Suy ngẫm về giá trị sống

02:54 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Ba, 2015

Chuyện tiền bạc

Xung quanh tiền bạc, sự cố xảy ra như cơm bữa. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tiền bạc cũng không phải là một thứ xấu xa. Vấn đề là ở chỗ người sử dụng nó như thế nào mà thôi.

Tiền bạc – dầu bôi trơn của công việc

Nếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động. Dù là hoạt động trong ngành sản xuất hay ngành dịch vụ, tất cả đều hướng tới mục đích này. Con người đóng vai trò to lớn như vậy. Theo tôi, lao động của những người đó, hay dầu bôi trơn để cho các hoạt động sản xuất kinh tế diễn ra trôi chảy chính là tiền bạc. Tiền không phải là mục đích mà là dụng cụ. Mục đích của lao động là để nâng cao cuộc sống con người.

Giá trị của công việc được đo bởi tiền bạc

Khi chúng ta làm việc tốt cho xã hội thì tiền bạc sẽ tự nhiên theo đó mà vào. Chẳng hạn như trường hợp của một ca sĩ. Vì cho rằng bài hát của ca sĩ đó hay, nên chúng ta mới bỏ tiền ra để đi nghe. Hoặc như trường hợp cửa hàng Udon1), chính vì nghĩ Udon hàng đó ngon chúng ta mới đi ăn. Dù người đứng ra kinh doanh có nghĩ phải lãi bao nhiêu, mà không tạo ra sản phẩm tương xứng với giá trị đó thì tiền cũng sẽ không chảy vào túi họ. Nếu công việc của một người có giá trị xã hội, thì số tiền tương ứng với giá trị đó cũng đi liền theo. Và mọi người sẽ càng cổ vũ: “Ông hãy làm tốt như thế nữa đi”.

Trong đồng tiền ẩn chứa giá trị

Chẳng hạn, bạn có một triệu yên. Khi bắt đầu một công việc gì đó, bạn lại muốn có thêm hai triệu yên nữa. Khi đó, bạn sẽ nghĩ đến việc nói khó với những người đàn anh ở công ty hay ai đó để vay tiền. Đây không phải là chuyện hiếm. Như thế người đàn anh bị nhờ vả ấy sẽ nói gì? Có lẽ anh ta sẽ bảo thế này:

- Thế cậu đã làm thế sao để kiếm ra được một triệu yên kia vậy?

Bạn sẽ đáp:

- Anh trai tôi cho ấy mà...

Mà như vậy thì sẽ xảy ra chuyện gì? Cũng có thể có người bảo: “À, thế à?” và cho bạn vay, nhưng trường hợp đó rất hãn hữu. Một người khác thì lại trả lời thế này: “Tôi đã làm việc chăm chỉ suốt năm năm mới kiếm được một triệu yên. Cũng phải nghĩ đến chuyện tuổi tác, nên từ nay tôi tính ra làm riêng”. Cũng là một triệu yên, nhưng giá trị một triệu yên của người này lại cao hơn một triệu yên của người đã nhận từ anh trai họ rất nhiều. Xác suất có thể vay thêm hai triệu yên nữa là rất cao. Một triệu yên nhận của anh trai với một triệu yên đổ mồ hôi mới có được, cũng là một triệu yên, nhưng một triệu yên sau sẽ có sức nặng hơn khi ai đó cân nhắc cho bạn vay thêm tiền.

Hiểu giá trị đồng tiền trong khó khăn

Hiểu được giá trị của đồng tiền là điều không dễ chút nào. Khi có nhiều tiền hơn mức cần thiết, người ta thường vung tay chi tiêu không mục đích.

Từ kinh nghiệm của mình tôi thấy gặp khó khăn về tiền bạc có khi lại hay. Trong tay có vốn người ta sẽ tính bắt tay vào công việc kinh doanh, nhưng chỉ khi thiếu vốn người ta mới suy nghĩ nghiêm túc và hiểu được giá trị của đồng tiền. Mà như vậy khi đem ra tiêu cũng phải suy nghĩ chín chắn. Nhờ đó, đồng tiền sẽ phát huy được đúng giá trị mà nó có.

Tôi làm kinh doanh và nếu ai đó có hỏi đã bán hàng cho những nơi nào thì xin thưa rằng, tôi đã chọn những cửa hàng mà hai vợ chồng của người chủ cùng chung lưng đấu cật kiếm sống vất vả, hơn là những nơi dư dả về tiền bạc. Chỉ những người trải qua khó khăn mới thấu hiểu giá trị của đồng tiền. Nhìn xa trông rộng thì họ chính là những bạn hàng đáng tin cậy.
Cách làm việc với ngân hàng

Khi chúng ta quản lý một công ty mà ngân hàng liên tục cho vay tiền thì phải nhìn điều đó như một nguy cơ. Trong thời gian ngân hàng gượng gạo cho vay nghĩa là công việc kinh doanh trôi chảy. Nhưng khi họ bảo: “Xin mời ông cứ vay đi!”, lại chính là lúc chúng ta phải thật chú ý. Người luôn chính xác trong mọi việc cũng còn có khi vung tay quá trán và làm hỏng việc. Thực ra, không gì nguy hiếm bằng khi tiền tự đổ vào liên tục.

