Ngắm mình để khỏi bị ngắm

08:23 SA @ Thứ Hai - 19 Tháng Chín, 2005

Không thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: "Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khó bị xét đoán”. Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết.

Đây, chúng ta hãy nghe một chuyên gia triết học, bàn đến cái vị thế của người phương Đông. Trong bài tiểu luận "Những kỹ năng của cơ thể" (Les techniques du corps) được in trong cuốn sách "Con người và thế giới". (L’ Home et le Monde), tác giả Mauss viết như sau: "Bạn có thể phân biệt nhân loại ngồi xổm và nhân loại ngồi ghế. Và theo đó, phân biệt chủng người có ghế và những người không ghế và không bệ ngồi. Những người có vị trí và những người không vị trí. Những con người có bàn và những con người không có bàn”.

Theo cách nhìn mang tính khoa học rất vững này, tác giả không chỉ phân tích vào chủng tộc, xã hội, địa lý của người châu Phi, châu Á, mà còn xem xét chi ly đến từng "kỹ thuật" vận động của cơ thể. Ngồi xổm là cách ngồi của một con ếch, một con cóc, ở Ô đó con người chưa xác định cái thế ít nhất của mình là một chỗ ngồi trên ghế. Người Việt vẫn quở những kẻ sống cùn, chày bửa, bất cần rằng “Ngồi bệt rồi còn sợ gì ngã". Ngồi bệt là ngồi thẳng xuống đất, ngồi lúc nào thì ngồi, bạ đâu ngồi đấy, muốn đi lúc nào thì phủi đít đứng lên đi, thật thoái mái, tuỳ tiện, và như vậy là một cơ thể sống bản năng, chưa xác định nổi cho mình một quyền sở hữu vị thế- là một chiếc ghế nào đó. Ngồi xổm còn tệ hơn, đó là cách nửa ngồi nửa đứng, đến cái mặt đất của chung cũng không dám tự tin đặt địt ngồi, nhấp nhổm, thấy bất lợi thì đứng phắt dậy, chuồn cho nhanh. Bởi thế tác giả Mauss còn suy diễn rằng: Ngồi xổm là chưa có chỗ ngồi! Chưa có ghế ngồi thì chưa phải là ông chủ! Đi xa hơn, không ngồi ghế thì cũng chẳng có bàn, không có bàn là không thể viết chữ, đó chỉ là hạng người nô bộc, bạ đâu ngồi đấy, chưa có chữ viết, và chưa thể có trí tuệ, cũng như chưa thể có ý thức về danh dự.

Về kỹ thuật con người này, người Việt cũng có một câu nói dân gian dành cho những gã "Chí Phèo" , hãnh tiến mà ngu dốt rằng : "kẻ ngối xổm trên dư luận". Ngồi trên dư luận là kẻ bất cần đến chữ “sĩ", mặc người nói ra nói vào thế nào thì nói, nót chan tương đổ mẻ vào danh dự của ta cũng mặc.

Nhưng đáng thương thay kẻ đó không dám ngồi trên dư luận bằng ghế ngồi, mà ngồi xổm như một kẻ thiếu văn hoá và hèn nhát. Ngồi xổm để còn tiện nhổm đít lên mà chạy.

Nếu ta mắc lỗi nhỏ, tự ta biết sửa lấy mình thì sẽ không chuốc lấy cái xấu hổ bị người khác vạch ra. Nếu ta không biết sửa mình từ lầm lỗi nhỏ, để mắc vào tội lỗi sẽ phải chuốc lấy sự phán xét của người khác. Lúc đó ta trở thành bị cáo, trước con mắt quan toà của người đời. Bởi thế thi hào Đức Schiller (1759-1805) mới khẳng nhận cách con người phải tự phán xét lấy mình đế không bị rơi vào nỗi nhục phải làm bị cáo. Ông nói: "Không có quan toà nào lớn hơn ta cả". Một cách thẳng thắn hơn, triết gia Nietzsche cho rằng, con người không biết tự nhìn nhận thanh tẩy làm mới chính mình, sẽ tự huỷ, tự hoại, giống như non rắn không tự lột da thì sẽ chết.

Văn hào Nga Dosyoievski thì diễn tả, trong tâm hồn mỗi con người đều có một bãi chiến trường đấu tranh giằng co từng gang từng tấc một giữa quỷ và người và chỉ khi nào phần người trong tâm hồn thắng thì con người mới sống đạo hạnh, trái lại phần quỷ trong tâm hồn thắng thì con người sẽ nhảy vào vòng tội lỗi đề thỏa thể dục vọng của mình.

