Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực
Lời tác giả: Sau khi 2 lá thư gửi thày Hoàng Ngọc Hiến công bố trên Web Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long (http://www.vannghesongcuulong.org/) (thư số 1) và báo Văn nghệ trẻ (thư số 2), vài bạn viết, bạn đọc quen biết muốn tôi công bố tiếp bài này. Đây là trao đổi cá nhân giữa tôi và một nhà thơ lão thành từ năm 2000, nay có tu chỉnh, bổ sung đôi chút. Để tránh hiểu lầm cần nói rõ, cũng giống trong 2 bài trước, có nhiều chỗ ở đây chỉ là sự nhắc lạiý kiến mà các học giả bên ngoài đã viết nhiều và từ lâu rồi, tôi chỉ tập hợp lại theo mạch suy nghĩ khi trao đổi giữa những người cùng tâm tư, chí hướng. Nó giống như một cậu học trò tự học rồi tự phân thân mà trả bài, thế thôi!...
*
**
Có một nhà thơ mà mỗi bài thơ của ông đi qua đời tôi đều đọng lại, ngân rung, đê mê, khơi dậy nguồn mạch cảm hứng cho cây bút của tôi, để rồi cả hai thành đôi bạn vong niên. Người ta bảo “Bát thập hồi nhi”, nhưng với nhà thơ này, tuổi xấp xỉ 80 linh hồn càng nhạy cảm, tuệ giác thêm mẫn tiệp. Thơ ông từ lúc trẻ đến giờ không ồn ào, nổi loạn hay dung tục mà vẫn nhuốm sắc Hiện sinh. Nó da diết, cháy bỏng trong sự cô đơn đến tĩnh lặng, hoang vu bởi những dằn vặt, ngẫm suy về thân phận tình yêu, thân phận của kiếp người dường như là bất đắc dĩ mà vẫn tự nó thắp sáng lên cho nó, cho tha nhân cái sự siêu việt ở nơi tận cùng của hư vô và ngay trong bản thể. Cái phần “con” của thân xác, phần “người” của tâm linh trong hai chữ “con người” đã hòa quyện vào nhau, đun đẩy chuyển hóa lẫn nhau, để biến thành máu thịt, thành nước mắt, thành giai điệu và màu sắc cho mỗi câu thơ của ông viết như để tâm tình thủ thỉ với tôi, với ai đó, từ nhà này sang nhà kia, lan đi giữa các nhà, rồi tan biến vào hư ảo, không cho ai cả, chỉ cho riêng mình, lại hóa ra là cho tất thảy…
Lần ấy, cỡ vào lúc nửa đêm, không gian thẫm màu mực, gió cào móng sắc vào ô cửa ràn rạt, con đi xa, vợ vắng nhà, giường côi chiếu lạnh, tôi nằm đếm từng giọt thời gian trên chiếc đồng hồ rơi khô đanh từng nhát xuống chân tường. Chợt tôi giật mình bởi chuông điện thoại đổ hồi. Đầu dây bên kia, nhà thơ Lão Thực nhắn sang tán dóc chuyện đời, chuyện đạo vì không sao ngủ được. Thân phận ông lúc này đâu có hơn gì tôi. Con gái lấy chồng xa, chửa ngoài dạ con phải mổ, bà vợ tất tả gói ghém tiền nong đi thăm, mình nhà thơ ở nhà lọ mọ lên xuống cầu thang gỗ khấp khểnh dốc đứng của ngôi nhà cổ đang tàn tạ như thân xác chủ nhân tàn tạ. Gặp nhau, ông ôm chầm lấy tôi khóc nấc lên rưng rức như chưa bao giờ được khóc. Hóa ra, trong cô đơn, lúc tuổi già, chợt ông nghĩ về cái chết. Người Hiện sinh dám sống đến tận cùng số phận thì cũng dám chết, nhưng bỗng dưng nghĩ về cái chết ai chẳng lo âu, sợ hãi. Ông bảo muốn làm thơ, trăng trối riêng với Nàng Thơ mà không sao làm được cả bài, chỉ được từng câu, từng đoạn nhập nhòe lộn xộn. Vậy mà mỗi lần nghĩ được một câu nào, đọc lại ông thấy buốt sống lưng, rã rời thân xác.