Trong đồng tiền chất chứa mồ hôi công sức con người

Tôi nghĩ, trong đồng tiền có mồ hôi công sức của bao nhiêu người. Ngay cả đồng xu 100 yên cũng là một sự lao động khổ cực của mọi người. Một phần công sức lao động của nhiều người chính là đồng 100 yên đó. Bởi vậy chúng ta phải chi tiêu thật cẩn trọng. Tôi nghĩ, về cơ bản con người cần mang trong mình ý nghĩ đó. Tiêu tiền là một việc khó, bởi vì ở đó phản ánh tính cách của chính người tiêu dùng nó.

1) Udon là một loại phở truyền thống của Nhật Bản. Sợi Udon được làm từ bột mỳ, dầy và to bản hơn bánh phở của Việt Nam.


Sản phẩm và tấm lòng

Có câu nói: "Vật tâm nhất như"1). Theo tôi, câu này có nghĩa là: Đồ vật và trái tim con người như mặt trước và mặt sau của một tờ giấy, vốn hợp thành một thể gồm hai mặt trái và phải. Nhưng gần đây, hai thứ đó càng trở nên rời xa nhau. Có lẽ vì vậy mà nảy sinh nhiều vấn đề không lấy làm dễ chịu.

Điểm xuất phát của kinh doanh

Công việc kinh doanh chỉ được thực hiện khi sản phẩm và tiền bạc lưu chuyển. Nhưng còn có một điều quan trọng hơn. Cùng với sản phẩm và tiền bạc, tấm lòng của con người cũng phải chuyển dịch theo đó. Nếu chỉ đơn thuần là làm ra sản phẩm, bán đi và thu tiền về thì kinh doanh trở thành công việc vô cùng tẻ nhạt. Thực ra kinh doanh vốn không đơn giản như vậy, mà là việc gửi gắm tấm lòng vào sản phẩm mình làm ra, khi bán đem cả trái tim theo cùng với sản phẩm và nhận tiền về cùng với những tấm lòng. Tức là, kinh doanh không đơn thuần chỉ là sự thông thương giữa tiền bạc và hàng hóa, mà chính sự giao hòa ở tận trong tâm với các khách hàng mới là điều quan trọng. Có như vậy mới thấy được "hương vị" và niềm vui của công việc kinh doanh chân chính.

Giá trị của sản phẩm cũng nên đánh giá tổng hợp từ nhiều mặt như dịch vụ hay tấm lòng gửi trọn trong đó. Chỉ đơn giản xem bên ngoài bán bao nhiêu và định giá cho sản phẩm của công ty mình thì không thể kinh doanh chân thực được.

Chẳng hạn, bên ngoài bán một mặt hàng với giá mười ngàn yên. Có khi chúng ta lại bán với giá mười ngàn năm trăm yên. Vậy thì khách hàng sẽ hỏi:

- Tại sao cửa hàng ông lại bán đắt hơn chỗ khác vậy?

- Cùng là một sản phẩm, nhưng ở chỗ tôi còn có đồ kèm thêm.

- Thế ông cho tôi thêm gì nào?

- Tôi sẽ kèm thêm cả tấm lòng mình nữa!

Liệu khi đó chúng ta có thể nói được như vậy không? Tôi muốn mình có thể trở nên tự tin với giá trị tấm lòng đã gửi gắm trong công việc kinh doanh đó.

Trong đồ vật cũng ẩn chứa tâm hồn

Không hiểu có phải vì hàng hóa được sản xuất ra quá nhiều, đôi khi đến mức thừa thãi không, mà tôi cảm giác gần đây người ta có xu hướng coi nhẹ giá trị của hàng hóa. Nhưng tôi nghĩ, không phải vì nhiều mà không quý. Dù là nhiều, dù là thứ chỉ sử dụng một lần và bỏ đi, thì trong đó cũng ẩn chứa tấm lòng của những người tạo ra chúng. Trong nhiều năm tôi làm nghề sản xuất đồ điện dân dụng nên hiểu rất rõ điều đó.

Dù là Kotatsu 2) hay radio, mỗi khi chế tạo thành công sản phẩm mới tôi đều ngắm nghía hồi lâu, vuốt ve và tự mình dùng thử trước. Thế là Kotatsu hay radio, những vật tưởng như vô tri vô giác lại bắt chuyện với tôi. Có cảm giác nghe được cả chúng thì thầm: "Ông gọt góc này một chút cho tròn lại giúp tôi được không?", hoặc là "Tôi muốn ông làm cái nút bật điện to hơn".

Chuyện như thế không phải là hiếm. Điều này có lẽ do tôi đã gửi gắm tâm can của mình vào sản phẩm nhiều đến mức chúng trở thành tri âm với tôi. Trong tôi luôn đầy ắp ý nghĩ rằng, vì khách hàng sử dụng sản phẩm và vì những nhân viên công ty đổ mồ hôi cho những sản phẩm đó, nên việc tạo ra những mặt hàng ngày càng tốt hơn đương nhiên là công việc của người có trách nhiệm cao nhất trong công ty như tôi. Có lẽ sự nghiêm cẩn đó đã được phản ánh vào trong sản phẩm và tác động ngược trở lại tôi như vậy.

Trong bất cứ sản phẩm nào, người làm ra chúng cũng gửi gắm tâm hồn mình vào đó. Để đáp lại điều này, tôi muốn sử dụng chúng thật cẩn thận với tấm lòng biết ơn.

Trong thế cân bằng

Việc hàng hóa phong phú lên làm nảy sinh những vấn đề. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có hàng hóa thì tốt hơn. Lý tưởng nhất là vật chất cũng giàu có, mà tinh thần cũng phong phú.

Trong tôn giáo, có thể các nhà sư ở các ngôi chùa theo phái Thiền tông vùi cả tâm, cả thân vào tu hành, chẳng hạn có rơi vào tình trạng khổ cực đến mức không được ăn uống thì vẫn có thể tìm thấy niềm vui ở đó. Nhưng trên thực tế, những người bình thường mà coi nhẹ vật chất thì sẽ rất khó trở nên hạnh phúc. Tôi nghĩ đó là một nguyên tắc. Nghĩa là, con người vốn có bản năng ham muốn vật chất, một mặt nào đó mang trong mình nhu cầu về vật chất mạnh mẽ. Trong quá trình hướng tới cuộc sống lý tưởng, trước hết những vật chất đáp ứng cho nhu cầu ăn, mặc, ở phải được thỏa mãn ở một mức độ nhất định. Không nghĩ đến bản năng này của con người, chỉ coi trọng mặt tinh thần không thôi thì cuối cùng sẽ nảy sinh sự khiên cưỡng và có thể sẽ gây ra sự đảo lộn trong xã hội.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là con người chỉ làm mọi điều theo bản năng ham muốn vật chất của mình. Đó chính là điều con người khác với những chú mèo hay những chú chó. Một mặt là như vậy, nhưng mặt khác học cũng có lý tính kiềm chế bản năng ham muốn vật chất và sống với sự tính toán được mất. Vừa giữ sự cân bằng giữa hai mặt đó và vừa bước di trong đời, ấy chính là con người đấy!

Bởi vậy, từ nay chúng ta vừa phải dần từng bước đáp ứng nhu cầu vật chất của mình, vừa nuôi dưỡng, nâng cao tinh thần đến mức lý tưởng. Hơn nữa, quan trọng là phải thúc đẩy thực hiện cả trong đời sống của từng người dân cũng như toàn xã hội.

Tôi nghĩ, tăng cường sự hài hòa giữa vật chất và tinh thần chính là xu hướng mà người Nhật chúng ta cần hướng tới


1) Đại ý là: Đồ vật và trái tim hòa chung làm một

2) Kotatsu là để chỉ chiếc bàn dùng để sưởi ấm. Xưa kia người ta đặt lò sưởi trên nền nhà, sau đó đặt một chiếc bàn thấp lên trên lò sưởi đó. Trên mặt bàn có phủ chăn bao quanh để giữ nhiệt dưới bàn. Những người muốn sưởi ấm sẽ ngồi để chân dưới chiếc bàn đó. Ngày nay, thay bằng lò sưởi người ta dùng một bảng sưởi điện và gắn luôn dưới mặt bàn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Chân lý của chuyện Giàu - Nghèo

    24/02/2016Văn Ký sưu tầmLý do giàu, nghèo
    Phóng túng không lo làm ăn thì từ từ sẽ nghèo
    Xài phung phí tiền bạc không tiếc tay dễ bị nghèo...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Tiền, tình và kinh doanh

    16/04/2008Sưu tầmNgày xưa, đã lâu lắm rồi, tại một thảo nguyên nọ, có cô Mary và anh John đang sống. Mary sống ở bờ phía đông của dòng sông còn John sống ở bờ phía tây...
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Đạo đức kinh doanh

    08/01/2006Tôn Thất Nguyễn ThiêmNăm 2005 đi qua cùng với sự lắng lại của nhiều vụ xì-căng-đan của một số doanh nghiệp tại TPHCM. Những bài viết trong cụm bài này chỉ nhằm mục đích khơi gợi và nhen nhóm ý tưởng xây dựng một hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác