Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

08:52 CH @ Chủ Nhật - 21 Tháng Tám, 2016

Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỷ vì nhằm đến cái có lợi cho riêng mình. Tự phụ, gia trưởng, độc đoán, háo danh, hiếu thắng lúc nào cũng (muốn) cho mình là nhất, coi thường người khác chẳng qua cũng là chỉ biết có mỗi mình.

Xã hội càng hiện đại, pháo đài gia đình càng dễ bị phá vỡ, tỷ lệ ly hôn càng cao, vì sao? Vì sao con người ta ích kỹ hơn, nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn. Chỉ tội cho những đứa trẻ sống trong sự thiếu thốn tình cảm và những ám ảnh tinh thần đến suốt cuộc đời. Tỷ lệ người bị chết và thương vong trong tai nạn giao thông mỗi năm hiện nay còn nhiều hơn tỷ lệ người đã thiệt mang mỗi năm trong hai cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua. Thật là phi lý! Nếu những người tham gia giao thông có ý thức tự bảo vệ tính mạng của mình và cả của người khác thì điều đó dẫu có xảy ra. Nếu bớt đi được những ham muốn bệnh hoạn cá nhân (cũng là do ích kỷ) như cờ bạc, nghiện hút, lăng nhăng thì cuộc sống con người bình yên biết bao nhiêu.

Sự nguy hiểm của ích kỷ không chỉ dừng lại ở đó. Khi biến thái thành tệ nạn tham nhũng, ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi một số kẻ lợi dụng quyền hành để tham nhũng, chúng không chỉ vô trách nhiệm với cộng đóng mà còn gây mất lòng tin của dân với chính quyền, với Nhà nước. Sự ích kỷ nếu hiểu rộng ra như nhũng toan tính riêng vì quyền lợi của một số ít, một nhóm nhỏ mà quên đi lợi ích của xã hội loài người nói chung-còn khủng khiếp hơn. Nó dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột tôn giáo, chiến tranh, khủng bố... khiến bao dân thường vô tội thiệt mạng.

Có lẽ còn rất nhiều chuyện về tính ích kỷ nhưng chỉ cần điểm qua như vậy, tôi đã không ngần ngại mà nói rằng: nếu được quyền vứt đi một tính xấu của con người, tôi sẽ vứt tính ích kỷ. Chỉ cần mỗi người bớt đi một chút ích kỷ thôi, cuộc đời này sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