Suy ngẫm mỗi ngày
Chia sẻ về Hạnh Phúc
Cuộc sống của mọi người chúng ta luôn trăn trở về Hạnh phúc, bất chấp gian khổ chúng ta luôn tìm kiếm và kỳ vọng về Hạnh phúc. Tôi muốn cùng các bạn đọc những điều tôi nhặt nhạnh, tập hợp và tổng kết để thêm một lần ngộ ra Hạnh phúc là gì?
>>Xem tiếp...
Về sự phát triển và cách sống của một Con Người
Trong những slides dưới đây, tôi đã tổng kết sự quan sát, suy ngẫm của mình đối với Thiên Nhiên Cỏ Cây, và gắn nó với đời sống của một Con Người.
Những câu chuyện cảm động
Thưa các Bạn, xưa nay Xấu nhiều, Tốt hiếm… nhưng Tốt luôn được ca tụng mà hướng tới, nhân bản. Xấu bị bài xích, lắm tai họa mà đi đến tự tuyệt… Xung quanh chúng ta là gì, nhiều điều Tốt không dễ nhìn thấy, cũng bởi hoàn cảnh xấu mà khó cảm để thông được…Nhưng nếu bước chân chúng ta đi tới, mở lòng mình ra, Thiện Tâm hơn…hóa ra điều Tốt vốn ngự trị trong mình mà rồi vì thế sẽ gặp được…
Những truyện ngắn dưới đây vốn dĩ của người khác, nhưng tôi đọc được, nghe thấy, nhớ mãi, ngồi biên soạn lại thật ngắn, với văn phong của mình. Bởi vậy mạn phép Tác giả, thậm chí tôi đã như dồn những tình cảm của mình (bởi chính tôi trải qua với những con người và cảnh huống tương tự ), để chắt lọc hơn tinh thần của truyện và gửi đến các bạn… Ôi! Để Tốt cũng không khó lắm đâu! Cần đến thái độ sống tích cực và vì nhau… có phải không nhỉ?
>>Xem tiếp...
Tản văn về 'Địa Linh, Nhân Kiệt và Phong Thủy'
Nguyễn Tất Thịnh - Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp Cùng một tác giả: Sắp ra mắt:
Trong bài viết này tôi không muốn dựa vào các định nghĩa, lạm dụng cách nhìn có vẻ khoa học như nhiều người từng quen tai. Cố gắng không so sánh mà chỉ đặt ra những câu hỏi.
- Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)
2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)
3. Hành trình về Tâm linh bản ngã
>>Xem trang Tác giả...
Những câu hỏi là bắt đầu của tư duy và nhận thức, nó ám ảnh những khả năng, làm chúng ta trăn trở về sứ mệnh của con người. Hơn nữa dấy lên những khí chất còn tiềm ẩn của một dân tộc trong hành trình phát triển chứ không phải tự ru ngủ mình.
Cần phát động chương trình quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia
Sự thật Việt Nam là đất nước muộn phát triển kinh tế phải chú trọng tập trung khai thác các lợi thế từ nông nghiệp ở nông thôn và bởi nông dân... ở quy mô và sự quan tâm mạnh mẽ tầm Quốc gia, nghĩa là từ sự chỉ đạo của Chính phủ cho đến sự tham gia của mọi người dân.
Hiện tượng kinh doanh hộ gia đình kiểu tự phát, bắt chước nhau, manh mún, riêng lẻ không thể có được: Tính kinh tế quy mô, tính cạnh tranh, tính ổn định.
Suy ngẫm về Tình Yêu
Tình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần mỗi người đang sống. Ở đó là sự hội tụ của những cảm xúc riêng tư nhất, con người nhất với tất cả những lý do mong chờ, tìm được sự khao khát tuyệt đỉnh về những điều đẹp đẽ, những điều khiến người ta THÁNH THIỆN hơn bản thân họ rất nhiều.
Ngày Tình Yêu với những người yêu nhau không chỉ là Valentin's Day, là tất cả những ngày thậm chí xa nhau, Giận dỗi hay Đau khổ, thậm chí gặp sai lầm hay Trở ngại mà không thể cho nhau thêm một điều gì thực tốt đẹp thì vẫn nhớ thương nhau...
Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình
Uh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn cầu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
Chúng ta đã có vẻ quen tai với những Nguyên Âm và Phụ Âm kiểu đó mà cũng không còn thấy làm thảng thốt cho lắm với cái điều rất đáng lo lắng ấy... Nhưng có vẻ đang rất chống chếnh? Bão ngoài Đời đã chuyển thành Bão bên trong lòng chúng ta chưa nhỉ? Tôi lại cho rằng cũng chẳng quá lo lắm! Mọi việc sẽ tốt đẹp thôi...
Cội nguồn của Sức khỏe và Vẻ đẹp Tuổi đời
Rất nhiều người quen miệng nói theo những gì đã đọc được: Đời người : Sinh Lão Bệnh Tử - dường như là qui luật định mệnh của mỗi con người vậy! Sự thật như thế nào? Có đúng thế không? Mỗi người chúng ta có thể sống, hành động thay đổi được chút gì cái gọi là ‘Qui luật’ đó được hay không?
Triết lý sống
Triết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là ( nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử ) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.
Hãy thay đổi tính xấu
Xin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi. Chúng ta không tìm thấy mình trong đó, thì thật đáng vui mừng cho tất cả…
Tôi cho rằng: Nhân chi sơ tinh Vị Kỉ
Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy
Tâm Linh: Những linh cảm mang yếu tố tâm lý của Con Người từ việc coi Bản Thể là một Tiểu Vũ Trụ trong 5 Qui luật gốc
1. Bản thân các Qui luật do Con Người đã phát hiện hay tổng kết nên cũng tạo nên ‘Đức Tin’ cho Con Người rồi.
Chia sẻ về sự phát triển của một cộng đồng, xã hội, dân tộc
Đã có rất nhiều tác giả, các bài viết về văn hóa của một cộng đồng, dân tộc hay xã hội. Ở đây tôi đi sâu chú giải theo cách nhìn khác: những điều cơ bản nhất làm nên nền văn hóa đó (tôi tạm gọi là Tứ Tượng - theo ngôn ngữ Kinh Dịch: 4 trụ cột thiết yếu nhất), được hình thành, tích lũy và phát triển theo suốt chiều dài của mỗi Cộng đồng/ Dân tộc/ Xã hội.
Triết luận ngắn về Dòng sông Cuộc sống
Giao thời của ngày cuối năm và sang ngày đầu tiên của Năm mới, tôi, một mình, đi ngược dòng Sông Đà…Vô vàn những khối sương đẫm ướt từ lưng Trời, những dòng thác nhỏ từ khe đá, những mỏ nước dưới thung lũng, những nguồn suối tuôn ra róc rách từ mạch rừng…Có lẽ không chỉ bởi một Mùa Xuân như cách nghĩ theo tâm trạng, cảm hứng thời khắc của Con Người mà cả Bốn Mùa luân vũ như chính dòng Sông phải tự nó cùng Tạo Hóa - như cách nó đã trở thành và có thể sống mãi như nó đã từng…
Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu
Có lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !Xem tiếp...
