bước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh..."/>bước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh..."/>

Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

06:32 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Giêng, 2007

Năm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh. Dáng hao hao gầy, đầu hói, giọng vang sang sảng, Tạ Duy Anh luôn tự hào mình đã bước qua được những chuyện tầm phào, thói háo danh cùng vô số những trò hài hước của đời thường... để lặng lẽ làm công việc mình đam mê.

Tôi quyết liệt chống lại thói giả dối

Theo anh, các tác phẩm văn chươnghiện nay đã đề cập đượcmột mặt củađời sống xã hội. Các tác phẩm văn học đã góp phần không nhỏ vào chống tiêu cực, chống thói hư tật xấu nhưng phần lớn những cuốn sách như vậy thường rất chật vật mới đến được tay độc giả. Hiện nay, báo chí đã có bước tiến rấtdàiđã dám chạm vàocả những nơi mà trước đây vẫn bị khoanh lại thành "vùng cấm", nhiều tiêu cựcliênquan đến các quan chức cao cấp đã được phanh phui, đưa ra công luận. "Vùng cấm" đã tự thu hẹp lại, quá trình dân chủ đang tiến về phía trước. Trong khi đó, ngành quản lý xuất bản cũng đã thoáng hơn, tức là bán sát luật hơn nhưng các nhà xuất bản thì phần lớnvẫntrong tình trạng tự kiểm duyệt rất khóhiểu. Nỗi sợ của nhiều chục năm trước vẫn bám chặt lấy họ. Tôi biết có khá nhiều cuốn sách tốt không làm sao xuất bản trongnước được mặc dù đã được Cục xuất bản cấp giấy phép.Tình trạng này đã gián tiếp kìm hãm sự sáng tạo. So với tiến triển về chính trị và ngôn luận nói chung thì dường như ngành xuất bản là chậm đổi mới, thậm chí càng ngày càngtrì trệ hơn.

Vậy trong văn học có vùng “cấm”không, các nhà văn phải làm thế nào khi tiếp cậnnó?

Trong văn học hiện nay, người ta không khoanh “vùngcấm" theo cách thô thiển là không được viết thế này, thế kia nhưng họ dùng các giải thưởng, gây khó khăn về xuất bản và quăng bá tác phẩm để nhắc khéo về những vùng cấm ấy.

Sách của anh có sâu sắc mấy về tư tưởng, độc đáo mấy nghệ thuật nhưng khôngnằmtrong định hướng sáng tác thì miễn nói đến giải thưởng cũng như quên đi việc giớithiệu ở những tờ báo chuyên ngành vẫn được coi là lớn. Một số người giúp việc cho các nhà quản lý văn hóa vẫn cổ hủ, lạc hậu không chấp nhận những thực tế đời sống rấtnóng.Trong khi đó các nhà xuất bản chỉ khích lệ những tác phẩm tầm tầm, vô thưởng vô phạt để trước hết họ được an toàn.

Lâu lâu không thấy anh in cái gì mới, anh lặng lẽviết hay xả hơirồi?

Tôiluôn nghĩ đến việc viết. Có muốn xả hơi cũng không được. Những ý tưởng không ngớt cựa quậy trong đầu. Hiện tôi đã hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết, cộng lạikhoảng 600 trang. Nó chỉ còn chờ đề được ra đời thôi. Bao giờ thì chính tôi cũng không biết. Nhưng tôi không sốtruột. Tôi có đủ kiên nhẫn đề chờ đợi ngày sách của mình ra đời.Vìđối với tôi việc viết và in là haiviệc hoàn toàn khác nhau. Khi tôi viết xong, đặt dấu chấm hết thì tôi coi như tác phẩm của tôi đã ra đời, đã tồn tại với tôi. Còn việc in ấn chỉ là quá trình tác phẩm tự nhân bản nó lên để tồn tại với nhiều người.Ngoại trừ tác phẩm của tôi bị đời sống đào thải, còn đốivới bản thân tôi, không sự huỷ diệt mang tính vật chất như xé,đốt, cấm đoán nào có ý nghĩa.

Vấn đề gì thu hút sự quan tâm củaanh?

Tôi quan tâm đến mọi vấn đề đang chi phối đời sống, đang làm nên số phận con người, từng cá nhân và hàng triệu. Tôi là người chống lại một cách quyết liệt thói giả dối. Thói giả dốilàm hư hỏng nhiều người,làm mục ruỗng nền tảng đạo đức xã hội, kìm hãm xã hội phát triển.Giảdối làm nhân cách con người hèn hạ, họ buộc lòng phải sống không phải với chính mình, họ buộc lòng phải sống mưu mẹo, gian trá, đểu cáng với đồng loại. Dù muốn hay không thì họ sẽ trút bất hạnh lên người xung quanh mình, làm xã hội đồi bại. Giả dối, đầu tiên có thể chỉ là một thứ thủ pháp sống, một kiểu mưu lợi hèn hạ. Nhưng dần dần nó trở thành thói quen, ngấm sâu vào tận bản chất để chì phối như một thứ bản năng gốc lúc nào không biết. Khi ấy, nó sẽ ăn mòn nhân cách con người và họ khó mà trở lại nhưbình thườngđược nữa. Họ sẽ ứng xử phi nhân tính một cách tự nhiên, làmđiều ác mà không biết là mình đang làm điều ác. Điều đó là rất nguy hiểm.

Ám ảnh trong những tác phẩm của tôi là những bóng ma của quá khứ, những bóng ma đó được hiện hình, kết tinh từ hận thù, từ nỗi khổ cực, nỗi sợ, từ những hậu quả của bạo lực. Điều nguy hiểm ở chỗ cái bóng ma ấy luôn luôn đủ sức ôm phủ lấy hiện tại, điều khiển hiện thực và muốnkéo con người ta trở về với bóng tối nhiều hơn.

Nhà văn rất cần lòng dũng cảm, can trường
Theo anh, ngoài tính kiên nhẫn các nhà văn hiệnnay còn cần những yếutốkhác?

Các nhà văn cần phải có lòng can đảm, trung thực,tìm tòi, song song với quá trình tự nâng cao tầm hiểu biết về văn hóa. Vì nếu văn hóa thấp thì không thể hy vọng nhà văn đó có được tác phẩm sâu sắc. Bảnlĩnh văn hóa cũng là thứ nhà văn cần có, nó sẽ cho nhà văn khả năng chịu đựng trước tiếng tăm cũng như trước sự imlặng. Người không có bản lĩnh văn hóa dễ bị cuống lên, bị"sốc”trước lời khen, luôn luôn phải sống như một người nổi tiếng, nhiều khi rất lố bịch, thậm chí trở thành một thằng hề lúc nào không biết. Anh ta cứphải múa may vì sợ người ta đang quên mình. Ngược lại, có những người vừa bị chê một cái đã “chết"luôn.

Quan điểm của tôi là thời gian mới đủ sức đính giá tầm vóc một nhà văn. Nó không quan tâm rằng anh từng nổi tiếng, anh từng có giải thưởng này, huân chương nọ. Nhà văn phải đối mặt được với tất cả thực tế ấy. Có những người 50 năm sau mới được công nhận chẳng hạn, nếu anh không có bản lĩnh văn hóa có phải là sẽđánhmất mình không.

Tôi ghét cay ghét đắng thói háo danh và viết ẩu
Căn bệnh cần tránh của các nhà văn hiệnnay?

Háo danh là bệnh của nhiều nhà văn hiện nay, điều đó làm hại họ kinh khủng. Có người lấy mục tiêu chính là vào HộiNhà văn, đến khi vào được rồi thìhuếnh hoáng, khoe khoang, đấu đá, đòi hỏi, rất tầm thường và thiếu văn hoá. Điều nhà văn cần nhấtlà anh có đủ sức đối mặt được với sự imlặng hay không. Sự im lặng trước mặt là rất khủng khiếp, nhưng nó giúp người ta tự nhìn thấy mình, tự hiểu mình nhiều hơn để có đủ sức chịuđược búa rìu của dư luận, sự miệt thị của các nhà phê bình hày của chính đồng nghiệp…

Quá trình thai nghén một tác phẩm của nhà văn có phải là rất "vật vã", khổ sở như cóngườitừngnói?

Mỗi người một cách và tôi chỉ biết cách của mình thôi. Tôi bị mang một cái “nghiệp",một kiểu bị đi đày là lúc nào cũng cứ nghĩ hết điều này sang điều khác, hết ngày này sang ngày khác. Trong dòng chảy miên man, không ngớt như vậy, mình luôn bất gặp rấtnhiều ý tưởng và thể nào cũng sẽ có một ý tưởng luẩn quẩn với mình, làm mình thấy như được nâng lên. Cho đến khi nhận ra đó là một ý tưởng độc đáomình sẽnuôi dưỡng nó và hình thành ngay trong mình quyết định: ý tưởng đó sẽ là tiểu thuyết hay là truyện ngắn. Trong khối lù mù của dòng suy nghĩ sẽ có một lõi ánh sáng xuyên suốt để tác phẩm ra đời.

Thường anh viết mộtcuốn sách trong vòng bao nhiêu lâu?

Tôi nghĩ thì lâu nhưng viết thì rất nhanh. Có cuốn sách nghĩ ba, bốn năm nhưng khi viết chỉ hết hai, ba tháng. Lúc vào cuộc mình có linh cảm rất rõ rằng ngày hôm nay, giờ này mình bắt đầu cuốn sách đấy. Khi viết mình không bao giờ bỏ giữa chừng vì bỏ giữa chừng nghĩa là bỏ luôn. Bình thường mình cứ đi chơitinh tinh, lang tang nhưng đã bắt tay vào viết thì không chuyện gì dứt ra nổi, kể cả thú uống rượu, uống bia cũng mất luôn.Mình cứ loanh quanh ở nhà sống với không gian của cuốn sách. Những tình tiết, cảnh tượng cứ luẩn quẩn diễn ra ngay trước mặt mình. Các nhân vật cứ đi lại, ăn nói, triết lí, đối thoại, giễu cợt nhau, làm tình với nhau... tất tật đều hiện rõ trước mắt mình. Ngày hôm nay, nhân vật này làm gì hình như đều có báo trước cho mình. Cái khoái cảm của sáng tạo khiến mình vô cùng thích thú, giúpmình khoáng đạt, bao dung, nhân ái hơn... Nhiều hôm mình viết từ sáng đến tối, ngủ đến 3 giờsáng lại dậy viết tiếp.
Viết xong, quá trình sửa rấtlâuvì tôi rất kỹ chữ và ghét cay ghét đắng thói viết ẩu.

Theo anh các nhà văn trẻhiệnnayđã những tố chấtgì?

Chúng ta không thể áp đặt những tiêu chuẩn của mình vào lớp trẻ. Họ có suy nghĩ riêng và lối viết riêng của mình. Trong con mất của nhiều người viết trê, các nhà văn già là những kẻ nhạt nhẽo, viết ẩu. Còn các nhà văn già lại coi thường lối viết thực dụng, phá cách của lớp trê. Nếu được tâm sựvới các bạn viết trẻ, tôi sẽ nói với họ như những người đi đường về những gì mình nhặt nhạnh được trên quãng đường ấy và chẳng phán xét ai cả.

Có phải các nhà văn đều nghèo, và họ bị cái nghèo ấy làm hạnchế việc viết lách của mình?

Có nhiều nhà văn luôn tràn đầy cảm hứng kêu khổ để đổ lỗicho việc họ không viết hay được là do không được quan tâm. Thực ra, không ai dùng dùi cui để bắt nhà văn phải viết. Viết là vấn đề của cá nhân mỗi người, nếu nghèo đóiquá thì kiếm nghềkhác để sống. Khi nào điều chỉnh được cuộc sống của mình thì hãy viết. Làm văn chương khó giàu lắm nhưng có nghề nào dễ giầu đâu.

Nhà văn nào có ảnh hưởng lớn và là thần tượng của anh?

