Cơ hội ở mỗi người

09:33 SA @ Thứ Bảy - 17 Tháng Hai, 2007

Có lần đi công tác ở Hà Giang, thấy cảnh nghèo khó của bà con, tôi không sao cầm lòng được. Đi xe hơi mà ì ạch mãi mới lên được tới đỉnh đèo, nhìn xuống thung lũng thấy những ngôi nhà nhỏ li ti như móng tay. Thế mà ngay trên đỉnh đèo ấy mấy em bé giờ hai bàn chân tí xíu kia mới được cá em về tới nhà.

“Không khắc phục được ta duy bao cấp thì sẽ khó bề tận dụng được cơ hội và đối phó với những thách thức. Trong “trận chiến” hội nhập, mỗi một người, mỗi một doanh nghiệp phải là một người lính xung kích thì mới thắng được”.

“Lần đá qua sông”

Nhưng rồi trong lòngtôi có phần nguôi ngoai ít nhiều khi thấy dù sao ở nơi "khỉ ho cò gáy" này có đường đi, đây đó đã có bể nước, ngôi trườnggạch lợp ngói, le lói ánh điện - những điều trước kia thậm chí không dám mơ tới. Bỗng tôi hiểu rằngthì ra ánh sáng công cuộc đổi mới đã len lỏi dần vào ngõ ngách của cuộc sống, kể cả những nơi heo hút. Có dịp đi thăm nhiều nơi thế giới, tôi thấy có những nước tiềm nặng hơn nước ta nhiều song nhiều người sống không ra người. Dân ta tuy còn cơ cực trăm bề, cuộc sống nhân phẩm luôn được tôn trọng. Có lẽ đây là cái cốt lõi của công cuộc đổi mới.

Về một chiến lược tổng thể lâu dài trong công cuộc đổi mới, thoạt nhìn thì đúng là cần có một chiến lược như vậy, song con đường chúng ta đi là chưa có tiền lệ, ngồi salon đẻ ra chiến lược có khi chẳng ăn nhập gì mà phải bắt mạch từ cuộc sống thực tế và chiều hướng của thế giới mà định ra những đường nét chú yếu, rồi từ đó "lần đá qua sông” để tiến lên. Làm tới đâu đúc rút bài học tới đấy, hoàn thiện dần cơ sở lý luận chứ chẳng ai thành tướng gì mà nghĩ trước được hết mọi chuyện.

Ngay như công cuộc hội nhập chúng ta cũng vậy. Lúc đầu chẳng qua ta cần mở rộng thị trường, có thêm vốn để phát triển, rồi lai thấy xu thế toàn cầu hóa không ai đứng ngoài được nên đã quyết định phải hội nhập với kinh tế thế giới. Thật ra khi nộpđơngia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta cũng chưa hiểu gì lắm về nó, do đó ta lại phải "lần đá qua sông", gia nhập "chợ làng" là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, sau đó lần ra "chợ huyện" là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và cả hai chợ đó đều theo mô hình WTO, nay mới ra "chợ tỉnh" là WTO.

Nhiều ngườido sốt ruột nêncó lời chê bai Việt Nam đi chậm, bỏ lỡ thời cơ... nhưng có ai nhảy được qua đầu mình đâu! Ai mà chẳng muốn nước ta nhanh chóng "bằng chị bằng em", nhưng mỗi nước mỗi cảnh, làm sao so được. Ví dụ so ta với HànQuốc thì làm sao so được? Ta chịu đựngchiến tranh, họ cũng trải qua chiến tranh nhưng không lâu và được đồng minh trọ giúp sau chiến tranh, hơn nữa còn được lợi qua chiến tranh, hưởngthị trường Mỹ ngay từ đầu và phát triển trong điều kiện cạnh tranh chưa mang tính toàn cầu, còn ta đã bị bao vây cô lập hàng chục năm, khi đổi mới phải tự làm tất cả, lúc hội nhập để phát triển lại đụng đầu với sự cạnh tranh toàn cầu. Chỉ những so sánh đó thôi cũng đã thấy khác xa nhau rồi. Nói như vậy không có nghĩa lẩn tránh những điều tự ta làm khổ ta, song có những hoàn cảnh khách quan chẳng làm sao thoát nổi. Cần nuôi hoài bão nhưng cũng không thể rớt khỏi mặt đất mình sống.

WTO không phải “cây gậy thần”

WTO là một tổ chức tập hợp các nền kinh tế chấp nhận những luật chơi về lý thuyết, tạo thuận lợi cho buôn bán làm ăn.Còn có tranh thủ được thuận lợi không lại do từng nước. Điều cơ bản vẫn là anh có hàng không, hàng có chất lượng cao không, giá thành có hạ không, có biết rao bán không... Do đó WTO chẳng phải là "cây gậy thần" chỉ cần vượt lên một cái là ăn mày biến thành phú ông. Nhiều nước là thành viên WTO từ khi thành lập mà nghèo vẫn hoàn nghèo. 20 năm qua Việt Nam có là thành viên WTO đâu nhưng vẫn phát triển! Tất cả vấn đề là nội lực từng nước.

