Suy ngẫm thể xác - linh hồn dưới góc nhìn triết học duy tâm

10:51 SA @ Thứ Sáu - 13 Tháng Ba, 2009

Theo triết học duy tâm, ý thức quyết định vật chất. Dưới góc nhìn đó, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thể xác và linh hồn.

Thể xác con người là vật chất và linh hồn thật sự là ý thức của con người. Mỗi con người, đều có 2 phần là thể xác và linh hồn. Theo triết học duy tâm, linh hồn sẽ quyết định thể xác. Thể xác chỉ là cái áo không hơn không kém, chỉ khác rằng nếu cái áo bình thường thì con người có thể thay ra mặc lại, còn cái áo cao cấp này thì không thay đổi cho đến cuối đời. Như vậy, so với linh hồn, thể xác rất thấp bé, không giá trị. Thể xác chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, nhưng linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Nhiều nhà triết học cũng đã nhấn mạnh linh hồn vĩnh cửu, ví dụ như Decater có nói “Tôi tư duy là tôi tồn tại”. Sự tồn tại của con người thực chất là sự tồn tại linh hồn chứ không phải tồn tại về thể xác. Thật vậy, một người có thể chết đi theo quan niệm “cái chết” thông thường nhưng có thể họ sẽ sống mãi trong lòng của mọi người, đối với mọi người họ không bao giờ chết. Đó là sự tồn tại vĩnh cửu linh hồn họ trong ý thức của người khác. Ngoài Decater, nhà triết học Platon cũng đã đề cao linh hồn, ông cho rằng tri thức đích thực không thể nhận biết được nếu không dùng tư duy con người (linh hồn nhận thức tri thức). Ông coi thường những giác quan của con người (được tạo ra từ thể xác). Đối với ông tri thức đích thực sẽ không nhận thức được bằng giác quan thông thường. Giống như người viết bài này, việc nhận thức “thể xác và linh hồn” cũng dựa vào tư duy chứ không dựa vào cảm giác

Dưới góc nhìn triết học duy tâm, phần nào con người đã không được sống thật với chính bản thân, với chính linh hồn vì đã bị cái thể xác ràng buộc. Chẳng hạn, vì thể xác, con người ta phải cần cái ăn, cái mặc, nếu không ăn thì thể xác không tồn tại, nếu không mặc thì thể xác trở nên xấu xí. Từ đó dẫn đến người ta đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp…Dẫn đến sự tranh đua, sự ham muốn, … Điều đó phải chăng đã góp phần giết chết linh hồn? Và tất cả những điều đó phải chăng chỉ để bồi dưỡng cho thể xác tầm thường?

Con người chung sống với nhau trên trái đất, có mối liên hệ với nhau. Nhưng trong cuộc sống đó, mối liên hệ đại đa số là mối liên hệ về thể xác. Ví dụ: 2 anh em trong cùng một gia đình sống chung với nhau từ nhỏ đến lớn, chỉ vì một miếng đất tranh giành nhau làm cho tình cảm anh em bị mất. Ở đây vật chất tầm thường (là miếng đất) đã tạo ra tấm màn che phủ linh hồn của 2 người làm cho sự ham muốn của thể xác đấu tranh lẫn nhau, sự ham muốn nào cao thì thể xác đó sẽ giành chiến thắng. Đó là sự sống giả tạo, sự sống không ý nghĩa. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết chỉ đưa ra một ví dụ, tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tất cả mọi người đều có cái áo là thể xác, đều bị thể xác ràng buộc. Nhưng sự ràng buộc ở người này ít hơn sự ràng buộc ở người khác, vì ở một số người linh hồn đã chiến thắng được thể xác, họ sống bằng chính linh hồn. Ví dụ: người biết xúc động trước một hoàn cảnh khó khăn, người chăm sóc cho những người bệnh HIV, một người tật nguyền đã vượt qua số phận để sống, một người sẵn sàng hi sinh bản thân vì người khác…

Trong thế giới thực tại, thực sự chỉ tồn tại vật chất – ý thức – hiện tượng, trong đó hiện tượng là sự ràng buộc giữa vật chất – vật chất, vật chất – ý thức, ý thức – ý thức. Trong đó sự ràng buộc giữa ý thức – ý thức có thể cũng do vật chất tạo nên, do đó sự sống của con người là một sự sống hư vô, ảo tưởng. Theo góc nhìn duy tâm, vì ý thức quyết định vật chất nên sẽ không có một công cụ, máy móc nào đo được, kiểm tra được ý thức (hay linh hồn) của con người vì tất cả các công cụ đo đều được làm từ vật chất, ý thức – linh hồn của mỗi người chỉ do mỗi người tự kiểm tra, cảm nhận và tự làm chủ. Cùng với triết học, khoa học tâm linh sẽ đi tìm câu trả lời linh hồn của con người sẽ đi về đâu khi linh hồn thoát khỏi cái áo giả tạo? Liệu có một thế giới mà không bị sự ràng buộc bởi vật chất? Và trong thế giới đó liệu rằng có hờn ghen, yêu thương, giận dữ? Con người làm sao để có thể làm chủ chính bản thân, làm sao để sống thực, sống bằng linh hồn không để thể xác ràng buộc?...

Cuộc sống chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống bằng chính linh hồn. Mọi người phải biết thương yêu, che chở, giúp đỡ lẫn nhau, không ghanh ghét, không đua đòi, không kì thị lẫn nhau. Chính mỗi người trong chúng ta phải góp phần làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Xin kết thúc bài viết bằng câu sau để cho mỗi người có những cảm nhận riêng:

Một con én không làm nổi mùa xuân, nhưng nếu mọi con én đều nghĩ như vậy thì sẽ không có mùa xuân

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Tâm linh là gì? Như thế nào? Từ đâu? Tại sao?

    07/03/2009Tinh TiếnTừ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Bản thể luận Huxéc với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm I.Cantơ

    18/09/2006Đỗ Minh HợpBản thể luận Huxéc cho thấy mối liên hệ khăng khít nhất của triết học Cantơ nói chung và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Cantơ nói riêng với triết học phương Tây hiện đại, đồng thời nó cũng làm bộc lộ rõ vai trò và đóng góp thực sự của triết học Cantơ đối với "cuộc cách mạng bản thể luận" trong triết học phương Tây hiện đại. Đây thực chất là vấn đề "tái chú giải" triết học Cantơ trong văn cảnh cần phải xác định lại đối tượng và phương pháp của triết học trong sự khác biệt của nó so với khoa học tự nhiên...