Tôi dìu nhà thơ ngồi xuống ghế, lấy chai rượu nếp cái hoa vàng có mùi hương cùi trái ổi găng, thứ rượu mà ông thích nên tôi vẫn thường mang theo bên mình, rót hai chén tống, cùng nhau tẩy trần. Rượu vào lời ra, nỗi cô đơn vơi đi, tôi với ông thao thao mọi chuyện trên giời dưới bể. Thế rồi, mãn vài chầu rượu, chúng tôi xoay sang bàn về Hiện sinh: Hiện sinh là gì? Nó vì sao có, lúc nào, ra sao và sao lại sống dai đến vậy? Có hay không văn học Hiện sinh ở Việt
Nhà thơ Lão Thực: Anh biết gì về Hiện sinh?
Gã hóng chuyện: Nào tôi có biết gì đâu, chỉ nghe lõm bõm có một thời vì cái ấy, thứ triết học khỉ gió ấy mà người ta, nhất là lớp trẻ, nổi loạn, sống gấp, xô bồ, dung tục và đại loại là nhố nhăng, đáng vứt vào sọt rác văn hóa.
Nhà thơ Lão Thực: Không đúng. Nó cực đoan nhưng không xấu, thậm chí rất có ích cho văn học. (Có một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt
Gã hóng chuyện: Ai là người sáng lập ra triết học Hiện sinh?
Nhà thơ Lão Thực: Không ai cả. Triết học Hiện sinh không phải do một bộ óc siêu việt nào nghĩ ra, lập nên học thuyết rồi có các môn đồ tiếp tục hoàn thiện, phát triển như trong các trường phái triết học duy lý truyền thống. Nó kế thừa những yếu tố Hiện sinh trong tư tưởng của nhiều triết gia trong quá khứ, rồi sang thế kỷ XX, khi thực tế xã hội kỹ trị phương Tây buộc người ta phải quay về với Hiện sinh, nó lại được nhiều nhà tư tưởng bổ sung, xây dựng thành học thuyết. Người ta đã có lý khi gọi nó là “phong trào Hiện sinh”. Bề ngoài có vẻ như là có hai trường phái: Hiện sinh tôn giáo và Hiện sinh vô thần, nhưng bản chất của Hiện sinh trong họ chỉ là một.
Gã hóng chuyện: Như vậy là có những nhà tiền bối của Hiện sinh và những nhà triết học Hiện sinh trong hiện đại. Vậy các bậc tiền bối là những ai?
Nhà thơ Lão Thực: Lịch sử triết học phương Tây cho thấy ngay từ Socrate (470-399 TCN) đã có yếu tố về tư tưởng Hiện sinh khi ông dạy các học trò “Hãy biết bản thân ta”. Chúa Ki Tô cũng đã có những hành vi xử thế thực là Hiện sinh với những con người bị hoạn nạn, tội lỗi và bần cùng. Trong kinh Cựu ước nói đến cuộc sống cô đơn của Adam và Eva, thân phận bi thảm của Job trên đống phân. Có lẽ vào thời Trung đại thì Blaise Pascal (1623-1662) xứng đáng được tôn vinh là ông tổ của chủ nghĩa Hiện sinh. Pascal tư duy về con người trong tình trạng bất an với tư cách một cá thể cụ thể, khi con người ý thức được sự liên hệ của nó với những cực đoan đối lập trong toàn thể. Con người chỉ là cây sậy yếu ớt trong tự nhiên, nhưng là cây sậy tư duy. Ông quan niệm con người bị treo lơ lửng trên một hố thẳm, một bờ là vô hạn, một bờ là hư vô.Sau này, các nhà Hiện sinh thời hiện đại muốn chỉ nỗi lo âu về những vấn đề không giải quyết được, họ hay dùng từ “Vực thẳm Pascal”…
Ở phương Đông cổ đại, bản thể luận trong Đạo đức kinh của Lão Tử có cả yếu tố biện chứng giản đơn và yếu tố Hiện sinh chủ nghĩa. Trong hành động, các môn đồ của Lão Tử - Trang Tử khao khát một sự tự do siêu thoát, kêu gọi người ta trở về với lạc thú từ trong bản năng và thân xác trần trụi hòa nhập với tự nhiên. Đạo Phật coi cuộc đời là bể khổ nên chuyên về ý tưởng cứu vớt chúng sinh thoát khỏi vòng nghiệp chướng, luân hồi quả báo. Về điểm này, có một thực tế là ở Sài Gòn những năm 60, khi chủ nghĩa Hiện sinh phương Tây tràn vào, có một vài người như Thích Đức Nhuận, Tâm Ích đã viết sách cho rằng từ khởi thủy, đạo Phật đã mang đậm màu sắc sâu lắng, Hiện sinh hơn cả Hiện sinh phương Tây (?). Đương nhiên đó cũng chỉ là một cách nhìn khu biệt, có phần ngẫu hứng. Miễn bàn sâu.
Vào cuối thế kỷ XIX, ở trong lòng xã hội phương Tây nảy sinh những khủng hoảng về đời sống tâm linh con người. Một số nhà triết học bắt đầu có tư tưởng hoài nghi triết học duy lý và thiên về khuynh hướng Hiện sinh chủ nghĩa. Trong số này đáng kể đến ba vị. Thứ nhất là nhà triết học Đức F. Nietzsche (1844 – 1900),được xem như nhà tiền khởi của chủ nghĩa Hiện sinh. Ông đã viết rất nhiều sách, trong đó đáng chú ý là “Nguồn gốc của bi kịch”, “Sự phát triển của triết học”, “Bên kia cái thiện – cái ác”, “Hoàng hôn của những thần tượng”, “Này là người”… Nietzche còn viết nhiều áng văn tự thuật về tâm hồn ông với một văn phong rất độc đáo, lời văn có sức thôi miên, gây chấn động dữ dội trong lòng người đọc. Qua kênh văn chương, ông đã chuyển tải khá đẩy đủ, trọn vẹn tư tưởng Hiện sinh của mình. Triết học Nietzche có đôi chỗ cực đoan, nhưng nếu kết tội ông dọn đường cho chủ nghĩa phát xít của Hitle là không công bằng. Có điều khá lý thú là ở Việt
Gã hóng chuyện: Thế còn các nhà Hiện sinh của thế kỷ XX, ai là tiêu biểu?
Nhà thơ Lão Thực: Đã có nhiều người tổng kết, đánh giá về phong trào Hiện sinh thế kỷ XX. Theo tôi, tác giả người Pháp M.Fragonard trong cuốn “Từ điển lịch sử văn hóa thế kỷ XX”, ở mục từ Hiện sinh (Existentialisme) và vài mục từ khác có liên quan đã tổng kết, nhìn nhận, đánh giá khá toàn diện và xác đáng. Căn cứ vào đó, có thể nêu ra một số nhà triết học Hiện sinh tiêu biểu: Karl Jaspers (1883-1969), Gabriel Marcel (1889-1973), Martin Heidegger (1889-1976), Jean-Paul Sartre (1905-1980), Maurice Merleau-Ponty (1908-1961). Trong số này Sartre là nhà Hiện sinh người Pháp xứng đáng là cây đại thụ của chủ nghĩa Hiện sinh trong ba thập niên 50-70. Ông cũng là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ.
Gã hóng chuyện: Vậy trung tâm vấn đề của chủ nghĩa Hiện sinh là gì? Vì sao nó thâm nhập vào văn chương lại có sức thay đổi tận gốc nền văn học thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản sân khấu?
Nhà thơ Lão Thực: Triết học Hiện sinh coi con người là một nhân vị, hay như trong cuốn “Từ điển lịch sử văn hóa thế kỷ XX”, theo cách nói của M.Fragonard, Hiện sinh là triết học về nỗi lo tồn tại của con người. Ở trên, khi nói về bản chất của chủ nghĩa Hiện sinh tôi cũng đã nói rồi. Nhắc lại làm gì nữa. Cuộc tranh luận nổi tiếng với câu hỏi “Chủ nghĩa hiện sinh có phải là chủ nghĩa nhân đạo hay không?” do Sartre phát động ở châu Âu những năm 50-60 thế kỷ XX đã nói lên tất cả. Nhân vị của con người chính là Hiện sinh của nó, mang bộ mặt riêng biệt, đặc thù, xa lạ với mọi tính cách phổ quát trong triết học truyền thống từ Hegel đến giờ. Hiện sinh là một tư chất, đặc ân dành riêng cho con người, bởi vì chỉ có con người mới tự do lựa chọn cách sống, thái độ sống, tức có ý thức để thành hiện sinh. Bởi có ý thức để thành hiện sinh nên con người, lạ thay, luôn đau khổ, dằn vặt, lo âu trong cuộc kiếm tìm tự do và lựa chọn. Đây phải chăng cũng là vấn đề trọng tâm muôn thuở của văn học và các loại hình nghệ thuật. Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản sân khấu có ưu điểm dễ đến gần với đại chúng, thâm nhập vào đời sống tâm linh của quảng đại quần chúng nhân dân. Vậy nên các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Hiện sinh thích tìm cách thể hiện ở tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản sân khấu hơn là ở tác phẩm lý luận. Bản thân các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Hiện sinh trong thế kỷ XX mà ta vừa nhắc đến đều là các nhà văn lớn, điển hình là Sartre. Ngược lại có những nhà văn hóa lớn, người đời cho rằng đó là nhà tư tưởng quan trọng của chủ nghĩa Hiện sinh như Renaud Camus chỉ được M.Fragonard xếp vào danh sách các đại biểu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học mà thôi, mặc dù ông này có hẳn hai tác phẩm lý luận: “Tiểu thuyết vua” (1983) và “Tiểu thuyết phẫn nộ” (1986). Khi chủ nghĩa Hiện sinh đã thâm nhập vào văn học bằng tận cùng nỗi lo hiện sinh của con người thì cái áo khoác ngoài ngôn từ, cấu trúc truyền thống của văn học không còn thích hợp nữa, nó phải thay đổi tận gốc.