Ông nói: Nếu nhìn rõ tâm hồn của mọi người thì chẳng ai là người không mắc lỗi”. Bởi vì trong tâm hồn ai cũng như ai đều nảy sinh những dục vọng , thầy nhà cao thì muốn chiếm, thấy ghế cao thì muốn tranh, thấy tiền nhiều thì sinh lòng tham, thầy gái đẹp thì muốn tận hưởng từ ngoài vào trong... Những dục vọng cồn cào mạnh như quỷ dữ vừa thiêu đốt vừa lôi kéo con người; nhưng sở dĩ người đạo hạnh vẫn sống đạo hạnh, vì lẽ giữa bãi chiến trường của tâm hồn, phần người của anh ta luôn thắng phần quỷ dữ.

Trái lại, những kẻ mắc lỗi là những kẻ đã để cho phần quỷ chiến thắng phần người. Bởi thế mà, từ cổ chí kim, người ta đều cho rằng, chiến thắng mình là chiến thắng đầu tiên nhất, quan trọng nhất, sau đó mới có thể nói đến việc chiến thắng cái khác. Như một nhà tư tưởng nói: “Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn chà đạp người thì thật là ngu" (khuyết danh).

Tại sao phải chiến thắng mình? Các chuyên gia y tế tính rằng , dù hùm beo, hổ báo, rắn rết vừa mạnh mẽ, vừa chứa nọc độc đến vậy nhưng hàng năm trên thế giới, chỉ có khoảng trăm người chết vì chúng.

Nhưng kinh khủng thay, mỗi năm có cả triệu triệu người chết vì những con vi trùng bé nhỏ. Tại sao vậy? Vi trùng có thể chui sâu vào tận lục phú ngũ tạng của con người, phá huỷ từ trong phá huỷ ra thì cách gì để tránh? Vì thế, con người không biết tự gột rửa mình từ trong tâm hồn cũng vậy, khi đó cả con người từ thể xác đến tâm hồn sẽ biến thành môi trường "khả nhiễm” để mọi thế lực từ ngọn gió bên ngoài đến khuẩn bên trong tấn công làm suy sụp, tiêu vong.

Chúng ta thử hình dung, một con người mạnh khoẻ, nhảy ùm xcuống đại dương tắm, cũng chẳng hề hấn gì; nhưng một người thể trạng yếu ớt chỉ cần mắc vài giọt nước mưa, cũng hoá cảm, rồi lâm trọng bệnh. Nhiều người ra chiến trường, gặp tên bay đạn lạc, vẫn có thể được cứu chữa bằng cách gắp viên đạn ra, nhưng có thể không cách nào cứu vãn nếu chỉ bị một chiếc rằm đâm vào chỗ hiểm. Người Trung Hoa nhất khoát chỉ ra rằng: "Thiên tác nghiệt do khả vị, tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là: Trời tác oai tác quái gieo tai ách cho con người từ lũ lụt đến động đất núi lửa, vẫn có thể tránh được; nhưng khi tự con người gieo những mầm hoạ cho chính mình sẽ phải trôi vào vực thẳm Nhân- Quả, hái phải những tai hoạ không thể nào tránh được.

Trong các môn võ thuật thôi, để luyện tập sức địch muôn người,võ sĩ trước hết phải tập và vượt qua sự chống đối của chính mình, cũng như sự trì trệ, ngáng trở, cản ngăn của chính trọng lực mình. Hãy hình dung ta là kẻ thù sát cách nhất của ta, mà ta không chiến thắng nổi ta, thì hòng gì đòi chiến thắng người. Và cũng hãy hình dung, ta là kẻ thân thiết nhất với ta, mà ta không quyến rũ nổi ta tin tưởng rằng ta là người tự trọng, có danh.dự cao, có đạo hạnh nhiều, có kiêu hãnh lắm, thì làm sao thuyết phục nổi người đời rằng ta là người tự treọng, có danh dự cao, có đạo hạnh nhiều, có kiêu hãnh lắm, thì làm sao thuyết phục nổi người đời rằng: ta là người đáng trọng? Vì thế mà triết gia Descartes cho rằng: “Tự thắng mình còn hơn thắng vũ trụ”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).