Các nghịch lý tai hại

10:11 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Bảy, 2009

Sáng tạo sinh ra nhờ mâu thuẫn đỉnh (châm ngôn Việt Nam)

Khoa học luôn đưa ra những kiến thức đúng đắn, tìm ra những hiện tượng, các mối liên hệ đúng... nhưng có môn khoa học (cũng là môn khoa học chính xác) lại liên quan đến rất nhiều những nghịch lý. Bạn có biết đó là môn khoa học nào không? Câu trả lời: Đó là môn khoa học sáng tạo - phương pháp luận sáng tạo.

Một điều vô cùng thú vị ở đây là những nghịch lý này đều liên quan đến những hoạt động của con người. Chúng ta thường cho rằng một người hay một nhóm người có thể sai lầm trong hành động của mình chứ cả một dân tộc hay cả nhân loại thì khó có thể sai lắm. Qua câu chuyện về "các nghịch lý tai hại" này, chúng ta sẽ có một bức tranh rõ ràng về những khiếm khuyết của bản thân từng người, của từng dân tộc và có thể của cả loài người để chúng ta khắc phục, làm cho tương lai tươi đẹp hơn.

Chúng ta biết rằng trên thế gian này có 3 đối tượng (hay 3 lĩnh vực) mà loài người cần nhận thức và biến đổi: đó là thế giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy con người. Từ sự phân loại này, chúng ta thấy tư duy là một lĩnh vực đứng ngang hàng với tự nhiên và xã hội chứ không phải thuộc tự nhiên hay xã hội.

Hãy thử tìm hiểu xem, con người chúng ta đã đối xử như thế nào với ba lĩnh vực trên? Chúng ta đã làm đúng chưa? Và nếu chưa, xin mời bạn cho giải pháp để khắc phục.

Nghịch lý l: Rất quan trọng >< Không được chú ý xứng đáng.

Con người với trí thông minh của mình, kết hợp truyền thống từ các thế hệ trước nên thường rất chú ý đến những gì mà chúng ta cho là quan trọng, là có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta.

"Con người trở thành chúa tể của muôn loài là nhờ trí tuệ mà hạt nhân cơ bản của trí tuệ là óc sáng tạo" (Ngô Quý Tùng). Nhờ óc biết tư duy mà con người từ một trong muôn loài vật, tuy không có sức mạnh như voi, gấu; không chạy nhanh như nai, thỏ; không có vũ khí lợi hại như rắn độc. . . nhưng đã vươn lên làm chúa tể nhờ sáng tạo ra được công cụ lao động, vũ khí chiến đấu . . . Nhờ tư duy mà con người có tất cả và chính vì lẽ đó, tư duy thật sự quan trọng đối với con người. Hằng ngày ai trong chúng ta cũng đều phải tư duy để giải quyết hàng loạt các vấn đề đặt ra và ai cũng cảm nhận được độ quan trọng của việc tư duy, vì chỉ có tư duy đúng, chúng ta mới có thể hành động đúng được. Nghịch lý 1 cho thấy: nước ta có hai trung tâm lớn là trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia và trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia cùng hàng trăm trường đại học và cao đẳng chuyên đào tạo về các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội, nhưng chưa có cơ quan nào, trường đại học, cao đẳng hay thậm chí một khoa nào dạy chuyên về tư duy.

Nghịch lý 2: Trong >< Ngoài.

Hoàn toàn không ngoa khi nói rằng con người đã vươn tay tới từ các hạt nhân nguyên tử của thế giới vi mô đến các thiên hà, đại ngân hà xa cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng ở thế giới vĩ mô (tốc độ của ánh sáng ~ 300 000km/giây). Nhưng khi hỏi bạn con người “tư duy” như thế nào để tìm ra các giải pháp đúng cho một vấn đề thì bạn lại không biết. Số công trình nghiên cứu khoa học, số tiền bỏ ra để nghiên cứu và sau đó là viết sách, báo để truyền đạt lại kiến thức cho con cháu của loài người hàng năm là rất lớn. Các công trình khoa học này phần lớn là những công trình khoa học tự nhiên và xã hội trong khi đó có rất ít công trình khoa học được phục vụ cho bài toán tìm hiểu về tư duy. Về vấn đề này các nhà khoa học đã phải thốt lên rằng "vùng không gian mà loài người biết ít nhất là khoảng cách giữa hai lỗ tai". Tư duy, rất quan trọng và là một công cụ có thể nói là thần diệu để tìm hiểu và biến đổi tự nhiên và xã hội, chính vì vậy, con người cần nhận thức được điều đó. Chỉ khi con người giác ngộ được vấn đề này thì lĩnh vực khoa học về tư duy mới có thể khởi sắc và mang lại những kết quả to lớn. Nhà sáng chế vĩ đại của mọi thời đại, ông Tomas Edison đã có một câu nói nổi tiếng: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người biết tư duy?".

