chặn đứng lạm phát, phục hồi cân bằng ngân sách, về chính sách tỉ giá v.v...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Cải cách kinh tế

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtThực tế đã và đang chỉ ra một cách rõ ràng là, nền kinh tế của các nước thế giới thứ ba đang tiềm ẩn những nguy cơ phải cải cách, cải cách triệt để. Nhiều người đặt vấn đề nếu tiến hành cải cách thì các nước này sẽ phải thay đổi những gì và cái giá phải trả là gì?
  • Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTại sao kinh tế Việt Nam nhỏ yếu nhưng lại không đổ vỡ sau khi hệ thống XHCN sụp đổ? Chúng ta có thể tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng có vẻ kỳ lạ này ở kinh tế tư nhân. Trên thực tế, kinh tế tư nhân tại Việt Nam đóng vai trò như chiếc phao an toàn hay là tấm đệm chống rủi ro khi kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trong thập kỷ 80...
  • Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    21/06/2007Nguyễn Hữu VượngNền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét...
  • Xây dựng các tập đoàn kinh tế

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupChúng ta đang có chủ trương chuyển một số tổng công ty nhà nước (TCT) gồm các TCT 90 và TCT 91 thành một số tập đoàn kinh tế hiện đại với vốn kinh doanh được tích tụ, tập trung cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, biến các tập đoàn này trở thành "xương sống của nền kinh tế quốc dân...
  • Phát triển kinh tế tư nhân

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế. Nhiều quốc gia mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của hình thức kinh tế này và tích cực phát triển nó như một công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế...
  • Đảng viên làm kinh tế

    03/02/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngChuyện cho phép Đảng viên làm kinh tế là những chuyện rất nhạy cảm. Đã nhạy cảm thì các ý kiến sẽ rất khác nhau. Vô số các ý kiến sẽ ủng hộ và vô số ý kiến sẽ chống lại...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • xem toàn bộ