Chuẩn mực
Phẩm chất, giá trị hay thói hư tật xấu của người Việt rất rõ ràng, ai cũng biết cả. Thế nhưng trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, có nhiều vấn đề ranh giới giữa tốt và xấu rất mỏng manh, nhiều khi bị xoá nhoà, không ai để ý...
Có những việc không bình thường được coi là bình thường.
Phụ nữ có thiên chức làm mẹ và nuôi dạy con cái. Đàn ông đã lạm dụng thuật ngữ “thiên chức” để gán cho phụ nữ nhiều việc chẳng liên quan gì đến thiên chức như nấu nướng, giặt giũ, làm công việc vặt trong gia đình…
Nếu thấy phụ nữ đi ăn tiệc cưới, giỗ chạp thì ai cũng ngạc nhiên: “Ông xã đi đâu mà bà chị phải đi ăn giỗ?”. Thấy đàn ông đi chợ, nấu cơm thì hỏi: “Bà xã đi đâu mà ông anh phải đi chợ?”.
Cứ như “thiên chức” phụ nữ là đi chợ, nấu cơm, còn “thiên chức” đàn ông là ăn nhậu, vui chơi.
Ngày xưa, xã hội trọng nam khinh nữ, phụ nữ chỉ quanh quẩn xó bếp, đàn ông lo việc lớn. Ngày nay nam nữ bình đẳng, ở công sở phụ nữ làm việc như nam giới, trong khi họ được coi là “phái yếu” sao phải gánh thêm nhiều việc nội trợ?
Thiên chức của phụ nữ là sinh đẻ và cho con bú bằng “bình sữa tự nhiên”, những việc đàn ông không thể làm thay được còn mọi chuyện khác đều có thể gánh vác, san sẻ, kể cả việc cho con bú bằng “bình sữa nhân tạo”.
Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Dựa vào triết lý sống đó cha mẹ khuyên con chọn bạn tốt để chơi, không giao lưu với bạn xấu, những người bất hảo để khỏi bị “ gần mực thì đen”.
Đó là cái tốt, cái lợi ai cũng thấy. Nhưng suy nghĩ kỹ có những mâu thuẫn. Nếu ai cũng chỉ chơi với bạn tốt để được “gần đèn thì sáng” thì xã hội sẽ ra sao?
Ta quá chú trọng tác động của hoàn cảnh, điều kiện sống mà chưa thấy được vai trò chủ động, bản lĩnh, ý chí của con người trước hoàn cảnh. Trên thực tế, nếu ai cũng tránh xa những người xấu, những người có khuyết tật về nhân cách thì ai sẽ gần gũi, giúp đỡ họ?
Xã hội xa lánh làm cho họ bị cô độc, mặc cảm càng đẩy họ vào con đường hư hỏng. Có rất nhiều người tình nguyện đến với những người mắc bệnh HIV/AIDS, với trẻ em đường phố… để giúp họ tìm lại nghị lực, niềm vui, lẽ sống… Những người ấy không bị đen vì gần mực mà càng sáng chói lý tưởng sống.
Thật thà là đức tính tốt, là phẩm chất của con người. Nhưng trong những điều kiện cụ thể, thật quá nhiều khi có hại. Trước phụ nữ dù là “Thị Nở” không ai nói “cô xấu quá” mà “không có người phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”.
Trong trường hợp này nói dối đáng yêu hơn nói thật. Thế nhưng trong cuộc sống, có người cứ bô bô nói hết mọi chuyện của bản thân, gia đình, của cơ quan, của sếp trước công chúng, trong đó có những chuyện lẽ ra không nói thì tốt hơn.(Còn những người cứ giả vờ ngây thơ thì không thuộc loại người trên).
Thờì gian gần đây, có một số ca khúc “gây sốc”, có thể sốc với người lớn tuổi nhưng lại được thế hệ 8X, 9X đón nhận. Mặc cho dư luận khen chê, nó vẫn có đất sống, vậy tốt hay xấu?
Một số văn nghệ sỹ viết tự truyện công khai đời tư, kể cả những góc khuất, những khoảng tối. Có người cho là tạo scandal để nổi tiếng, có người cho là sự hờn dỗi quá đáng, nói ra cho hả giận hay là sự trả thù…
Ngược lại có người cho là dũng cảm, sống thật, thể hiện cái “tôi”; còn người trong cuộc tự nhận là sám hối, giải tỏa cõi lòng...
Cần có chuẩn mực đánh giá. Chuẩn mực đó không phải thước đo cứng nhắc, bất di bất dịch mà biện chứng. Chúng ta có chuẩn mực về chân, thiện, mỹ; nhân, lễ, nghĩa, trí, tín hay công, dung, ngôn, hạnh… nhưng bản thân chúng cũng luôn vận động, phát triển.
Vì vậy cùng với việc cổ vũ những phẩm chất tốt đẹp, phê phán thói hư tật xấu, chúng ta cùng nhau tìm ra chuẩn mực phù hợp với thời đại để soi sáng nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường