Giới trẻ đọc sách như thế nào?

07:03 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười Một, 2015
“Văn hóa đọc” là cụm từ gần đây được nói đến rất nhiều, đặc biệt nhân loạt sự kiện “Ngày hội sách và văn hóa đọc” hướng tới ngày 23.4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới, được tổ chức quy mô toàn quốc...

Sách học và giải trí

Đọc sách, một mặt là phương thức học tập rất hữu hiệu, mặt khác cũng là cách giải trí rất nhẹ nhàng. Nhưng hiện nay, đọc sách gần như là khái niệm khá xa xỉ với giới trẻ. Điều này thật mâu thuẫn với khối lượng sách báo được xuất bản.

Công bằng mà nói, giới trẻ cũng quan tâm đến sách. Chỉ có điều sách họ đọc chủ yếu là loại giải trí, ít nhân văn và thiếu tính nghệ thuật, thường là tiểu thuyết giải trí ít nhiều chứa yếu tố sex, hay tình ái lâm ly, hay truyện tranh của Nhật Bản, các loại truyện chưởng bộ, trinh thám. Còn các tác phẩm kinh điển như “Chiến tranh và hoà bình”, “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ, thì nay nó trở nên lỗi thời với đại bộ phận thanh niên.

Giới trẻ nói chung, học sinh - sinh viên nói riêng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các loại hình truyền thông đa phương tiện. Họ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học.

Nhà giáo dục nói gì?

Có một thực tế đáng buồn là tình trạng sinh viên chuyên ngành văn học, văn hóa..., những lĩnh vực phải đọc nhiều - thì cũng rất ngại đọc. Giảng viên, TS Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Sáng tác lý luận phê bình văn học (ĐH Văn hóa Hà Nội) - cho biết: Sinh viên của ông là dân văn hóa, báo chí, văn học chuyên ngành, nhưng phần lớn cũng rất lười đọc sách. Một trong những điều thầy thường phải nhắc nhở học trò là đọc, đọc thật nhiều và đọc có lựa chọn.

TS Ngô Văn Giá cũng chia sẻ: Sinh viên khoa Viết văn càng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy kinh nghiệm sống, vốn đọc cũng rất mỏng. Không như trước đây, học viên vào đây đại đa số là những người dày “trường đời” cũng như “trường đọc”, họ sống và viết cũng rất khác. Còn bây giờ, chỉ biết hướng các em vào sự đọc để có một vốn kiến thức văn hóa xã hội nhất định.

Cô Vinh - giáo viên dạy văn, Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Q. Ba Đình, Hà Nội) - chia sẻ: Học trò từ tiểu học lên trung học hầu như không có thời gian để đọc sách. Chương trình học của các em rất nặng, ngoài chính khóa còn học thêm đủ thứ. Do vậy, sách giáo khoa nhiều em còn đọc không hết, huống chi là các loại sách khác. Có chăng chỉ là đọc thêm mấy quyển truyện tranh, hoặc đôi ba loại sách báo học trò là cùng. Để kiểm tra khả năng cảm thụ của học sinh, chỉ cần hỏi các em đã đọc những câu chuyện nào ngoài sách giáo khoa là đủ biết. Một học sinh vào lớp 6 mà đã đọc được mấy bộ truyện cổ tích thì sẽ không mấy khi học kém môn văn.

Định hướng của phụ huynh

Cái gốc của mỗi con người đều từ gia đình, vì vậy nếu một người ngay từ khi còn bé được sống trong môi trường có sự định hướng từ nhỏ sẽ có được thói quen tốt. Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay không biết mua cho con loại sách nào để đọc. Chị Hà - kinh doanh tại chợ Láng Hạ (HN) - cho biết, chị không có thời gian quan tâm và dạy con được. Thời gian rảnh rỗi, con chị toàn xem phim hoạt hình, chứ không đọc sách. Chị cũng thương con, cả ngày đi học tối về còn học bài, nếu bắt cháu đọc sách thêm nữa chắc cháu không lớn nổi.

Anh Độ - kinh doanh tại nhà ở Nguyễn Trường Tộ (HN) chia sẻ: Con anh năm nay học năm nhất ĐH Kỹ thuật quân sự. Từ bé, cháu đã có thói quen đọc sách. Không cần đọc nhiều, mấy quyển truyện, mấy tờ báo theo đúng độ tuổi. Lớn lên, dù bận việc học, cháu vẫn dành thời gian để đọc. Anh cũng vậy, tuy ít đọc sách nhưng báo chí, tin tức hằng ngày không bao giờ anh bỏ.