Nghịch lý 3: Thô sơ, năng suất thấp, hiệu quả thấp, điều khiển kém >< Hiện đại, năng suất cao, hiệu quả cao, điều khiển tốt.

Có một đặc điểm mà con người khác với muôn loài là: con người lao động bằng công cụ. Để tăng năng suất lao động, con người đã sáng chế ra công cụ lao động và luôn cải tiến nó. Nhờ sáng chế ra kính hiển vi mà con người đã có thể nhìn thấy được vi trùng, siêu vi trùng. . . và hiện nay có thể còn nhìn thấy từng hạt nhân nguyên tử nữa. Tương tự như vậy, nhờ sáng chế ra kính thiên văn, con người đã quan sát được rõ ràng mặt trăng, vòng sao Thổ, nhìn được cả những thiên hà cách ta hàng nghìn năm ánh sáng. Những thành tựu như vậy trong khoa học tự nhiên và xã hội là điều mà chúng ta thường thấy. Con người luôn "sáng chế" ra được các "công cụ" cho phép quyền năng sức mạnh của mình đối với tự nhiên và xã hội rất lớn. Ví dụ: nhờ sáng chế ra điện thoại di động mà hai người có thể nói chuyện với nhau tự nhiên từ khoảng cách hàng nghìn kilômét. Việc sáng chế ra công cụ và công cụ ngày càng được cải tiến là nhờ con người bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc vào những nghiên cứu cải tiến đó. Các công cụ lao động - đó là những thành quả mà mọi người ai cũng có thể sử dụng, điều khiển, dễ truyền đạt lại cho thế hệ sau và nói chung, chúng cực kỳ dễ điều khiển. Tuy nhiên nếu "sáng tạo" hay giải quyết vấn đề cũng là một hình thức lao động của con người thì chúng ta thấy ngay "công cụ" dùng để sáng tạo vẫn còn là một vấn đề. Rất nhiều người cho rằng "sáng tạo" là thiên phú và không thể điều khiển được nên rất ít người xông vào nghiên cứu lĩnh vực này. "Công cụ tư duy" do phương pháp luận sáng tạo mang lại có thể nói mới chỉ là những thành tựu nghiên cứu khoa học chứ chưa được đưa vào ứng dụng đại trà vì thế đa phần chúng ta vẫn đang sáng tạo bằng phương pháp trời cho: đó là phương pháp thử và sai hay còn gọi là phương pháp mò mẫm. Đây chính là "trái tim" của nghịch lý thứ 3: sự đối nghịch giữa hai phương pháp sáng tạo: giữa phương pháp "thử và sai" và phương pháp luận sáng tạo. Đó cũng chính là sự đối nghịch giữa tính thô sơ có năng suất thấp, hiệu quả thấp cộng với điều khiển kém với tính hiện đại có năng suất cao, hiệu quả cao cộng với dễ điều khiển của phương pháp luận sáng tạo.

Ông G.S. Altschuller đã nhận xét rằng: "Ý tưởng về điều khiển một cái gì đó hiện nay chưa điều khiển được vẫn được tiếp nhận một cách bình thường. Chúng ta sẽ tìm ra phương tiện điều khiển nó và vì vậy, chúng ta sẽ điều khiển được nó. Nhưng ý tưởng về việc điều khiển quá trình sáng tạo, như là quy tắc luôn gặp sự chống đối quyết liệt, đặc biệt là từ những người có học vị cao".

Nghịch lý 4. Thông minh cao >< Sáng tạo kém.

Đọc bài Trí tuệ là gì?, chúng ta đã hiểu sâu sắc thế nào là thông minh và thế nào là sáng tạo. Thông minh luôn là tiền đề cho sáng tạo vì sáng tạo bao giờ cũng có đối tượng tiền thân (đối tượng đã có) và chính vì vậy, chúng ta phải "hiểu" và "thấu hiểu" nó trước khi đưa ra những ý tưởng cải tiến của mình (sáng tạo). Chính vì vậy, chúng ta cực kỳ tin tưởng rằng người Việt Nam có một tiềm năng sáng tạo rất lớn vì dân tộc ta có tiếng là thông minh. Vậy tại sao trên thực tế lại không như vậy? Bằng chứng là số công trình sáng tạo, số phát minh, số sáng chế của một đội ngũ đông đảo những nhà khoa học Việt Nam lại quá khiếm tốn, khiêm tốn đến mức gọi là quá kém.

Ai cũng biết Nhật Bản những năm 1950 - 1960 được coi bắt chước rất giỏi. Nhưng ngày nay, cả thế giới đều phải công nhận một điều: nước Nhật giỏi "sáng tạo" nhất thế giới. Vì sao vậy? Một người giỏi bắt chước cũng sẽ giỏi sáng tạo nếu họ được trao công cụ tư duy (đặc biệt là phương pháp luận sáng tạo). Nghịch lý 3 đã nói rằng phương pháp luận sáng tạo là công cụ sáng tạo vừa hiện đại, vừa cho năng suất cao, hiệu quả cao và lại dễ điều khiển so với phương pháp thử và sai mà đa số con người trên trái đất đang sử dụng. Kinh nghiệm dạy phương pháp luận sáng tạo trên 30 năm của tôi đã khẳng định điều đó. Cùng một bài toán sáng tạo (ví dụ: bạn hãy sáng tạo đôi "đũa ăn cơm" để làm đẹp nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam) cho một người Việt Nam trước và sau khi học phương pháp luận sáng tạo thì kết quả thực sự là một vực một trời. Ví dụ nếu một tuần trước khi học phương pháp luận sáng tạo, bạn chỉ có 5 ý tưởng thì sau khóa học, bạn đã có thể đưa ra hàng nghìn ý tưởng chỉ sau 30 phút.

Từ nghịch lý này, chúng ta đi tới một kết luận có giá trị: nếu bạn là người thông minh mà kém sáng tạo thì bạn hãy tiếp cận ngay phương pháp luận sáng tạo, càng nhanh càng tốt vì chỉ có như vậy, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh nhờ những sáng tạo của chính mình. Đúng như câu nói "Mỗi người là một thiên tài đang ngủ" và phương pháp luận sáng tạo chính thực là liều thuốc đánh thức nhà thiên tài đang ngủ trong bạn hiệu quả nhất.

Nghịch lý 5. Học ít, dùng nhiều >< Học nhiều dùng ít

Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học thì điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ ra 16 - 17 năm đi học. Trong 16 - 17 năm đi học ấy, bạn đã được học rất nhiều điều, ví dự Toán, Lý, Hoá, Sinh, Địa, Sử... Bạn đã gặp rất nhiều vấn đề và được học cách giải các vấn đề đó (đó chính là bài toán chuẩn. Ví dụ bài toán giải phương trình bậc 2 một ẩn số). Nhưng tiếc một nỗi là trong cuộc sống (sau khi ra trường), bạn thường gặp những bài toán thực tế (ví dụ: làm thế nào được vào làm việc ở công ty X? - đó là những bài toán không chuẩn) và các nhà nghiên cứu đều thấy rằng tỷ số giữa bài toán chuẩn và bài toán không chuẩn là 1/10.

Chúng ta thấy ngay một nghịch lý rõ ràng: đó chính là nghịch lý số 5: Học ít lại dùng nhiều mà Học nhiều lại dùng ít!

Học nhiều dùng ít có nghĩa là kiến thức và những bài toán chuẩn mà chúng ta được học trong 16 - 17 năm rất ít khi gặp ngoài đời và thực tế ta ít khi sử dụng đến chúng (ví dụ: hãy tìm đạo hàm của hàm số,… ) Trong khi đó môn phương pháp luận sáng tạo mà đa phần chúng ta còn chưa được học (còn những người được đi học thì cũng được học rất ít thời gian. Ví dụ chương trình sơ cấp (chỉ kéo dài 60 tiết học) với các kiến thức về sáng tạo, dạy ta cách hiểu và giải quyết các bài toán không chuẩn, lại là điều cực kỳ cần thiết và nếu có, chúng ta sẽ phải sử dụng rất nhiều (vì chúng ta cần giải quá nhiều bài toán không chuẩn). Phương pháp luận sáng tạo chính là lý thuyết dạy ta cách sáng tạo, hãy tiếp cận nó ngay khi có điều kiện vì thực ra trên đời "Biết lý một tý là xong" - Châm ngôn Việt Nam.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Năng lực sáng tạo: Làm sao để có

    16/06/2009Phan Đình DiệuNăng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước, nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là làm sao để nâng cao được năng lực sáng tạo chung đó?
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Khoa học về sự sáng tạo

    06/12/2008Nguyễn Cảnh ToànĐã có nhiều nguyên nhân được nêu ra về tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học, song có một nguyên nhân ít được nhắc tới đó là việc coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Tính Sáng tạo liên quan với đa văn hóa và khoan dung?

    22/07/2007Đinh Thế PhongHơn kém nhau bây giờ là: dùng thông tin đó để sáng tạo ra cái gì có giá trị nhất và thiết kế ra sản phẩm mới có giá trị vượt trội so với hàng hóa thông thường. Bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ và các nước phát triển truy tìm và phát huy tối đa thế mạnh cốt lõi của họđó là tính sáng tạo...
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • Sáng tạo là gì?

    06/08/2005Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Phương pháp luận sáng tạo hay trò chơi nguy hiểm?

    10/02/2003Tuấn Thành5 kg là số lượng tài liệu của một môn học được gửi đến các cấp lãnh đạo có liên quan nhằm vận động đưa môn học này vào giảng dạy trong chương trình đại học. Đó là môn học gì mà tài liệu lại đồ sộ đến như vậy?
  • xem toàn bộ