Có hai người tôi rất nể nhưng đều chưa gặp mặt là nhà văn Nam Cao và nhà văn NguyễnMinhChâu. Tôi thần phục thiên tài Nam Cao, ông là nhà văn mà tôi nghĩ chưa ai có thể vượt qua được, tôi coi như một bậc thầy tiền bối. Còn nhà văn NguyễnMinhChâu thì thông qua cách viết của ông, tôi cảm nhận ở ông một nhân cách lớn.

Được đối diện với cái chết là một ân sủng
Anh từng bịnghi mắc bệnhhiểm nghèo. Cận kề giữa sự sống và cái chết. Lúc ấy anh nghĩ gì?

Hồi ấy tôi không tin là mình lại chết sớm thế. Dứt khoát không tin. Tôi nói với các bác sĩ là: Máy móc của các ông chắc chắn hỏng rồi, số phận chưa an bài cho tôi sớm thế đâu. Tôi còn phải làm nhiều việc. Mấy ông bác sĩ thấy tôi cứng rắn thế nên họ rất quý tôi. Tôi sống và tôi tin vào số phận của mình. Lúc ấy rất bình tĩnh, không một ai gặp tôi mà đoán được là tôi đang mang trọng bệnh. Tôi cũng có một niềm tin nữa là thời gian ấy tôi nằm mơ liên tục, thấy các cụ, đặc biệt là bà nội. Tôi mơ nhiều lần thấy bà nội nói: Con không bị bệnh đó. Nhưng cũng có lúc tự nhiên thấy trời nổi cơn giông, thì tôi lại rất buồn. Buồn vì nhỡ điều mình tin không đúng thì sao. Và tôi tiếc. Tiếc vì mình còn nhiều việc muốn làm mà chưa kịp làm. Khi đối diện thực sự với cái chết, tôi mới nhận ra cái gì là cái quan trọng, đích thực. Tôi thấy sự sống vĩ đại vô cùng. Không phải vô cớ mà có sự sống đâu, không phải vô cớ mà có những chiều hoàng hôn đỏ rực đâu... Những ước ao như được nổi tiếng, giầu có mất sạch mà chỉ khát khao được sống, cácbuổi chiều được dắt con đi chơi (lúc đó con trai út của tôi mới được 7 tháng tuổi). Và khi ấy, tôi nhìn tất cả những sự huếnh hoáng, háo danh, vụ lợi... nó thê thảm, hàihước lắm. Thấy những việc làmtranh giành quyền lợi, tìm mọi cách nhờ người này người kia lăng xê tác phẩm thật vớ vẩn.

Ngày xưa, tôi nhìn những việc ấy và thấy ghê ghê nhưng bây giờ thì hết cả ghê rồi mà chỉ thấy nực cười. Được đối mặt với cái chết, là một sự ân sủnglớn với tôi. Sau lần được sống lại ấy, tôi hướng nội nhiều hơn. Đến bây giờ vẫn thế. Mặc ai cứ sống ồn ào còn tôi thì cứ lặng lẽ.

Điều anh sợ nhất?

Điều tôi sợ nhất là không hiểu được mình là ai, sợ mình lố bịch trước mặt mọi người mà không biết. Tôi luôn tự biết mình có còn minh mẫn không, có còn là mình không. Và luôn tự nhắc nhủ mình rằng, với con người tính trung thực và lòng quả cảm là đáng quý nhất.

Với tư cách làngười sáng tác, anh mong mỏi điều gì nhất?
Tôi muốn còn có cảm hứng để viết đương nhiênlà những điều không đến nỗi nhạt nhẽo.

Xincảm ơn anh!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Sôi nổi, ồn ào và... thiếu đẹp

    31/12/2005Nguyễn TrầnNhìn lại năm 2005 về lực lượng sáng tác văn học trẻ, người ta chợt giật mình với những câu chuyện từ nó. Có sôi nổi, ồn ào không? Có! Nhưng, cái thiếu ở đây là những ứng xử đẹp giữa các người trẻ với nhau, giữa người không trẻ với người trẻ và vì thế, qua đi một năm 2005, người đọc chỉ còn thấy... nỗi buồn văn chương...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