Trong những năm gần đây, sự hiểu biết về khoa học tự nhiên có xu hướng tăng thì hiểu biết về khoa học xã hội lại càng kém đi. Nhiều cuộc thi cho thấy các bạn trẻ đã rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng về kiến thức văn hóa - xã hội. Có một thời chúng ta đổ lỗi do việc phân ban kéo theo sự học lệch. Điều đó cũng chỉ phần nào đúng. Cái chính nhất vẫn là chúng ta chưa tạo được thói quen đọc sách, có sự nhận thức đúng về hiệu quả của việc đọc sách. Bất cứ việc gì để thành công cũng phải trải qua một quá trình. Thiết nghĩ muốn nâng đọc sách thành một văn hóa, chúng ta phải có sự giáo dục từ cấp thấp nhất.

Ngày hội sách và văn hóa đọc diễn ra trong hai ngày 21 - 22.4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (HN)với hơn 40 nhà sách tham dự.Trong số này, sách văn học chiếm phần lớn và thu hút rất nhiều đối tượng khác nhau. Điều đặc biệt khác biệt ở ngày hội năm nay so với những năm trước là BTC đã bố trí một khu vực riêng, trưng bày những thư tịch cổ. Cũng trong dịp này, Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, HN) trưng bày những di sản quý: Sách đá (có từ TK thứ 10), sách gỗ (TK 13 - 14), sách đồng (của Thư viện Đà Lạt)… cũng thu hút rất nhiều bạn đọc.

Trong Ngày hội sách và văn hóa đọc còn có các hoạt động: Giao lưu, tọa đàm giữa các nhà hoạt động văn hóa, các nhà quản lý với bạn đọc. Thi xếp sách nghệ thuật, thi tìm hiểu kiến thức qua sách báo dành cho thiếu nhi, thi đọc và viết thu hoạch về cuốn sách em yêu thích, vẽ tranh theo sách... BTC còn bố trí góc thư viện trên một xe lưu động, trên đó có 6 máy tính được kết nối Internet để bạn đọc đến đọc những sách mình yêu thích (qua sách in hoặc sách điện tử). T.Hoàng

Phú Yên: Ngày hội đọc sách thu hút đông đảo bạn đọc. Hoạt động này diễn ra từ 21 - 27.4 tại Thư viện tỉnh Phú Yên, với chủ đề “Đọc sách cho hôm nay, đọc sách cho ngày mai”. Bà Phạm Thị Kim Anh - GĐ Thư viện tỉnh - cho biết, hàng nghìn sách, báo, tạp chí được trưng bày, phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu đến đọc (ảnh). Tại ngày hội còn có phần giao lưu giữa các tác giả và bạn đọc. Dịp này, Thư viện Hải Phú còn phát động phong trào xây dựng “Tủ sách gia đình văn hóa” ở địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện để tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận tốt nhất nguồn thông tin trong và ngoài thư viện; trao tặng sách cho Hội Người mù, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và các điểm đọc sách trên địa bàn tỉnh... L.Phong

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    23/11/2012Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thì sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là thờ ơ với sách vở...
  • Thú vui đọc sách

    13/12/2011Nguyễn Bỉnh QuânĐố biết kỳ nghỉ
    Noel Tết Tây này có bao nhiêu người mua sách làm quà? Một câu hỏi quá
    khó nhưng có thể ước đoán được tỉ lệ. Mỗi cuốn sách in khoảng 1000
    bản.
  • Nguyễn Quang Thạch: Tìm 2 tháng trên xe buýt mới thấy 1 người đọc sách

    27/04/2011Phạm Anh Trúc (thực hiện)“Nếu bảo rằng chúng ta đã có “văn hóa đọc” rồi, e rằng chưa đúng. Theo tôi, một dân tộc phải có từ 60-70% người dân thường xuyên đọc sách thì mới có được điều đó. Tôi đã mất 2 tháng chỉ đi xe buýt để xem người dân có đọc sách không, nhưng chỉ nhìn thấy duy nhất… 1 người”...
  • Thời của Kindle: đọc sách cũng là kết nối

    24/08/2010Linh Giang dịchKindle của Amazon, Nook của Barnes&Noble, những chiếc máy đọc sách như vậy đang dần tạo nên bước ngoặt trong văn hóa đọc: mở ra một không gian "ảo" để độc giả kết nối, chia sẻ và khám phá...
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Đọc sách "Kinh doanh theo tốc độ của tư duy"

    21/04/2004Cuốn sách "Business @ the Speed of Thought" của Bill Gates giúp những người lãnh đạo hiểu rõ hơn hiệu quả và cách thức tận dụng, những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. ...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