Một số qui luật trong hành vi ứng xử
Những nghiên cứu, phân tích của khoa tâm lí học đã đóng góp những thành tựu to lớn vào kho tàng hiểu biết của chúng ta về hành vi ứng xử của con người. ở đây tôi kế thừa và cố gắng kiến giải ngắn gọn để đưa ra một vài qui luật ứng xử điển hình.Xem tiếp...
Sống thật, trải nghiệm và bản ngã
Có sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
Con người sống trong môi trường của mình, thông qua giáo dục và các điều kiện sống, rất quan trọng là hàng ngày họ có được những cái Thật trong cảm giác, trong quan hệ, trong học tập, trong làm việc, trong các trạng thái tinh thần… hay không? và bao nhiêu? Xem tiếp...
Tiếp tục về chống tham nhũng
Nguyên thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu đã tổng kết rằng, để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.
Rất tâm đắc với điều đó, trong bài viết này tôi chi tiết hóa ba điều nói trên và đưa ra cách tiếp cận nhanh hơn trong việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam. … Xem tiếp...
Đồng dao cho người lớn
Ai bảo người lớn không thể còn có những bài Đồng Dao của mình ? Tôi đã làm bài Đồng Dao này cho tôi, và vì là Đồng Dao, tôi muốn chia sẻ, cùng hát lên với các Bạn… Xem tiếp...
Nghịch lý của sự phát triển
Trong hành trình phát triển của Nhân loại, con người đã gặp phải bao nhiêu gian truân và đã cố gắng rất nhiều trong lịch sử của mình là phát hiện, tìm hiểu, ứng dụng các qui luật vào đời sống. Nhưng một trong những hậu quả lớn nhất đã mắc phải là con người đã làm sai, xâm phạm, thậm chí đi ngược các qui luật của Tự nhiên, vì thế đã gặp và phải đương đầu với các nghịch lý.
Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh
Ai cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
Về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước bằng Công ty quản lý vốn nhà nước SCIC
Gần đây giới nghiên cứu, cùng những người có trách nhiệm cao trong bộ máy quản lí hành chính Nhà nước lại tiếp tục bàn về ‘cơ chế hoạt động của SCIC’ … Như chúng ta từng biết từ năm 1992, những quá trình cải cách kiểu biến đổi các Xí nghiệp NN -> Tổng Công ty NN -> Công ty Mẹ Con -> Các Tập đoàn kinh tế NN ….rồi bây giờ đến SCIC… Điều đó đã thực sự thoát khỏi ‘cái áo cố hữu : Hành chính Quan liêu Bao cấp gắn với cơ chế Xin – Cho dựa trên quyền lực NN?’.
Dưới đây tôi xin đưa ra ý kiến của mình:
1. Nếu áp dụng mô hình SCIC như thế, thay cho một cơ quan NN chủ quản như xưa là cơ chế mới : một đồng vốn sẽ có Hai Tổ chức thuộc NN làm chủ quản ( một dưới dạng Tổng Công ty NN quản lí trực tiếp vốn + Một là Cơ quan HCNN ), theo cách hành chính quan liêu, có nguy cơ làm tăng căn bệnh cố hữu ‘Xin – Cho’ dựa trên quyền lực NN
2. Vốn thuộc NN, nhưng có từ Ngân sách NN trong đó có sự đóng góp rất nhiều từ các Doanh nghiệp dân doanh và nhân dân lao động đóng góp. Nếu được sử dụng với mục đích kinh doanh thì phải công bằng được tiếp cận với mọi đối tượng tham gia kinh doanh. Các Doanh nghiệp NN muốn có được vốn phải giải trình dự án kinh doanh khả thi với các ngân hàng – là tổ chức kinh doanh tín dụng được xã hội hóa, và chịu trách nhiệm cao độ với đồng vốn họ bỏ ra
3. Bản thân SCIC được xác định là ‘Công ty’ thì chỉ nên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong khuôn khổ của hệ thống pháp luật, bình đẳng với mọi loại hình công ty khác, và nguồn lực ( trong đó có vốn ) của nó phải là quá trình phát triển tự thân thay cho nhờ vào một biện pháp hành chính. Nếu được xác định là Công ty NN Công ích thì chỉ được cấp vốn cho các DN ( bất kể thuộc thành phần kinh tế nào ) trong lĩnh vực hoạt động công ích mà họ có thể giải trình đúng đắn về tính hiệu quả của mình. Nhưng ngay cả như vậy cũng không cần phải có SCIC
4. Việc hình thành SCIC như cách đang bàn, dường như thêm một cách để các Doanh nghiệp NN như hiện nay có thêm một ‘Bình sữa’ hay một ‘Chùm khế ngọt’ nữa. Rồi bằng muôn hình vạn trạng sử dụng các quan hệ nhóm / cá nhân trong hệ thống quyền lực NN can dự và thao túng mạnh mẽ vào việc tiếp cận nó bất chấp các định chế tài chính, rồi hoạt động kém hiệu quả của nó lại trông mong vào những hình thức hành chính như ‘giãn nợ…khoanh nợ…xóa nợ…’ được các cấp quản lí NN bao biện bằng các lí do phi kinh tế
5. Các cơ quan quản lí NN có trách nhiệm quản lí và sử dụng ngân sách đúng mục tiêu chức năng của cơ quan mình, chứ không nên can dự vào việc quản lí vốn – một lĩnh vực cần xã hội hóa và thị trường hóa mạnh mẽ - Nếu viện lí do cần bảo toàn và quản lí vốn thì đã có đại diện của cơ quan quản lí NN trong Hội đồng quản trị các Doanh nghiệp NN. Vấn đề là họ là ai, đủ để có khả năng đại diện, dám nhận trách nhiệm đại diện mà thôi
Bàn về giới tính
Mệnh đề:
1. Thượng đế tạo ra đàn ông và đàn bà. Về mãi sau này xuất hiện những ai không thuộc số đó là lỗi của xã hội: lệch lạc, cực đoan, làm méo mó biến dạng Nhân sinh.
2. Đàn ông không phải là đàn ông, đàn bà không phải là đàn bà là lỗi sinh học. Nhưng đàn ông dần trở thành đàn bà lỗi thuộc về những người phụ nữ của họ. Đàn bà dần trở thành đàn ông lỗi thuộc về người đàn ông của họ.
3. Khi xã hội khép kín, lạc hậu, nhược tiểu thường thì Âm là phổ biến, nền tảng, gam chủ trong đời sống. Nhưng Dương lại lay lắt, chơi vơi, hủ tục. Có thể thấy những phụ nữ tần tảo, cương cường, mưu sinh. Đàn ông yếu đuối, tầm thường nhưng lại có thói Gia trưởng kiểu Họ tộc.
Định nghĩa:
Phản xạ giới nhận thấy rõ trong những trường hợp sau:
1. Những tình huống
2. Những quan hệ giới
3. Xử sự xã giao trong xã hội
4. Biểu hiện tự thân
5. Tình cảm đôi lứa
Phản xạ giới là một người thuộc Nam hay Nữ, đã trưởng thành qua nuôi dưỡng, giáo dục và trải nghiệm. Họ có khuynh hướng dường như tự nhiên bộc lộ hành vi, tinh thần, tình cảm thuộc một trong 5 tính như sau: Nữ, Nữ', Nam, Nam' và cao nhất là Cực giới (hay có thể gọi là giới tính thứ 5). Đặc điểm của Cực Giới: đàn ông đích thị là đàn ông, nếu là đàn bà , ra đàn bà ở mức tuyệt đỉnh của giới đó. Người ta có khuynh hướng sáng tạo, xã hội hóa mạnh. Nội tâm rất mạnh nhưng hướng ngoại và hòa hợp đến chiều cao văn hóa...
Kết luận:
Xã hội tiến bộ, cởi mở, văn minh thì phần đông mọi người vươn lên giới Thứ năm trong biểu hiện hành vi, tinh thần, tình cảm của họ. Khi đó thật là tuyệt vời cho họ và may mắn cho những người khác.
Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch
Điều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm.
Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
1. Không thấy một quan chức nào ngành Văn hóa lên tiếng mạnh mẽ. Thái độ lên án của cộng đồng quá yếu, một số phản ứng bằng những từ ngữ mềm mỏng, có phần cải lương trên vài tờ báo. Công luận không quan tâm bằng một góc nhỏ hơn vụ Nhật ký Vàng Anh hay bóng đá.
Đánh giá, dự báo viễn cảnh gần bức tranh kinh tế 2009
Trong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình.
Tiên đề: Để dự báo cho năm sau cần khảo sát kĩ Ba Chỉ sốđặc biệt quan trọng dưới đây của năm hiện hành so với năm kế trước đó. Bản thân Ba Chỉ số đó phản ánh toàn diện các vấn đề liên quan đến cơ hội và chi phí cơ hội của các Doanh nghiệp / Tổ chức khi tính toán cho các hoạt động trong thời gian kế tiếp :
Do đó, dự báo cho năm kế tiếp, dựa trên những định đề:
1. Ba chỉ số trên tương tác mạnh với nhau.Và có thể giảm bằng việc trên thực tế Quốc hội sẽ chuẩn chi cho ngân sách đầu tư xã hội + cải thiện và giảm rủi ro môi trường kinh doanh là bao nhiêu ( IRPB ), được thông qua trong cuộc họp toàn thể ở thời điểm cuối năm hiện hành (ví dụ, chẳng hạn ở Việt Nam là 6 tỉ USD kích cầu + 10 tỉ USD đầu tư phát triển môi trường kinh doanh trong năm 2009)
2. Dự báo nên tính đến trường hợp cực đoan nhất để chuẩn bị kĩ cho nguồn lực và phương án dự phòng. Tuy nhiên những vấn đề của năm trước cũng như những chính sách được ban hành sẽ được thực hiện ( cho dù chưa đi vào thực hiện trên thực tế ) đều đi vào kì vọng của năm tiếp sau.
3. Công thức:
(Giá trị tuyệt đối ICOR ( hay là tính cho SRI hay CPI ) của năm hiện hành + Mức tăng so sánh giữa năm hiện hành với năm kế trước ) – 100% ( IRPB ) / (GDP dự kiến cho năm tiếp tới)
Việc tính được những Chỉ số nêu trên là thông số đầu vào (thuộc yếu tố vĩ mô) rất quan trọng để các nhà quản lí dự tính các nguồn lực, xác định mức độ tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình, cũng như chuẩn bị tốt cho các bài toán đầu tư của mình trong năm tài chính tiếp sau năm hiện hành
Kết hợp ba cơ chế đối với trách nhiệm thực thi Công vụ
Những tiêu cực trong lĩnh vực quản lí kinh tế xã hội ở mức độ khác nhau xảy ra ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy sự suy đồi về tinh thần thực thi công vụ, thoái hóa về nhân cách của nhiều Quan chức và Công chức có nguyên nhân nằm sâu trong cơ chế, thậm chí là thể chế quản lí xã hội, hơn là sai phạm của từng cá nhân riêng lẻ.
Tôi muốn đề cập đến ba cơ chế chủ yếu để giảm thiểu những sai phạm đó cũng như hậu quả của nó đối với xã hội – Khi xem cơ chế là một phương thức vận hành của một quá trình nào đó nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống. Những ý tưởng chủ yếu về ba cơ chế đó là:
1. Cơ chế giám sát
2. Cơ chế định vị giá trị xã hội
3. Cơ chế từ nhiệm
(Xem tiếp...)
Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?
1. Đội bóng là một tổ chức được lập ra vì mục đích duy nhất là chiến thắng trên những sân chơi có đẳng cấp ngày càng cao hơn. Với điều đó người ta mới có thể tiếp tục nghĩ đến những điều khác.
