Thói nịnh nọt
Ngôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều từ nịnh có thể dùng làm cả danh từ,động từ và tính từ, nhưng định nghĩa
Chuyện cũ kể rằng: Có hai tay bợm nịnh đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan cho ra một cái trung tiện. Lập tức một bợm lắng nghe rồi thốt lên: "Y hi, quản huyền chi âm (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo). Bợm kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ: "Phảng phất chi lan chi vị (thoang thoảng mùi hoa lan hoa nhài)". Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng: "Trung tiện mà
Xã hội càng phát triển thì từ nịnh càng trở nên đa dạng hơn với những biến thể, kết hợp mới nhằm bắt kịp thời đại như: phỉnh nịnh, xu nịnh, ưa nịnh, đua nịnh, nịnh trên nạt dưới. Xu nịnh là thói xấu nhưng không ngừng lan rộng trong mọi lĩnh vực bởi nguyên nhân chủ yếu: những kẻ tài hèn, sức mọn, đức kém, văn hóa "lùn” lại muốn bay cao, vươn xa, thăng quan tiến chức hoặc kiếm cách trục lợi tiền bạc. Thiết nghĩ ta cũng nên đặt một danh từ riêng gọi là nịnh sĩ cho tiện phân biệt! Tất nhiên nịnh sĩ chỉ hướng vào các bậc lãnh đạo để thi thố tài năng và những người lãnh đạo cương trực sáng suốt, kiên quyết, nhạy bén không bao giờ lầm lẫn trong mê cung của nịnh thần, trừ những vị quan chức ngạo mạn, thiếu suy nghĩ, ích kỷ, thiển cận đương nhiên sa đà vào những lời đường mật, vị mật ngọt thì chết ruồi. Những biểu hiện của nịnh nọt bây giờ không còn chất phác, thô và phô như ngày xưa mà nó trở nên nhuần nhuyễn, khôn khéo, hiện đại, thực dụng và tinh vi hơn nhiều. Trước hết điểm qua vài cụm ngôn từ trau chuốt, mỹ miều phổ thông dành riêng cho bề trên như: Anh quá tinh ý! Tầm nhìn xa chiến lược của anh thật không còn gì đáng bàn! Không có anh, cơ quan không biết trông cậy vào đâu! Hình như vượng khí của sếp đang phất. Dạo này chị trẻ quá, da cứ căng đẹp mịn màng!
Trông chị không ai đoán đúng được tuổi! Bộ váy áo xịn này cứ như thiết kế dành riêng cho chị ấy. Ngoài ra, lúc nào cũng phải thường trực tinh thần đón ý cấp trên mà lựa chiều phát ngôn, luôn luôn tán dương ý kiến lãnh đạo tâng bốc năng lực thủ trưởng lên tận mây xanh: Quan lộ của sếp xa tít tắp. Khả năng sếp còn phải ngồi cao nữa mới xứng tầm! Sếp dạy lúc nào cũng chí phải!
Nói ngọt không thôi thì chưa đủ các nịnh sĩ còn phải có hành động nhất quán với lời nói nữa. Bất kỳ nơi đâu, bất kỳ nơi nào có cấp trên là nịnh sĩ xuất hiện xun xoe, khúm núm, chăm chút sửa sang phục trang cho sếp, cắp cặp che ô, đưa đón (vai trợ lý), hiểu ý của sếp để tuyên truyền, thôi thúc người khác làm theo (vai phát ngôn viên), lúc trái gió trở trời mà sếp ốm đau, cảm mạo, húng hắng ho thì phải chăm sóc, xoa bóp, sắc thuốc (vai hộ lý). Có chuyện thật như đùa rằng: Trong một cuộc họp cơ quan nọ, ban lãnh đạo đề nghị cán bộ thẳng thắn phê bình xếp để rút kinh nghiệm, nhưng chỉ nghe khen sếp toàn tâm, toàn diện, toàn tài. Đột nhiên có một anh đứng lên xin được phê bình sếp khiến cả cơ quan tròn mắt, lắng nghe. Anh này thủng thẳng: “Những gì cần nói, anh chị em đã nói hết rồi, còn tôi xin phê bình một khuyết điểm lớn của sếp là quá lo nghĩ cho tập thể, làm việc ngày đêm mà không chú ý đến sức khỏe của chính mình! Sức khỏe của sếp là tài sản của cơ quan, lỡ sếp đau ốm thì cơ quan thiệt hại to”!
Không dừng ở lời nói kèm hành động, các nịnh sĩ chân chính còn dùng thêm chiêu bài qùa tình cảm. Những hiện vật nho nhỏ này bày tỏ tấm lòng tuy không phải của nhà làm được nhưng đều có người thân, bạn bè cho, tặng, mua rẻ lại xịn nên nhớ thương lãnh đạo mà kính chuyển nào: Củ sâm thằng bạn em vừa đi Hàn Quốc công tác mang về, hộp mỹ phẩm nhà em xách tay từ Paris! Rồi cà vạt bút ký, cặp da, nước hoa... đều là quà tình cảm nhẹ nhàng chưa thể gọi là hối lộ được, thử hỏi sếp nào nỡ từ chối tấm lòng thành? Chủ đề này chưa thể dừng ở đây được, phải điểm danh một số thủ pháp bí kíp mà các nịnh sĩ nhập vai mỗi khi vào việc như bình bầu danh hiệu, đề bạt chức vụ, bỏ phiếu tín nhiệm, chọn đại biểu đại diện... là các ninh sĩ kiêm luôn kịch sĩ, không những nịnh trên mà còn tranh thủ cả các đồng nghiệp để thuê ủng hộ, vay lá phiếu, mượn cánh tay biểu quyết cốt thu được kết quả cuối cùng. Chỉ khổ cho những viên chức cần cù, chăm chỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm và tận tâm cống hiến nhưng chưa qua lớp đào tạo nịnh ngắn hạn hoặc cấp tốc nên cả đời cứ dậm chân tại chỗ, không bao giờ được cất nhắc, trọng dụng, dẫn đến mất lòng tin, không còn hứng thú sáng tạo trong công việc nữa, cũng vì thế nên mới có câu ca dao: không bằng cấp nào hơn cái bằng lòng, mà cái bằng này chỉ có được nhờ 80% phương pháp nịnh học cùng những bí kíp chân truyền của nó. Từ xưa, sách sử đã chua rằng: hôn quân bao giờ cũng gắn kết với nịnh thần. Xiểm nịnh làm cho người lãnh đạo thiếu sáng suốt và công bằng, thiên vị cảm tính, không khách quan, luôn lơ mơ trong thực tiễn, lúc nào cũng tự hài lòng về bản thân sẽ thoái hóa dần trí tuệ rồi mắc sai lầm khuyết điểm vì nịnh sĩ. Ngược lại, ninh sĩ sẽ trở thành hiện tượng tiểu nhân đắc ý nêu gương xấu cho xã hội với hệ lụy không cần học hành, phấn đấu, cố gắng làm gì cho mệt, chỉ cần mài gối, uốn lưỡi rèn luyện kỹ năng nịnh ắt thành công.
Chúng ta muốn đổi mới cách làm việc thì cần phải phê phán, lên án nghiêm khắc thói xu nịnh vì đây là hành vi phản văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau. Loại bỏ thói xu nịnh không hề dễ dàng vì bản chất nó vốn thể hiện bằng những lời có cánh êm ái du dương nên hễ chui qua tai là ngấm ngay vào
Thói "nịnh hót"
Nguyễn Ái Quân (theo báo Tiền phong)
- Chuyện thứ nhất (Ở cơ quan tôi): Khi Chủ tịch đang đương chức là chủ tịch, một số trưởng phòng suốt ngày nịnh "Vợ sếp", ngoài các món quà đắt tiền ra, họ còn lùng mua những cân Ngô non để vợ xếp ăn cho ngọt và mềm. Còn bây giờ Chủ tịch không còn là chủ tịch thì hỡi ôi, lúc vợ xếp ốm đau nằm viện - sao vắng vẻ thế, đến thăm chỉ còn lại người thân trong gia đình và những người không bao giờ "nịnh".
- Chuyện thứ hai (Cũng ở cơ quan tôi): Bà của Chủ tịch chết - chết ở tận quê, cách cơ quan khoảng 100 cây số, các trưởng phòng lên xe đi viếng, đi được nửa đường gặp Chủ tịch trên đường quay về nhà, xe của các trưởng phòng quay về luôn, vào hỏi thăm và trao phong bì phúc viếng cho Chủ tịch (Thì ra họ đi viếng Chủ tịch). Tuy nhiên, đồng chí Chủ tịch cơ quan Tôi là một người rất khách quan, ông ấy biết ai là người như thế nào và không bao giờ cho rằng những người đó là tốt.
- Chuyện thứ ba (Tất nhiên cũng ở cơ quan Tôi): Có 2 đồng chí (một là trưởng phòng "Loại thường", một là cán bộ bị ung thư nằm điều trị tại Bệnh viện K Trung ương - nhưng những người bàn bạc đi thăm (Kể cả hỏi thăm) đều chỉ là những người không bao giờ "nịnh", còn những người "ưa nịnh" thì tuyệt đối không.
Nhưng chắc chắn một điều, nếu người phải nằm viện đó là "cháu họ", "em họ", "anh họ"..... chưa nói là Chủ tịch thì có lẽ các chủ xe 4 chỗ ở huyện Tôi chắc chắn ăn ra trong dịp này...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015