Việt Nam gia nhập WTO cốt để bổ sung một phương tiện nữa cho sự phát triển là mở rộng thị trường,có thêm nhiều vốn, ví như có món ăn rồi nhưng muốn ngon miệng hơn thì thêm gia vị vào gia vị vừa có chất ngọt, vừa có chất chua. Ăn vào có bổ hay không lại còn tùy vào hệ tiêu hóa mình nữa. Chúng ta đừng kỳ vọng quá nhưng cũng đừng hoảng sợ quá, cho đến nay chưa nước nào giàu lên nhờ WTO, ngược lại cũng chưa có nước nào nghèo đi chỉ vì WTO.

Đừng nên nghĩ vừa gia nhập WTO là lộ rõ cơ hội và thách thức đối với mọingười, mọi miền. Khi tôi giao lưu trực tuyến, có người hỏi việc gia nhập WTO thì bà con miền núi được lợi gì, khó khăn trước mắt, tôi đã trả lời thẳng rằng: "Chưa được và cũng chưa ảnh hưởng gì". Chi vì những cơ hội và thách thức qua việc gia nhập WTO sẽ “thấm” dần, giống như thùng nước tưới vào lá trước rồi vào thân cây, từ đó nước cháy xuống rễ chứ không phải cả cây được hưởng thụ ngay.

Mỗi người dân là một lính xung kích

Thách thức lớn nhất khi Việt Nam ra “chợ tỉnh” là tư duy cũ thể hiện trên nhiều mặt, nhất là tư duy ỷ lại, nhiều nơi còn khá nặng nề, báo chí nênphần đả phá sức ỳnày. Ví dụ như tai nạn giao thông, ai chẳng đau xót về những mất mát, hồi chiến tranh do tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày. Nhiều người lại "chĩa mũi nhọn" vào Nhà nước, đòi Bộ trưởng BộGiao thông vận tải phải chịu trách nhiệm chính. Đành rằng Bộ trưởng Bộ GTVT với tư cách là trưởng ban chỉ đạo về an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm, song ông ta (hay Nhà nước nói chung) chủ yếu là đề ra luật lệ chứ người thực hiện là chính ta. Bộ trưởng có tài thánh cũng không làm được nếu chúng ta cứ vượt đèn đỏ, cứ lượn ở mũi xe, cứ say bia lái xe bất chấp luật lệ... Mỗi người không lo lấy thân mình, không đếm xỉa gì đến luật lệ thì chẳng ai làm thay mình được.

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp phải tự thân vận động khi hội nhập chứ không nên ngồi chờ. Nhà nước chỉ tạo khuôn khổ pháp lý, cung cấp thông tin chứ không thể làm thay cho cho hàng vạn doanh nghiệp được. Vừa qua, theo dõi truyền hình về một cuộc đối thoại liên quan tới hội nhập tôi thấy một vị lãnh đạo hiệp hội kinh doanh hỏi Nhà nước làm gì để doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh. Nhà nướccó phận sự của Nhà nước, song nếu doanh nghiệp nói theo kiểu người ngoài cuộc như vậy thì cơ hội sẽ rất khó đến với mình được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi người ta còn trẻ

    14/12/2017Nguyễn Thị Ngọc TúTôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Bên ngoài, nắng đã nhạt và tắt dần. Các nhà đã lên đèn. Tại sao đến lúc này anh vẫn chưa về? Tôi điên lên nhìn mâm cơm nguội ngất và các nhà hàng xóm bát đũa đã kêu lách cách báo hiệu một ngày đã qua...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Khi người ta trẻ

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhGiỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
  • Chủ động và nhạy bén hơn khi cơ hội đến

    03/08/2006Ngô ĐồngĐáng lẽ từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam sớm ý thức một điều rằng: Dù có hội nhập WTO hay không thì cạnh tranh toàn cầu cũng ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp, chứ không phải là vấn đề mở cửa nhanh hay chậm. Mở cửa để bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, song để chiếm ưu thế trong sân chơi đó phải có sự chuẩn bị và nhạy bén với cơ hội...
  • Người trẻ ư? Phải lo nhiều lắm…

    18/05/2006Quảng YênMột bác sĩ tâm lý người nước ngoài đền giảng dạy ở Việt Nam về tư duy tích cực. Các học viên đều thấy lý thú, nhưng lại rất khó áp dụng...
  • Không chỉ lớp trẻ học Bill Gates

    24/04/2006Hà Văn ThịnhChuyến thăm chưa đầy 24 h của người điển hình cho sự luôn sáng tạo, đột phá công nghệ mới, của sự mạo hiểm, thông minh trong thời kỳ hiện đại, và là người giàu nhất hành tinh đến VN là một sự kiện đặc biệt. Chính vì thế, giới trẻ VN đã và sẽ học hỏi được rất nhiều từ cuộc đời Bill Gates nói chung, qua lần đi này nói riêng...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