Khi người ta còn trẻ
Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Bên ngoài, nắng đã nhạt và tắt dần. Các nhà đã lên đèn. Tại sao đến lúc này anh vẫn chưa về? Tôi điên lên nhìn mâm cơm nguội ngất và các nhà hàng xóm bát đũa đã kêu lách cách báo hiệu một ngày đã qua.
Sao mày lấy chồng sớm thế? Lấy chồng sớm làm gì?Ngu ơi là ngu. Ăn chơi cho sướng đã. Ràng buộc lúc nào khổ lúc ấy. Những lời nói của bạn bè lâu nay tôi để ngoài tai, có khi còn vênh mặt lên: "Tại tao yêu anh ấy. Anh ấy cũng yêu tao. Tao thích cưới!". Nói đến thế là tiêu. Các bạn tôi im re. Tôi thích thú vì đã thắng lợi. Tới là người hiếu thắng. Tôi đã làm gì thì điều đó tuyệt đối đúng. Ừ có lúc cũng phải khổ sở tí chút, như lúc này chẳng hạn. Ở đời phải có lúc sướng lúc khổ chứ.
Anh là một thanh niên đẹp trai,
Rồi một hôm, anh đột ngột xuất hiện. Tôi chạy lao ra đón anh. Anh luống cuống đẩy ra trước mặt tôi mọt bà già đứng tuổi. Anh cười giơ tay cho tôi:
Mẹ anh đấy, em làm quen với mẹ đi. Lúc đó thế nào nhỉ? Người tôi nóng bừng lên nhưng hai tay lại sởn gai ốc như bi lạnh vậy. Tôi lí nhí chào "bác" rói chạy vụt ra đằng sau bếp chúi mũi vào hai củ khoai
Xong rồi!
Xong cái gì? Tôi ngơ ngác.
Chuyện chúng mình xong rồi. Hai cụ đã ok nhau và sẽ đứng lo đám cưới cho chúng mình. Vừa nói anh vừa cầm con mực đã nướng xé nhỏ nhai tóp tép.
Anh nói chuyện gì đấy? Cái gì, lúc nào cũng đùa. Tôi nhăn nhó và lo lắng không hiểu những gì xảy ra ở trên nhà.
Anh vẫn tóp tép nhai và còn khen mực ngon nữa mới tức chứ. Rồi anh khề khà:
Anh không ngờ hai cụ "ô kê" nhau nhanh đến thế! Lạ thật! Lẽ ra hai cụ phải bàn bạc, trao đổi với nhau về mọi việc của đám cưới. Bao nhiêu là việc không bàn lại ngồi trao đồi với nhau về sở thích của các món ăn. Cả hai đều thích ăn rau khoai
Tiếng trong nhà vang lên. Giọng mẹ tôi xởi lởi:
Vâng, Bác đã nói thế em xin chấp nhận. Bác ở xa mà đến thăm gia đình em như thế này thật là quý hóa quá. Bác cứ yên tâm đề em bàn thêm với gia đình. Có thế nào thì đầu tuần sau em sang bên đó: Trước nhất là để thăm gia đình, sau là để xem còn gì cần bàn bạc ta dứt điểm luôn. Chẳng giấu gì bác, lâu nay cháu Đạt vẫn qua lại đây, tôi quý lắm, coi cháu như con em trong nhà. Bác cứ yên tâm hai nhà như một.
Tôi hốt hoảng chạy xuống bếp. Anh đã xơi hết hai củ khoai
Có chuyện gì thế anh Đạt? Thế này là thế nào.
Cứ ngồi xuống đây đã!
Anh bình tĩnh chờ đợi tôi. Khi tôi đã ngói yên ổn trước mặt anh, cách nhau cái bếp lửa nhỏ đang đỏ hóng nổ lốp bốp vì vụn mực và đất ở củ khoai
Em có đồng ý làm vợ anh không? Tôi sững sờ. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ đến lúc có người hỏi tôi như vậy. Lại hỏi vào một hoàn cảnh chẳng nên thơ tí nào. Chẳng có ánh trăng làm chứng. Chẳng có dòng sông hay con đò lờ lững trôi, hay rặng liễu rủ, bãi cỏ non xanh như tôi thường tưởng tượng.
Anh đèo mẹ đến đây để đặt vấn đề cho anh đi lại nhà em, đồng thời xin mẹ cưới em về làm vợ. Em thấy thế nào?
Nghe anh nói, trong ngực tôi có một cục gì chẹn ngang làm tôi tức thở. Không trả lời, tôi vùng chạy ra sân, người run bắn lên và lặng lẽ khóc. Anh đưa khăn cho tôi lau nước mắt. Tôi tấm tức:
Lấy anh xong em có được đi học, đi chơi không? Anh có đi với em không? Anh có đánh em như mấy ông hay đanh vợ ở gần nhà em không? Anh cười rũ ra, không trả lời tôi. Chỉ cười và cười. Lúc ấy tôi khóc nên không nhìn thấy hai bà mẹ đang đứng ngay bên cạnh nhìn chúng tôi. Chợt tôi nghe một tiếng nói là lạ:
Chao ôi, con bé đáng yêu quá. Nếu nó, thằng con trai của mẹ không chiều chuộng con, con ở với mẹ, lo gì?
Tôi giật mình, chùi vội nước mắt, gượng cười nói với “mẹ anh ấy". Chắc mồm tôi méo đi hay sao mà cà ba người đều cười ồ.
Tôi chuẩn bi lấy chồng là như thế đấy!
Ngày đón dâu, lúc mẹ anh (đằng trai) đến xin dâu.
Bác ơi, bác quên cái tráp?
Mẹ anh ấy và mẹ tôi lại được trận cười. Bà mẹ anh ấy vuốt tóc tôi nhỏ nhẹ:
Phải để lại con ạ. Xin dâu không đem tráp về đâu
Tôi ngớ mặt ra lủi thủi ôm tráp vào nhà.
Lòng chưa hết bàng hoàng, một lúc sau, khi một cô đến trang điểm cho tôi lại làm cho tôi thêm ngơ ngác. Thay mái tóc ngắn ngổ ngáo như con trai của tôi là những búp tóc dài xoăn tít của cái đầu tóc già úp lên. Mất tôi xanh thẫm. Hai hàng lông mi giả kè kè nặng trĩu luôn kéo sụp xuống làm tôi đâm buồn ngủ. Đôi môi tôi vốn dĩ màu hồng, giờ bôi cái gì làm nó thẫm lại, da mật trắng phếch ra, hai sống mũi được viền hai đường chỉ nâu sẫm. Nhìn vào gương tôi thấy một gương mặt quen quen. Một mặt đàn bà không già không trẻ, đanh đá như con ma đeo mặt nạ dọa trẻ con ngày rằm tháng tám. Rồi váy bốn tầng kết hoa lượt thượt, tay găng, chân tất. Cô bạn phù dâu đã từng học với tôi từ lớp 1 đến lớp 12, sau đó mỗi đứa vào một trường Đại học. Hai đứa cùng nhìn nhau qua gương, cười đến chảy nước mắt. Thế là một vệt đen ngòm chảy dài bên cánh mũi. Càng cười. Thấy vậy bà hóa trang lên cơn thịnh nộ mắng cho một trận vì đã làm bà mất bao công sức. Đang cười bỗng nghe một tràng pháo nổ vang lên. Hai đứa chạy cuống lên nấp vào sau cánh cửa ban công. Chỉ được một lúc thôi, tôi và Quý, cô bạn phù dâu lại lôi nhau ra cửa nhìn sang phòng bên. Chao ôi là đông? Toàn người là người. Khói pháo mù mịt. Quý thì thầm:
Chẳng thấy chú rể với phù rể đâu mày ạ.
Tao làm sao biết được. Tôi đáp. Bỗng có tiếng nói phía sau:
Ai đời cô dâu háo hức xem mặt chú rể, nó sang bây giờ tha hồ mà xem! Bà bác tôi nói.
Hai đứ lại kéo nhau vào. Chú rể xuất hiện. Thật tức mình là tôi không được biết mặt anh ấy để hỏi xem anh ấy nghĩ gì. Chỉ nhìn thoáng anh cười, hai hàm răng trắng lóa lên. Tôi cúi gầm mặt vì ngượng. Tôi luôn có cảm giác mình đeo mặt nạ, luống cuống giơ tay ra đón bó hoa hồng to tướng anh đưa cho tôi:
Cầm hoa thế nào?
Không biết! Anh cũng thì thào. Lúc mẹ dẫn chúng tôi đến trước ban thờ làm lễ gia tiên, mẹ dặn dò tôi trước lúc về nhà chúng. Tôi bỗng thấy mình phải là mẹ, là ngôi nhà thân yêu suốt gần 20 năm tôi đã sống, xa tất cả... Nước mắt trào ra má. Anh thấy tôi khóc, sợ quá ghê tai tôi thì thầm:
Khóc làm gì, sớm mai anh lại đèo em về ngay mà. Đây chỉ là luật buộc phải làm thôi. Không làm đúng các cụ chửi cho à?
Quay nhìn sang bên, mẹ tôi cũng đang sụt sịt, anh phải quay mặt đi vì buồn cười. Còn tôi, nước mắt vẫn chảy nhưng lại nhe răng ra cười.
Làm gì mà ngồi nghệt ra thế, em? Anh dựng chiếc xe đạp bên cửa, vừa phủi ống quần bạc trắng nhìn tôi cười.
Tôi đưa mắt nhìn cái đồng hồ treo tường. Vừa vặn con chim ở đó thò cổ ra cái cửa sổ con con cất tiếng hót lên.
Anh về muộn phải không. Anh cố làm cho gọn việc, mai đỡ. Chao, mỏi lưng quá, pha cho anh cốc nước chanh đi, khát cháy cổ đây này. Vừa nói anh vừa vặn người, những đốt xương kêu răng rắc. Đến gần tôi, anh cúi xuống khuôn mặt lướt qua mái tóc tôi âm ấm. Giận anh phải không, hả bé? Anh bận làm chứ có chơi bời gì đâu.
Anh nói nhiều thế nhỉ. Chưa hỏi mà đã xưng - Tôi nói và vằn mắt lên nhìn anh như thôi miên.
Sao hôm nay em lạ thế? Học ở đâu cái kiểu mắng chồng. Không làm lấy gì ăn tiêu. Xin mãi tiền bố mẹ được ư? Anh nói và nghiêm mặt.
Tôi nói thế, sai à? Tôi đợi anh về để nghe anh mắng à? Hết chịu được nữa rồi. Tôi bỗng sụt sịt khóc. Ngày hôm nay đẹp trời mà tôi phải ru rú ở nhà như thế này à?
Em sao thế? Anh chẳng hiểu gì cả. Anh ngơ ngác nhìn quanh như đang tìm kiếm cái gì làm tôi tức giận.
Rỗi anh sẽ hiểu? Tôi vùng vằng đứng lên, ra gương chải lại tóc, đi nhanh ra cửa.
Em đi đâu đấy? Sao thế nhỉ? Chẳng có gì mà cũng làm ầm lên. Nhẽ ra hôm nay anh và em rất vui. Anh làm xong việc. Anh nói và chạy
Tôi đi chơi đây. Ở nhà chờ anh như thế đủ lắm rồi. Tôi dắt xe lao ra đường. Nhìn thoáng một gương mặt tái đi và tiếng anh gọi thoang thoảng đâu đó.
Nắng tắt dần trên những ngọn cây. Trời mát. Gió lùa lá khô chạy quần trên đường xào xạc, xào xạc. Tôi đạp xe hối hả. Nỗi tức giận bừng bừng ra khỏi nhà giờ dịu hẳn đi.
Ồ, An đấy à? Lại đây, An! Có tiếng con gái gọi thảng thốt bên đường. Tôi giật mình dừng lại. Bên đường là một câu lạc bộ mới mở dành cho thanh niên lui tới hoạt động và sinh hoạt văn nghệ, ánh sáng trắng từ chùm đen tỏa ra. Tiếng nhạc ôn ã. Từng tốp, từng nhóm đi vào câu lạc bộ với những bộ quần áo đủ màu sắc.
An đi đâu thế? Vào đây đi. Tối thứ bảy nào bọn mình cũng ra đây sinh hoạt. Tuyết, cô bạn ở gần nhà tôi giằng tay người yêu chạy lao tới tôi, nụ cười rạng rỡ. Những cái răng khấp khểnh thường ngày như bởi khấp khểnh và trắng hơn vì đôi môi tô đỏ chói. Hai hàng lông mi cong veo và cứng đờ làm hai mắt như sâu thẳm, long lanh. Cái váy Tuyết mặc màu trắng rất hợp với chiếc áo chẽn màu đen, hai tay bông, ngực hở rộng pha thêm màu hồng bóng loáng. Trông Tuyết thật sang trọng và thật đẹp: Nhìn Tuyết lúc này chẳng ai nghĩ Tuyết sáng sáng đèo chiếc cặp lồng, bộ quần áo xanh bạc hối hả đạp xe đến nhà máy, chiều muộn từ nhà máy về với cặp lồng, vụn thuốc lá và giấy cuộn, đây chạy máy đút quyện với mùi mô hôi, mùi dầu máy và sau đó là chong đèn lên quấn thành những điếu thuốc lá đem cho hàng nước.
Thôi, tao ăn mặc thế này không tiện đâu. Tôi nói.
Kệ, Em còn xinh hơn khối đứa. Để anh gửi xe cho. Em đi mua ba vé: Người yêu của Tuyết nói, Kiếm mấy cái kẹo cao su mà nhai cho
Thoáng cái, Tuyết đã có ba vé và gói kẹo cao su đưa ra và khoác vai tôi đi vào. Phòng rộng, có mấy chiếc ghế kê dọc
Bên cạnh tôi bỗng vang lên mạt tiếng "bốp” nhỏ. Tôi nhìn sang. Một cô bé khoảng 14 - 15 tuổi mặc áo có hai dây đeo lên vai để hở cả vai và nửa ngực và quần thụng hoa văn, thổi một quả bóng bằng kẹo cao su to dính vào mũi. Nó bỗng nổ
Bi bốp đấy, An ạ. Tao ra trước. Ai mời mày nhớ ra ngay nhé. Tuyết nói nhanh và đi ra góc phòng, giơ tay lên nắm tay người yêu, nhún nhảy tiến lùi rồi chui qua âm thanh dìu dặt, ánh đèn mờ ảo và tiếng cười khúc khích.
Tôi bỗng thấy mình “lù lù” hiện ra ở góc phòng già nua, cổ quái. Xung quanh tôi không ai đứng yên. Ai cũng có đôi, nếu không nhảy thì ngồi thì thầm, rúc rích trong những góc tối. Một vài ánh mắt nhìn tôi vẻ thương hại. Tôi bỗng nhớ đến anh. Không hiểu giờ này anh làm gì. Chắc lại chúi mũi vào những quyển sách. Ôi, nếu như có anh ở đây. Tôi thấy mình thích hợp với anh hơn. Chúng ta sẽ lại sống vui vẻ đằm thắm như ngày đầu. Tôi nghĩ và vùng quay người chạy ra cửa. Trên xe trong một góc tối, tôi lao nhanh về nhà.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015