Chiến lược ngoại giao của các quốc gia nhỏ yếu
Trước hết tôi xin được đưa ra vài định nghĩa liên quan trong bài viết ngắn này
- Nền Độc lập của một Quốc gia: Chính phủ do Dân bầu của Quốc gia có khả năng tự mình giải quyết hiệu quả các vấn đề Quốc nội mà không cần sự trợ giúp của Quốc gia nào khác, cũng như việc chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế mà không chịu sự hối thúc của Quốc gia khác. Quá trình đó không gây ra những hậu quả tiêu cực nào về kinh tế - chính trị - xã hội trong đối nội hay ngoại giao mà khó kiểm soát
- Chủ quyền của một Quốc gia: Phạm vi lãnh thổ hành chính, và không gian kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến lợi ích Quốc gia, trong đó vấn đề sở hữu hay các quyết sách của Chính phủ do dân bầu của một Quốc gia không chịu sức ép, chi phối hay áp đặt của Quốc gia khác vì những lợi ích không thuộc lợi ích Quốc gia mình
- Quốc gia nhỏ yếu: là nền Độc lập và Chủ quyền của Quốc gia đó có sự tham gia, can thiệp không thể từ chối, thâm chí lấn át của Quốc gia khác, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia mình, từ đó Chính phủ bị mất lòng tin trong Quốc nội, uy tín Quốc tế yếu, tinh thần Nhân dân vì thế mà nhược tiểu, chí khí Dân tộc bị bào mòn, vong nô từ trong ý nghĩ, lệ thuộc tư tưởng…sự tồn tại phụ thuộc vào Quốc gia khác mà không thể toàn quyền tìm được con đường phát triển văn minh
Chiến lược ngoại giao của các Quốc gia nhỏ yếu hiện nay:
1. Ý chí lãnh đạo từ chối những học thuyết đối kháng, cực đoan, đơn nguyên. Hình thành được học thuyết tự chủ làm nền tảng phát triển đất nước hài hòa, cộng hưởng với các giá trị văn minh của Nhân loại
2. Xây dựng khối Đại đoàn kết Dân tộc, không lấy quan điểm, chủ thuyết chính trị mang tính ‘độc tôn’ làm nền tảng, mà dựa vào ba chân kiềng: Hiến pháp bình đẳng + Văn hóa đất nước + An Dân Hưng Quốc. Quản lí Nhà nước tuân thủ ba nguyên tắc : Văn minh + Công bằng + Thống nhất
3. Hoàn thiện thể chế chính trị tiến bộ để hội đủ tư cách tham gia được đầy đủ vào các thể chế kinh tế - chính trị Quốc tế đa phương. Tranh thủ tối đa sự tham gia, ủng hộ của các Quốc gia khác trong các vấn đề phải tranh chấp với nước lớn, không tự cô lập
4. Mở ra những khả năng pháp lý, môi trường xã hội để quần chúng Nhân dân tham gia và bộc lộ được khí chất hào hùng, tự cường của các Dân tộc trong niềm tự hào đích thực, thực sự hậu thuẫn cho Chính phủ trong các ứng xử quốc tế, bảo vệ lợi ích Quốc gia
5. Thiết lập quan hệ quốc tế theo ‘Tam Giác Chiến lược tối thiểu’ xác lập vai trò chắc chắn của Quốc gia trong ( từng cặp ba nước liên minh + trong ba lĩnh vực chủ yếu + đối trọng được với ba nước trong Hội đồng Bảo an UN )
Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?
Gần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra vài nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn.
Bàn về tăng trưởng kinh tế
Trong bài này tôi cố gắng phân tích trên phương diện lý thuyết về các tình trạng tăng trưởng kinh tế mà chưa được phân tích trong các sách giáo khoa kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên để dễ hiểu với quảng đại, tôi không sử dụng các Đồ thị kinh điển mà dùng cách diễn giải logic. Sự trình bày cô đọng dưới đây là chủ ý và phong cách xuyên suốt của tôi trong những thể loại bài tương tự trong Mục ‘Suy Ngẫm’ và mong muốn xới lên trong tư duy bạn đọc mà tiếp tục phát triển
1. Mức tăng trưởng 0% là cả một năm hoạt động kinh tế của một Quốc gia mà không hề có tăng trưởng, thì thực chất là hoạt động của năm hiện hành chỉ tạo ra lượng giá trị (A) đủ bù cho mức tiêu dùng của Quốc dân như năm trước. Nhưng thực ra để có (A) nền kinh tế đã phải chịu mức Tổng Chi phí Vốn, Nguồn lực cao hơn năm trước là (B). Khoản (B) này bị ‘đẩy’ sang năm kế tiếp dưới dạng làm mất giá của những đồng đầu tư mới, do vậy làm tăng chi phí tạo SP / D.vụ của năm sau. Điều này tiếp tục làm nền kính tế trở nên kém cạnh tranh trong năm kế tiếp đó.
2. Sụt giảm tốc độ tăng trưởng là vẫn có tăng trưởng nhưng không bằng năm trước, hoặc không bằng chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều đó làm việc sử dụng Vốn và các nguồn lực đã có hoặc đã được chuẩn bị giảm sút hiệu quả, dẫn tới tăng chi phí SP / D.vụ tạo ra trong năm. Vì thế Quốc dân phải chịu giá cao hơn trong tiêu dùng, dẫn đến giảm mức Cầu và giảm khả năng tiếp tục bình thường sự đầu tư phát triển trong năm sau
3. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao thì nền kinh tế hoạt động hơn mức công suất của chính nó, do đó phải vay mượn thêm bên ngoài, hoặc tạm ứng sử dụng trước của Tương lai một số nguồn lực dự trữ. Điều này làm tăng Chi phí Cơ hội phát triển của Hiện tại, đồng thời làm mất bớt đi cơ hội phát triển của Tương lai. Chưa kể đến những bất cập về Cơ sở hạ tầng, mặt bằng Luật pháp…của Hiện tại không theo kịp nên đẩy dồn về Tương lai các vấn nạn sẽ phải giải quyết
4. Tỉ lệ tăng trưởng Tối ưu là mức gia tăng (B) so với tỉ lệ tăng trưởng của năm kế trước (A), mà mức gia tăng đó đòi hỏi phải đầu tư thêm bởi một số Vốn và Nguồn lực mới (C) là mức có thể tạo ra giá trị thặng dư (B) đó ( tính trên đầu người, sau khi đã tính thêm mức tăng dân số của năm hiện hành ) bằng mức (A) trên đầu người của năm trước, mà tỉ lệ lạm phát thực tế hầu như không thay đổi.
5. Trong Thế giới văn minh ngày nay, thay cho mức tính tăng trưởng GDP / đầu người, bằng chỉ số mức tăng trưởng qui ra tiền mà mỗi người dân có thể được nhận lại từ sự tăng trưởng kinh tế so với năm trước. Mức tăng đó dưới hình thức thu nhập thực tế, phúc lợi xã hội, đầu tư mới của Chính phủ cải thiện môi trường sống và các trợ cấp xã hội chính đáng khác mà mọi người dân đều được hưởng bình đẳng. Đây mới thực sự là thước đo cho nền chính trị tiến bộ và tính hiệu quả quản lí vĩ mô của Chính phủ hướng tói mục tiêu đích thực của tăng trưởng. Nền 'kinh tế hành vi'
Trong vài năm gần đây đã có một số tác giả, cuốn sách đề cập, viêt về sự tác động của hành vi số đông (Xã hội, cộng đồng) vào các hoạt động và quan hệ kinh tế, với tính cách là mức độ của nó có ảnh hưởng đến tính vĩ mô, hay nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Chí ít thì nhiều khi cũng có tác động làm thay đổi trong khoảng thời gian nhất định đến một trạng thái kinh tế của quốc gia.
Dưới đây là quan điểm của tôi về chủ đề này:
1. Chính phủ tạo lòng tin về môi trường kinh doanh và viễn cảnh kinh tế. Hành vi điều hành của Chính phủ, các chính sách hay quyết định được ban bố, các chính kiến và thái độ trong quan hệ quốc tế được Chính phủ bày tỏ…có thể củng cố hay làm suy yếu lòng tin của công chúng, hay các lực lượng thuộc quốc gia khác, có tác dụng đặc biệt, biểu hiện nhanh, mạnh trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, kích hoạt dây chuyền các giao dịch kinh doanh khác, và đến các khu vực địa lý khác nhau
2. Các luồng thông tin đa dạng của nhiều tổ chức truyền thông hoặc của các tổ chức NGO, các cơ quan Quốc tế có uy tín…Họ đưa ra phát ngôn, chính kiến của mình, nhưng có tác động đến nhận thức, tâm lí của từng nhóm người, ở các quốc gia khác nhau, mà họ có ảnh hưởng… Điều này thực sự bùng nổ khi ma sát hay cộng hưởng với lợi ích của hai nhóm người (thượng tầng xã hội, hoặc nhóm phổ thông trong xã hội ). Dẫn đến thái độ của những nhóm người đó điều chỉnh quan điểm, hành vi đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng
3. Những tổ chức lớn, thường là các Trung tâm nghiên cứu, các Doanh nghiệp xuyên quốc gia, các Hãng phim hàng đầu… khơi dậy, khởi xướng những công nghệ mới, những phương thức mới, tạo nên trào lưu mới trong đời sống, văn hóa kinh doanh, văn minh tiêu dùng…kích thích các giới, các lớp người, các giai tầng xã hội hình thành cho mình một hành vi tiêu dùng đặc thù, điều này khởi động hệ thống cách doanh nghiệp từng ngành khẩn trương đáp ứng, đo đó đòi hỏi những phương thức kinh tế cũng thích ứng theo
4. Khuynh hướng xã hội hóa ‘không biên giới’, phạm vi toàn cầu, biến mỗi người thành thành một yếu tố mang tính đối tác ( người tham gia / nhà đầu tư / khách hàng ) được tính đến một cách nghiêm túc như là các thông số, hay phương diện của các hoạt động và quan hệ kinh tế. Chưa kể đến điều rõ ràng để bán một hộp sữa, người sản xuất phải phục vụ tốt như cầu sử dụng của trẻ em, không những thế phải đáp ứng kì vọng của cha mẹ chúng, và phải tổ chức kênh phân phối trong không gian xã hội, xuyên quốc gia…Tạo nên dây chuyền các hành vi tương tác : Con người + Doanh nghiệp + Cơ quan quản lí Nhà nước..
5. TẠM CHUNG QUI LẠI NỀN ‘KINH TẾ HÀNH VI’ :
1. Tất cả đều là đối tác lẫn nhau, theo đầy đủ của nghĩa đó, kích thích nhau.
2. Tâm lí Xã hội ( với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó ) là môi trường quyết định đến trạng thái kinh tế.
3. Tổ chức nào, Chính phủ nào tập trung, kiểm soát, dẫn dắt, định hướng được hành vi của công chúng là điều căn bản nhất để hiện thực được thành công chiến lược kinh tế của họ.
Những sự hiện diện của 'Con người với cái ghế ngồi'
Sự hiện diện của cá nhân mỗi người trong Thế gian, trong xã hội, bản thân điều đó thật là thiêng liêng. Gần như bản năng, là khía cạnh quan trọng trong nhu cầu xã hội của con người. Nhưng quan trọng hơn, sự xuất hiện của chúng ta luôn mang ý nghĩa của ‘Sự Tham Gia’ tích cực trong vai trò, với ý nghĩa động lực tự thân thể hiện và hòa vào tinh thần học tập, lao động, hoạt động chung của Cộng đông để cống hiến. Nhưng chúng ta đã quan sát thấy có những sự hiện diện như thế này trong các cuộc họp, hội thảo, phong trào…
1. Họ ngồi hàng đầu – nói lên vai trò quan trọng của họ, có thể chỉ là trong quá khứ - hơn là tầm quan trọng của họ đối với chủ đề buổi họp, hội nghị - dáng điệu lần mần, rờ rẫm, đi rồi về. Khi ngồi thỉnh thoảng ghé tai nói gì đó với người ngồi bên cạnh. Người ta định nghĩa được sự có mặt đó là ‘Sự Tôn Trọng’ của người tổ chức! Vâng, thế còn ‘Sự Tự Trọng’ của họ đâu?
2. Cả buổi không một đoạn nội dung nào cần đến, hay làm người tham gia liên tưởng đến cái lí do chính đáng về sự hiện diện của họ. Nhưng họ cảm thấy ngay tên mình đã được giới thiệu chưa, thứ mấy. Nếu không sẽ có trợ lí về nhà báo cáo họ cùng với những ‘quan tâm đặc biệt’ không liên quan gì đến chủ đề chuyên môn.
3. Nhiều khi họ đến, hơi muộn, được người tổ chức lễ độ đưa họ ngồi vào vị trí trang trọng nhất, ít phút, đọc một bài diễn văn có người viết sẵn, được kết thúc bởi tràng pháo tay vì vai trò của họ và chức vụ của người mà họ để ý có vỗ tay hay không. Lúc ấy mọi việc còn lại mới được khởi động. Một lúc sau họ cáo từ về, để lại cái ghế trống…
4. Ngay cả quyên góp từ thiện, ngay cả khi họ đã về hưu, họ và cơ quan cũng phải cố đưa xe đến nhà đón rước đến có mặt ‘xếp vào hàng long trọng’ bỏ phong bì vào cái hòm đỏ. Trước đó đương nhiên họ được mời ngồi vào cái ghế ‘được tận tình phục vụ’. Sự hiện diện của họ thể hiện ‘sự quan tâm sâu sắc’ với đối tượng được ủng hộ hơn là cái phong bì tượng trưng
5. Người ta có nói đến nhiều vị đại biểu quốc hội ngồi đấy cả nhiệm kì mà chưa một lần phát biểu. Điều này buộc phải nghĩ rằng họ ngồi vì cái ghế của họ. Do đó thật cảm động khi thấy có ai đó đứng lên, không cần bám vào ghế, tâm huyết với những điều Quốc kế dân sinh. Lạ thay phần lớn ‘ai’ tích cực như thế lại gần như không ngồi ở vị trí quan trọng, mà lẫn vào đông đảo trong không gian hội trường…
Thử liệt kê những cách tham nhũng
Ở đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn. Tôi xin thử liệt kê những thủ đoạn mà tham nhũng nảy nở, tồn tại, phát triển trong đó... (Xem tiếp...)
PR xuyên đời sống vào tâm linh
Tôi giành mục suy ngẫm số 13, con số đặc biệt này để viết về PR, ngắn gọn, như một thông điệp với bạn đọc về một ý nghĩa mở rộng của PR… Sự phát triển tiếp như thế nào đó là con đường tư duy của bạn đọc... (Xem tiếp...)
Bàn về Tâm linh và Tâm thức
Thưa Bạn đọc, ở Mục Suy ngẫm này tôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân… (Xem tiếp...)
Nguy cơ của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2009
Gần đây chúng ta thấy hàng loạt các doanh nghiệp Việt nam,trong đủ mọi lĩnh vực, đủ mọi qui mô, đủ mọi loại hình… kinh doanh điêu đứng. Trong suy ngẫm ngắn này tôi không có ý phân tích, nhìn nhận nguyên nhân từ những điều rất to tát từ những yếu tố Quốc tế, sự thật là có ảnh hưởng tiêu cực ở những mức độ khác nhau đối với nền Kinh tế Việt Nam nói chung hay đến các Doanh nghiệp nói riêng, mà đưa ra những nhận định từ vấn đề bên trong của nền Kinh tế và bản thân các Doanh nghiệp Việt Nam.
1. Tuyệt đại bộ phận các DNVN có năng lực cạnh tranh kém. Điều này đã bộc lộ, bị thách thức ghê gớm khi các yếu tố quốc tế hiện hữu trên mâm cơm từng gia đình. Như tôi đã từng phân tích: bản chất năng lực cạnh tranh ở chỗ Khả năng tạo Giá trị gia tăng và chi phí thấp trong quá trình tạo SP/DV. Muốn vậy DN phải được tổ chức là một Hệ thống tốt, (gồm Tiêu chuẩn Hệ thống + Tiêu chuẩn Kĩ thuật + Tiêu chuẩn Chất lượng ) theo chuẩn Quốc tế. Thực tiễn tư vấn và đào tạo của tôi cho thấy vô cùng ít Nhà Quản lí nào đủ nhận thức, năng lực và quyết tâm cho vấn đề này.
2. Nền Kinh tế Việt Nam đã nhập khẩu từ cái tăm tre cho đến Vệ tinh, bằng chính ngạch lẫn tiểu ngạch, hình thức chính thống hay phi chính thống, từ người dân cho đến các DN, Tổ chức lớn nỗ lực tham gia. Ngay cả tại Làng Gốm Sứ Bát Tràng, đồ sứ Trung Quốc đã hiện diện hoành tráng nhất, tươi tốt nhất. Thái độ đó không chỉ là phương diện kinh doanh nữa, có thể gần như "rước voi về dày mả tổ". Nhiều tổ chức sẵn sàng mua sản phẩm giá đắt của nước ngoài thay cho hàng trong nước vì món lợi ích kỉ của họ chứ không do chất lượng và nhu cầu.
3. Chi phí cơ hội trong kinh doanh (gồm thời gian + tiền bạc + khả năng tiếp cận) của Nhân dân và các Doanh nghiệp là quá cao trong sự được lựa chọn, và cách họ được phục vụ, bởi chất lượng và đạo đức của hệ thống quản lí Nhà nước và Dịch vụ hành chính công mà như Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải phải thốt lên là : nền hành chính suy đồi và cán bộ hư hỏng. Điều nguy hiểm là họ không nhận được cam kết của các cơ quan quản lí chức năng về những điều họ phải làm, phải bỏ ra để có được "sự phục vụ".
4. Nguồn lực Nhà nước tập trung đại bộ phận trong hệ thống các Doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Nhưng tính hiệu quả kém của chúng tiếp tục tiêu hao nguồn lực khổng lồ cũng như thu hút sự quan tâm của Chính phủ cho vấn đề của chúng, khiến số Doanh nghiệp dân doanh khổng lồ còn lại bị "vô tình" bỏ rơi, hoặc không thể nhận được sự quan tâm hỗ trợ đầy đủ.
5. Khả năng lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp dường như là điều xa xỉ vì không có tầm nhìn, không có khả năng dự đoán tình hình, cũng như tê liệt trước rủi ro có thể gặp phải… Với bao nhiêu lí do khác thuộc năng lực điều hành kinh tế - xã hội của các cơ quản quản lí Nhà nước… khiến cho các Doanh nghiệp luẩn quẩn trong "tư tưởng & cách thức Con Gà" trên cái sân bé nhỏ mà tả tơi của mình.
Ngẫm nhân ngày nhân quyền thế giới
Ngoài đường vì sao có rất đông người?
Tại sao trong giờ làm việc, vào những ngày hành chính, ngoài đường rất đông người:
1. Hoạt động cá nhân là khuynh hướng áp đảo, bất định, phi tập trung hơn là mang tính tập trung trong những tổ chức nhất định. Và ngay cả khi người ta đến nơi "tập trung làm việc" cũng để có điều kiện kĩ thuật hơn cho việc giải bài toán riêng của mình
2. Môi trường lao động và kỉ luật lao động thấp. Tổ chức nơi người ta đang làm việc thiếu kỉ cương và chuẩn mực làm việc nhóm. Các lí do cho những hoạt động cá nhân rất cao, thay cho một trật tự lao động cần tuân thủ. Tổ chức chưa là nơi khiến người ta muốn làm việc
3. Xã hội chưa hình thành được tập tính lao động chuyên nghiệp cho công dân "giờ nào việc nấy". Tính kinh tế qui mô của xã hội rất thấp và sự không ổn định của các trạng thái lao động
4. Đối với "hững người còn lại trong số đó" thì sự dịch chuyển thời gian và địa điểm lao động rất cao trong ngày cho thấy thiếu vắng tất cả những tiêu chí của hình thái lao động tiến bộ. Có thể dùng từ "kiểu xe ôm hóa các phi vụ làm ăn riêng lẻ".
5. Những điều trên rất đáng suy nghĩ khi quan sát thấy đại bộ phận là những người trong tuổi lao động sung sức và hiện diện đủ mọi giới trên đường. Chịu khó "scan" ngẫu nhiên những sự đi lại như vậy cho đến những điểm họ đến sẽ thấy các quan hệ cá nhân không chính thống vô cùng náo nhiệt đến mức nản lòng sự nỗ lực của cảnh sát giao thông.
Bình luận qua vụ PCI và nhiều vụ việc kinh tế khác ở Việt Nam
Trên các phương tiện truyền thông, người ta thường thấy nhiều quan chức có trách nhiệm, trước những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hối lộ…, dường như luôn tự tin mà cao giọng rằng : Hãy đưa ra chứng cứ đi, và quan điểm của họ là nếu phát hiện ra thì phải xử đúng Luật (từ "quan điểm" có khẩu khí của người đứng trên Luật chứ không phải là đứng trong Luật)
1. Làm được điều như các quan chức đó yêu cầu, đối với các Tổ chức không phải công quyền và với người dân cũng khó như "tìm kim đáy bể". Đã là cơ quan Nhà nước thì phải nhận về mình trách nhiệm điều tra nghiệp vụ, giải trình và làm yên lòng dân bằng những điều xác thực, hơn là thách đố vu vơ.
2. Chế độ "trách nhiệm tập thể" rất khó định vị trách nhiệm cá nhân, được ngụy trang bởi "ma hồn trận", và bằng rất nhiều chữ kí nháy trong các văn bản đi đến một quyết định. Điều này làm nản lòng người điều tra và có thể thủ tiêu nỗ lực làm sáng tỏ mọi chuyện… rồi "hòa cả làng".
3. Phương thức hoạt động guồng máy của các cơ quan Nhà nước dẫn đến sự tự trấn an "Gặp thời thế, ai thế, cũng thời phải thế" là chỗ dựa tâm lí yên ổn cho sự tắc trách, thậm chí vô liêm sỉ.
4. Cung cách "hành chính hóa" xử lí nội bộ, thay cho cơ chế giải trình minh bạch, xóa nhòa sự can dự và hiệu lực của Pháp Lý cần thiết nhằm răn đe mạnh mẽ những mầm mống sai phạm
5. Mọi biện pháp văn minh, của hệ thống, bị vô hiệu hóa bởi vài cá nhân có quyền lực, đầu óc mafia, nhưng mang danh nghĩa những điều cao cả làm người lương thiện rối trí, trong khi thiếu biện pháp khiến kẻ bất lương phải khiếp sợ.
Bàn về sự yếu kém của Hệ thống Luật Pháp như chúng ta đang thấy…
1. Một XH tiểu nông truyền thống, khép kín lâu đời, nên tư duy Nông dân lúa nước làm chuẩn, bám rễ và thâm nhập vào mọi cách thức hoạt động, mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi tầng cấp quản lí… trong XH. Mặt bằng Dân trí như vậy sẽ bảo thủ những Lề, Tục, Thói, hơn Luật.
2. Nhiều người viết Luật mắc lỗi liệt kê hành vi mà không nêu lên được tính khái quát được bản chất Đạo đức, văn hóa của ứng xử XH, mà mọi người có thể hiểu ngay và điều chỉnh được tự động muôn trạng thái hành vi cụ thể của họ. Nhiều người làm Luật quen cách nghĩ "Làng Nước" hơn là cách xử sự "Quốc Gia".
3. Bản thân nền tảng thể chế QL XH hiện hành, Luật nhiều khi được các cơ quan Công quyền xử sự như là công cụ "Trị dân" hơn là Trị Quốc, giống như cây dùi cui trong tay viên cảnh sát vậy. Chưa trở thành một thứ "Đạo trị Đời" mà ai cũng có thể thấy yên ổn, dễ dàng, bình đẳng tham gia trong trật tự, minh bạch của hệ thống đó.
4. Đạo đức xã hội méo mó, khiến Luật Pháp là thứ được viết trên giấy dễ bị nén Bạc đâm toạc, bị xê dịch, bị suy diễn, làm méo mó đi một cách vô cùng bất định, đi đến dần bị vô hiệu. Cái gốc là Đạo đức Xã hội vững bền như Bàn Thạch của ngôi nhà Luật Pháp. Luật pháp tốt là khi sự hiện hữu của nó là điều triệt để tôn trọng, ít phải ra tay can thiệp vào các quan hệ Dân sinh, tự nó là Đạo đức.
5. Năng lực và tinh thần Hội nhập quốc tế thấp cho dù có đã có những bước đi cơ học vào sân chơi Toàn cầu. Khát vọng tham gia, hiểu, hào hứng khẳng định bản thân và nỗ lực làm chủ được Qui tắc chơi trên sân Toàn cầu mới là động lực để thực hành Luật pháp như một chuẩn văn minh của một đối tác có tư cách, đáng được tôn trọng.
Bàn về tập đoàn
Định nghĩa:
Tập đoàn là hình thái siêu tổ chức kinh tế trong đó hội tụ các năng lực quy mô quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội. Bởi vậy có ảnh hưởng và chịu chi phối bởi chiến lược và chính sách kinh tế mà mỗi chính phủ phải coi đó là công cụ kinh tế quan trọng bậc nhất ở phương diện sử dụng hiệu lực, hiệu quả, hiệu suất trực tiếp hay gián tiếp. Một tổ chức kinh tế lớn như thế tham gia chủ động, tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế quốc gia.
Lý do hình thành tập đoàn:
1. Thị trường mở rộng và gia tăng cạnh tranh quy mô quốc tế, đồng thời xu thế đầu tư ra nước ngoài
2. Giảm sự phi hiệu quả kinh tế, xã hội khi nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng ngành nghề tham gia vào lĩnh vực ở một hoàn cảnh, địa bàn cụ thể
3. Tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế do tập trung nhiều lợi thế tuyệt đối trong một quốc gia mà doanh nghiệp lớn tích tụ được
Tiêu chí của tập đoàn:
1. Đa ngành nghề, đa thị trường, đa sở hữu trong cơ chế tham gia được của các yếu tố quốc tế
2. Tổng giá trị vốn thị trường không dưới 10 tỉ USD và không dưới 10 ngàn lao động.
3. Có vai trò: trụ cột, đối trọng, trung tâm kinh tế của quốc gia trong một lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
4. Bao gồm các hạt nhân là công ty thành viên cơ bản: công ty chủ lực của ngành + công ty tài chính + công ty dịch vụ thương mại tổng hợp + trung tâm R&D.
5. Thể chế là sự gắn bó nhất thể được quản lý Nhà nước với cơ chế thị trường trong loại hình siêu cổ đông.
Bình luận về hội chứng thành lập tập đoàn ở Việt Nam
1. Nóng vội muốn thể hiện sự mở mang mạnh mẽ số lượng ngành mà doanh nghiệp tham gia chứ không phải tầm cỡ của sự phát triển.
2. Một cái tên doanh nghiệp chưa trở thành thương hiệu xã hội, mới là tên tuổi trong "Làng xã", do đó mang danh tập đoàn không có nghĩa trở thành một pháo đài kinh tế trong không gian kinh tế quốc gia.
3. Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn trên quy mô lớn dựa trên năng lực tổ chức kết hợp hiệu lực phục vụ quản lý vĩ mô kết hợp quản lý vi mô là điều xa vời trong khi nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam mắc phải những căn bệnh trầm kha.
4. Tập đoàn bản thân nó phải là một trong những trụ cột kinh tế nội địa, hoặc đối trọng trong kinh tế đối ngoại của quốc gia nhưng chưa một doanh nghiệp lớn Việt Nam nào có khả năng và gánh được vai trò đó về hiệu quả và tầm kinh doanh
5. Có thể thấy trong những doanh nghiệp lớn đó sự khuếch đại những "vấn đề" của bản thân những phức tạp cùng hệ quả của chúng trong các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của chính Việt Nam mà thôi
Khi tầm nhìn của Chính Phủ không tốt…
1. Không cân bằng được: lợi ích chính đáng của các nhóm người, các giá trị xã hội (quá khứ, hiện tại, tương lai)
2. Rơi sâu vào muôn vàn bài toán tình thế khác nhau
3. Không thực có tính hữu ích và hiệu quả trong trách nhiệm đến cùng vai trò đại diện Quốc gia dẫn đến :
a. Tính vị kỷ của các cơ quan nhà nước dẫn đến các khuynh hướng kích động tham vọng thay cho khát vọng của Nhân dân.
b. Xã hội thường xuyên bị xô vào các trạng thái cực đoan nên không thể phát triển cân bằng và hài hòa.
c. Sự hoang mang tâm lý của những nhóm người chuẩn bị bước vào đời hay định nung nấu sự nghiệp.
d. Làm mất dần trạng thái thăng hoa tinh thần của cộng đồng là sự đam mê theo chuỗi giá trị Bản ngã
e. Đất nước phụ thuộc bên ngoài nhiều hơn, đặc biệt là về tư tưởng, làm mất dần sự tự tin, khả năng định hướng và kiên định mục tiêu.
Suy nghĩ nhân hội thảo Michael Porter
1. Lý thuyết cạnh tranh của ông đặc biệt thích hợp những năm 60 đến 95 thế kỷ 20, khi mà hoạt động kinh doanh đúng là cuộc chiến tranh thực sự, và khu trú chủ yếu trong kinh doanh.
2. Ngày nay các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội vĩ mô thực sự can dự với tư cách là những thông số mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh. Đồng thời sự thắng lợi trong kinh doanh bản chất ở chỗ tạo ra giá trị ưu trội và khả năng giảm chi phí.
3. Sự chiến thắng thực sự trong kinh doanh là rất rõ ràng, là phải nỗ lực chiến thắng những thói quen trì trệ, khuyết tật của chính tổ chức doanh nghiệp mình bằng cách hướng ra xã hội và thị trường nhiều hơn để liên tục thay đổi đi trước dòng thời gian
4. Mỗi doanh nghiệp hay ở quy mô quốc gia buộc phải biến mình trở thành một trung tâm tạo sản phẩm và cung ứng dịch vụ với một quy mô địa lý nhất định (Trung tâm: Đầu mối + kết nối + tài nguyên cho đối tác, khách hàng)
5. Thay vì khẳng định tính hơn hẳn năng lực bản thân mình thì phải tìm kiếm và chứng minh năng lực của mình thích dụng cho ai, ở đâu, trong khâu nào của chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi vậy chính mình phải tiêu chuẩn hóa để liên kết, hiệp tác và thỏa mãn hệ thống tiêu chuẩn xã hội hơn là chỉ thỏa mãn khách hàng
Phản ứng tâm lý công chúng & sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán
Để giao dịch tài chính diễn ra được liên tục hàng ngày, những chuyên viên của các công ty tài chính phải xử lý và làm cho các lượng thông tin liên quan liên tục cập nhật và sống động.
Như vậy mới làm tăng thu hút của công chúng với bài toán đầu tư tài chính của họ. Điều đó cộng thêm vào những hiệu ứng tâm lý điển hình: hiệu ứng đàn cá, hiệu ứng bầy cừu, hiệu ứng "Thú di cư", hiệu ứng Dư luận xã hội... kích hoạt phản ứng hành vi dây chuyền. Từ đó làm trầm trọng thêm thực trạng hơn nhiều lần mức vốn có của nó, làm Đỏ hóa hoặc Xanh hóa sàn giao dịch.
Phản ứng vĩ mô của Chính phủ thường xuyên chậm, chưa kể do bệnh quan liêu cố hữu... nên tự đặt Chính phủ vào tình thế thụ động, vô hình làm vấn đề phức tạp thêm bởi các quyết định đưa ra đã trong một tình huống thông tin khác. Sự bất định trong phản ứng của công chúng tăng lên và đến khi trở thành hỗn loạn tâm lý buộc Chính phủ phải đưa ra biện pháp mạnh. Điều đó thế nào cũng gây ra hệ quả "đóng băng niềm tin", dẫn đến các giao dịch tài chính một lần nữa rơi vào trạng thái bất định chìm sâu giống như kẻ đã quá bất mãn trở nên trầm cảm.
Rốt cuộc cần một chương trình sâu rộng nền kinh tế được khởi động từ Chính phủ và mất một thời gian tương đối mới làm tình hình khởi sắc.
Kinh nghiệm điều hành Chính phủ từ năm qua
1. Chính phủ chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng kiến tạo, tổ chức không gian chính trị, xã hội, kinh tế tạo môi trường làm ăn thuận lợi cho tất cả các thành phần.
2. Tầm nhìn Quản lý của chính phủ về khủng hoảng và các vấn đề Toàn cầu để xác định chiến lược phát triển đất nước.
3. Sự kết hợp 3 công cụ quản lý vĩ mô cơ bản: Tài chính tiền tệ gắn với chủ động Ngân sách và cán cân thanh toán, Luật pháp và Thông lệ quản lý văn minh, PR và sự tham gia dân chủ của các lực lượng xã hội.
4. Triệt để cải cách các Tập đoàn kinh tế nhà nước thành những trụ cột kinh tế quốc gia thực sự có vai trò kiến tạo, đảm bảo cân đối ở tầm vĩ mô.
5. Triệt để chống những căn bệnh trầm kha do ảnh hưởng xấu của phong cách quản lý nhà nước Quan liêu-Bao cấp-Xin cho đang làm hư hỏng lề lối làm ăn của hệ thống Doanh nghiệp.
Nhận định về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
Barack Obama đã vượt qua cuộc tranh cử quyết liệt để trở thành vị tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.
1. Nước Mỹ đã đạt tới đỉnh cao tiến bộ về Tam Dân (Dân chủ, Dân quyền, Dân sinh)
2. Nước Mỹ đã lúng túng trong việc tìm ra gương mặt đại diện mới vừa theo Truyền thống vừa giữ được nguyên tắc lãnh đạo cường quốc
3. Để trở thành tổng thống mới của Mỹ ứng cử viên thực sự phải giải được bài toán đối nội và đối ngoại với tư cách cường quốc
4. Tổng thống Mỹ là người đứng đầu hệ thống hành pháp tạo lòng tin về các cam kết chính trị
5. Sự lựa chọn Obama cho thấy Mỹ phải tìm kiếm không gian giải pháp toàn cầu cho bài toán chiến lược phát triển đất nước.
Nhận định về khủng hoảng kinh tế toàn cầu
1. Các tập đoàn tư bản trong quá trình gia tăng lợi nhuận đã tạo ra dây chuyền đầu cơ mà họ là đầu mối, không tự kiểm soát được
2. Chính phủ can thiệp bằng cách mua cổ phần, nợ xấu, nhận rủi ro cuối cùng.
3. Liên minh quốc gia cần phối hợp giải quyết
4. Khủng hoảng luôn bắt nguồn từ sự đầu cơ, từ lượng thông tin bất định
5. Chủ nghĩa tư bản tự thân đòi hỏi những không gian kinh tế rộng lớn hơn mang tính toàn cầu
6. Cơ chế chống rủi ro bằng các quỹ phải được thiết kế theo nguyên lý bình thông nhau, khi rủi ro ở mức nhất định khóa van phải được mở tự động
7. Các doanh nghiệp nhỏ như con cá trong đàn của nó, nếu gặp vùng thức ăn trù phú thì được hưởng tí lời, gặp tàu đánh cá thì bị cất vó cả loạt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005