Gã hóng chuyện: Có hay không chủ nghĩa Hiện sinh và văn học Hiện sinh ở Việt
Nhà thơ Lão Thực: Câu hỏi này hóc đây - Ông tợp hẳn một hơi hết chén rượu nếp cái hoa vàng-Mà anh cũng láu cá lắm, anh bạn ạ! Anh dẫn dắt tôi vào trận đồ bát quái bằng những câu hỏi lộn xộn, theo kiểu viết sách không cần trình tự, chương mục, cuối cùng trói tôi vào một câu hỏi chết người. Được thôi. Tôi sẽ nói rằng có mà cũng chưa có. Anh bằng lòng không?
Gã hóng chuyện: Ông cứ nói đi. Tôi chỉ biết nghe thôi mà.
Nhà thơ Lão Thực: Ở trên tôi đã nói, cốt lõi của chủ nghĩa Hiện sinh là vấn đề nhân vị, là nỗi lo hiện sinh của con người. Vậy nên vấn đề thân phận con người, những mảnh đời không hạnh phúc, sự nổi loạn trong tâm thức, trong bản năng con người trước mọi sợi dây trói của luân lý… thật ra đã có mặt trong các tác phẩm “Kiều” của Nguyễn Du, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm, thơ Hồ Xuân Hương và đó chính là Hiện sinh. Nhưng đây là biểu hiện Hiện sinh có chừng mực. Có lẽ sự chừng mực ấy đã làm cho tác phẩm của họ bất tử…
Về mặt lý luận, ngay từ lúc ở châu Âu (Pháp) bắt đầu có phong trào Hiện sinh sục sôi ở các hầm rượu tại khu phố Saint Germain Des Press, nơi người ta đam mê cuồng nhiệt trong điệu nhạc Jazz, thì năm 1951 Trần Đức Thảo đã bàn đến Hiện tượng học rồi. Sau này, ở miền
Gã hóng chuyện: Thế còn văn học thời kỳ đổi mới?
Nhà thơ Lão Thực: Thật ra, đổi mới trong văn học với nghĩa là xuất hiện dòng văn học viết về thân phận con người đã có từ rất sớm. Đó là truyện ngắn “Chiếc guốc xinh xinh” của Thủy Thủ (1968), “Câu chuyện theo vòng xoáy trôn ốc” của Phan Lạc Tuyên (1970)… Nhưng hồi đó các truyện ngắn này bị coi là có tư tưởng xét lại. Đến 1982, truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu có thể xem như bắt đầu cho giai đoạn của các truyện ngắn viết về thân phận con người ở khía cạnh không hạnh phúc. Về kịch bản, trước Lưu Quang Vũ với hàng loạt vở kịch nổi tiếng thì năm 1974 đã có vở “Bạch đàn liễu” của Xuân Trình. Ngược lại, trong tiểu thuyết thì chưa thể coi “Cù lao Tràm” và “Đứng trước biển” của Nguyễn Mạnh Tuấn là những tác phẩm đổi mới theo hướng viết về thân phận con người như tác phẩm “Phần hồn” sau này của anh được. Đó chỉ là hai tác phẩm có tính cấp tiến mang ý thức chính trị - xã hội hơn là giá trị văn học, thua nhiều mặt so với “Phần hồn”. Tôi cho rằng với hai tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu và “Đám cưới không có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng, tiểu thuyết ở ta mới thật sự đổi mới về nội dung, gần gũi với văn học Hiện sinh. Mặc dù hai tác giả này không nhận mình theo chủ nghĩa Hiện sinh, nhưng cái điều hai ông viết về thân phận anh nông dân Sài và anh giáo Tự đã có sự phảng phất bóng dáng Hiện sinh rồi. Sau này, những cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường (1993) và “Người đàn bà buồn” của Nguyễn Phan Hách (1995) cũng theo hướng này, được công chúng dễ dàng đón nhận vì nói chung, những tác phẩm như thế chỉ là phảng phất nét Hiện sinh có chừng có mực, là Hiện sinh kết hợp với truyền thống cổ điển. “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh cũng thuộc nhóm các tác phẩm đổi mới, nhưng cái được lại ở văn phong, kết cấu theo trào lưu tiểu thuyết hiện đại phương Tây mà tác giả vận dụng trong đó, còn mặt Hiện sinh chưa đậm nét, phần hiện thực chiến tranh cũng còn chỗ e dè, phải bàn kỹ thêm nếu muốn dấn thân vào cõi giới của Hiện sinh. Song tôi vẫn ước gì cái văn phong, bút pháp ấy sẽ thành phổ biến như một văn phái hiện đại, bởi văn chương ở xứ ta lâu nay không có trường phái và chính Bảo Ninh không hiểu vì sao cũng không kiên trì theo đuổi tới cùng! Có lẽ chưa ai thành công trong bút pháp hiện đại như Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh”. Sau Bảo Ninh, Tạ Duy Anh cũng khá thành công ở khía cạnh này hơn Hồ Anh Thái vì một người (TDA) kết hợp liên thông giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, còn một người (HAT) lại quá đam mê bứt phá cách tân về cấu trúc truyện hiện đại hoặc hậu hiện đại mà coi nhẹ công năng khó phủ nhận của bút pháp cổ điển nên đọc văn anh người ta chỉ thấy lạ mà chưa thật cuốn hút. Cũng như vậy, 3 cuốn tiểu thuyết gần đây của cây bút hải ngoại Thuận mới chỉ dừng ở cái ngưỡng một giọng văn lạ mà thôi, chất Hiện sinh hơi nhạt và loãng; giá trị văn chương của nó tới mức nào thì có lẽ còn phải bàn thêm bởi ngay như cái hiện thực của đời sống đô thị Hà Nội trước và sau đổi mới trong tác phẩm đôi chỗ hơi bị sống sượng là một ví dụ, người đọc dễ dàng nhìn thấy rõ. Nguyễn Xuân Khánh là một điển hình của xu hướng khác, lấy chủ nghĩa cổ điển làm nền tảng, trên đó kết hợp với những yếu tố Hiện sinh về nội dung và yếu tố hiện đại về bút pháp, song ở ông, cái sự hòa trộn giữa cổ điển và hiện đại lại chưa thật nhuyễn nên độc giả đọc “Hồ Quý Ly” không trôi trang cho lắm; còn “Mẫu Thượng Ngàn” thì hơi bị rời rạc, bỏ quên nhân vật và sự kiện lẽ ra cần khai thác đến tận cùng khía cạnh Hiện sinh của nó. Dẫu sao tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của ông cũng rất đáng trân trọng, thậm chí nên hình thành một văn phái tiểu thuyết thứ hai (có thể tạm xếp tác phẩm “Ngày hoàng đạo” của Nguyễn Đình Chính, “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh vào văn phái này). Một văn phái cách tân trung dung, song hành với văn phái có cách viết hiện đại khác của nhóm các tác giả Bảo Ninh, Hòa Vang, Hồ Anh Thái, Thuận…
Gã hóng chuyện: Vậy ta đánh giá thế nào về các nhà văn Hiện sinh nổi tiếng như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài?
Nhà thơ Lão Thực: Nguyễn Huy Thiệp là trường hợp riêng, không nên xếp chung với hai tác giả kia. Văn Nguyễn Huy Thiệp biểu lộ tính Hiện sinh từ văn phong, kết cấu đến nội dung tư tưởng xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm đã công bố. Đáng tiếc, về nội dung nó lại hơi bị quá đà trong cách nhìn có phần đen tối với hiện thực và lịch sử. Đứng về phía trách nhiệm công dân, có lẽ lối viết của tác giả là hơi phũ chăng, nhưng đứng về mặt lý luận, ta cần nghiên cứu thêm về nhà văn này. Còn lại trường hợp của Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, tôi nghĩ, chẳng có gì đậm nét Hiện sinh như một số tác giả miền Nam trước đây, chỉ nặng về hiện thực phê phán. (Họ bị công kích cũng bởi tính hiện thực phê phán có phần cay nghiệt chứ không phải vì tính Hiện sinh.) Tuy nhiên về mặt nghệ thuật, hai tác giả này cũng đã có một số cách tân trong cấu trúc, lối kể và dẫn chuyện (nhất là Phạm Thị Hoài đã bắt đầu sử dụng yếu tố hiện thực kỳ ảo, hậu hiện đại vào trong truyện ngắn và tiểu thuyết), song chưa thể coi họ là những đại biểu của văn học Hiện sinh thời kỳ đổi mới. Còn trong thơ mấy năm gần đây có hai hiện tượng: Thứ nhất, ở vài nhà thơ trung và cao tuổi muốn cách tân thơ, nhưng với Hoàng Cầm, Phùng Quán, Đào Anh Kha, Thảo Phương, Dư Thị Hoàn, Hoàng Hưng… là cách tân cả hình thức lẫn nội dung có nhuốm nét Hiện Sinh, đôi khi có người còn phảng phất cả chất Đạo học và Thiền học, thì thành công hơn các thi sĩ Lê Đạt, Trúc Thông, Thi Hoàng… chỉ đơn thuần là cách tân hình thức, thậm chí có vị sa đà vào trò chơi đố chữ. Thứ hai, các nhóm thơ trẻ xuất hiện ồn ào phá cách theo kiểu những nhóm nhạc Jazz trong các hầm rượu Paris hồi những năm 50- 60 thế kỷ trước nên gây sốc mạnh, nhưng theo thời gian tôi tin họ sẽ dịu lắng dần vào cõi giới của Hiện sinh, không chừng dăm năm nữa sẽ bật lên vài tên tuổi sáng giá. Các bậc lão làng không nên quá khe khắt với họ, càng không nên phũ phàng phủ nhận sạch trơn mọi nỗ lực cách tân ấy của lớp trẻ.
Gã hóng chuyện: Xem ra ông có vẻ là người trung dung.
Nhà thơ Lão Thực: Đúng là tôi trung dung giữa triết học truyền thống và triết học Hiện sinh. Theo tôi, triết học truyền thống quá cường điệu thuộc tính xã hội của con người, còn triết học Hiện sinh lại quá cường điệu thuộc tính cá nhân. Các cụ ta xưa nói: “Thái quá bất cập”. Nhà văn trong xã hội văn minh của thế kỷ XXI nên kết hợp liên thông giữa thuộc tính cá nhân với thuộc tính xã hội để nghiền ngẫm và sáng tạo. Về nghệ thuật biểu đạt, dù theo chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại hay quay về với kết cấu truyền thống – điều ấy không quan trọng. Cái cần thiết là nghệ thuật truyền thống phải được cách tân và hiện đại hay hậu hiện đại phải phù hợp với tạng bút, nền tảng văn hóa của mỗi nhà văn. Gần đây truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư là biểu hiện của Hiện sinh tự phát từ trong bản thân cốt truyện một vùng đất miền Tây Nam Bộ mà vẫn được viết bằng bút pháp truyền thống đấy thôi. Bản thân Nguyễn Ngọc Tư có thể chưa hề có ý thức về văn học Hiện sinh, khi cô cầm bút. (Nó khác hẳn với truyện vừa “Con thú hoang bị ruồng bỏ” viết từ năm 1975, xuất bản năm 1993 của một cây bút “Nhân văn giai phẩm” Nguyễn Dậu là Hiện sinh có chủ đích sâu sắc từ đầu, lại giữ được chừng mực đến độ, đáng được nghiên cứu cả về nội dung và văn phong, bút pháp. Song không hiểu vì sao ít nhà nghiên cứu để mắt thấu đáo kiệt tác này.)Văn học Hiện sinh ở phương Đông, ở Việt
Mà thôi, rượu vào hai ta sinh nhiễu sự, lắm lời… Vớ vẩn tất! Hãy xem những lời tôi nói đêm nay toàn vớ vẩn… Uống rượu tiếp đi. Uống cho đến sáng. Hiện sinh của tôi với anh lúc này là hai bóng lẻ cô đơn, với chai rượu nếp cái hoa vàng đã vơi một nửa…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường