Giáo dục lễ độ
Chỉ cần một lời chào, một câu cảm ơn, một sự nhún nhường, đủ tạo ra một hình ảnh đẹp...
Một trong những bận tâm của người Pháp là cử chỉ thiếu văn minh, gây phiền hà cho hàng xóm, vấn đề liên quan đến ứng xử của giới trẻ. Vì thế, Xavier Darcos, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, quyết định đưa môn lễ phép vào nhà trường...Tác động dây Chuyền
Một thanh niên mới vào thị trường lao động sẽ phải làm nhiều thủ tục để thể hiện nguyện vọng cửa mình. Nếu biết nói : "Chào ông /bà / anh / chị” và tiếp theo "ông/bà/anh/chị có khỏe không?", anh ta sẽ có thuận lợi gấp đôi để đạt được yêu câu nào đó. Người ta nhận thấy thái độ lịch sự tác động dây chuyền: Người lễ độ làm cho người nghe vị tha, cởi mở quan tâm hơn đến người khác. Người lễ độ tỏa ra tính năng động trong quan hệ xã hội. Nhà tâm lý học ở Lorient (miền Tây nước Pháp) Nicolas Guéguen đã làm thí nghiệm như sau:
Các thành viên nhóm nghiên cứu thủ vai và ăn mặc bình thường như mọi người, đứng trước một tòa nhà công cũng, ngay giữa cổng ra vào, hút thuốc. Họ được chỉ thị là có ai vào tòa nhà thì hoặc có thái độ lịch sự, hoặc bất lịch sự. Lịch sự là né qua một bên lẹ làng, và nói : "ồ, xin lỗi, tôi mặt lo mơ mộng", và vội mở cửa cho người ấy vào, rồi nói thêm: "Thành thật xin lỗi anh/chị/ông/bà). Chúc một ngày tốt lành. Còn thái độ bất lịch sự là tiếp tục nhìn vu vơ, không động đậy, cứ hút thuốc.
Sau đó ta đi theo "người ấy" vào tiên sảnh một trắc nghiệm thứ hai đang chờ, những người ấy không biết trước Trên đường đi của người ấy", một vai khác trong nhóm nghiên cứu làm bộ đánh rớt đồ đạc từ cặp xách, rơi vãi đầy sàn. Ta thấy "người ấy" cúi xuống lượm giúp, nếu trước đó gặp thái độ lịch sự ở cổng, và không giúp gì nếu gập thái độ bất lịch sự.
Cuộc gặp gỡ lịch sự đã nhen nhóm trong lòng ngươi tình cảm vị tha. Phải lý giải điều đó như thế nào? Chúng ta đang sống trong một thế giới phải giành giật một chỗ ngồi trong tàu điện, trong hàng người chờ mua vé trước ghi-sê, hay để ghi danh học đại học, giành giật một việc làm cỏn con kiếm sống. Trong chừng mức nào đó, người kia" là đối thủ cạnh tranh, là chướng ngại của ta. Nếu "nữa kia " hết là chướng ngại đối thủ (dù chỉ mang tính tượng trưng) bằng cách nhường chỗ cho ta đi qua, ta sẽ cảm thấy bớt bị đe dọa, không còn cảm thấy phải giành giật "miếng mỡ".
Tác động giữa các thế hệ
Từ 500 năm nay, đã có sách dạy phép lịch sự cách xử sự. Nhưng ở mỗi thế hệ tác giả của loại sách này thường than phiền thế hệ sau "không biết điều" bằng thế hệ trước. Điều đó chứng tỏ sự nghi hoặc thường xuyên của thế hệ trước đối với hậu duệ. Sự lễ độ cũng là cầu nối, sợi dây truyền lực giữa các các thế hệ. Nicolas Guéguen làm một thí nghiệm khác: Một bà mẹ dẫn hai đứa con đi dạo. Hai bé này được nhóm nghiên cứu dặn: "Hãy nói chào ông (bà/cô/chú)", khi gặp người bộ hành . Xa xa, một thành viên của nhóm tiếp cận người bộ hành đó để xin trả lời bảng câu hỏi, với chủ đề "Giá trị của các thế hệ trẻ vào những năm 2020-2025", trong đó có câu hỏi : "ông (bà) nghĩ rằng thế hệ những năm 2020 có đoàn kết hơn không?" . Hai đứa trẻ chào hỏi mọi người tất lễ phép và những người được chào hỏi ấy chấp nhận trả lời thành viên nhóm thí nghiệm đông gấp hai lần, và họ còn tuyên bố là rất tin ở giới trẻ, chúng nắm chìa khóa vận mệnh mình rất sớm. Chỉ cần một lời chào, một câu cảm ơn, một sự nhún nhường, đủ tạo ra một hình ảnh đẹp làm an tâm người lớn tuổi.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005