Không chỉ lớp trẻ học Bill Gates
Bài học thứ nhất từ sự thành công của Bill Gates, đó là bằng cấp không phải là thước đo của tài năng. Tất nhiên ta không khuyên lớp trẻ thời nay bỏ học giữa chừng. Thế nhưng Bill Gates đã chứng minh rằng nếu say mê, quyết tâm và sáng tạo thì hoàn toàn đủ khả năng để có ích cho đời. 15 tuổi, Khổng Tử nhận ra sự học là cần thiết. 19 tuổi, Bill Gates thấy cần phải chớp lấy cơ hội không thể bỏ lỡ và ông đã làm thay đổi thế giới.
Bài học thứ hai là sự khẳng định một chân lý của thời đại mới: Tuổi trẻ bây giờ không những có thể mà hoàn toàn đủ khả năng để vượt lên tiên phong trong nền kinh tế tri thức hiện đại. Sự khuyến khích và tin tưởng của các thế hệ đi trước là rất cần thiết. Không phải ai cũng có thể chấp nhận cho con bỏ học năm 19 tuổi! Không phải ai cũng dám nghĩ, dám làm. Đã đến lúc cần phải trân trọng những sự đột phá của tuổi trẻ. Nói thì dễ nhưng để thực hiện, để được đồng thuận từ số đông thì khó vô cùng.
Bài học thứ ba là bài học về chữ tâm. Ngày trước K. Marx nói, thiên tài là 99% lao động, 1% từ gene di truyền. Bây giờ có lẽ phải thêm vào mấy chục phần trăm của chữ tâm. Cái tâm của tài năng có nghĩa là phải làm việc hết sức mình, cũng có nghĩa là tiền bạc không hề quan trọng! Nói với người giàu nhất thế giới như thế xem chừng có vẻ nghịch lý, nhưng thật ra là chính xác. Bill Gates vươn lên để trở thành người thứ nhất trong lĩnh vực CNTT, nhưng đồng thời ông sẽ trở nên bất tử khi cùng với vợ làm từ thiện nhiều nhất thế giới với khoản đóng góp lên đến 29 tỉ USD.
Sau này, dẫu có ai hảo tâm hơn cũng không chắc đủ giàu để làm như vợ chồng Bill Gates.
Bài học thứ tư là tiết kiệm, đúng mực.Chúng ta đã tận mắt nhìn thấy người giàu nhất thế giới đến Việt Nam bằng một chiếc máy bay nhỏ rồi rời sân bay để đến khách sạn Hilton bằng một chiếc xe to(!). Đó là cách ứng xử vừa khiêm tốn, vừa thật là văn hoá. Ông đến VN là một nước nghèo và ông cư xử theo cung cách của người bình thường. Có lẽ những ai chưa kịp giàu bằng tiền của dân, của nước nên thấm thía điều này. Bill Gates có thể làm bất cứ điều gì nếu ông muốn. Thế mà ông đã làm tất cả như một người bình thường. Có lẽ đây là bài học mà mỗi người Việt Nam thấm thía nhất, đáng phải học hỏi nhất.
Bài học thứ năm là bài học về sử dụng thời gian. Bill Gates đã đi nửa vòng trái đất để chỉ ở lại chưa đến một ngày. Đó là một thông điệp đáng phải nghĩ suy. Có lẽ chúng ta ít khi chứng kiến một người giàu có lại làm việc căng thẳng đến như vậy. Có cảm giác như Bill Gates sinh ra chỉ để cống hiến hết sức mình chỉ trong một ngày: Hai cuộc gặp Thủ tướng và Chủ tịch Nước; hai cuộc gặp các doanh nghiệp; hai cuộc gặp SV và người dân ở một vùng nông thôn. Cần phải nghĩ là tại sao Bill Gates không ở lại VN lâu hơn, tuy ông có nói rằng nhất định ông sẽ trở lại?
Bài học thứ sáu là một trong những bài học gần nhất đối với người VN: Trong di chúc của mình, Bill Gates chỉ để lại cho hai người con một tài sản thật là nhỏ so với tài sản của vợ chồng ông - mỗi người con chỉ 10 triệu USD! 49.980.000.000USD còn lại, là dành tặng cho những người nghèo. Theo Bill Gates, ông làm thế để các con ông không ỷ lại mà phải vươn lên bằng chính sức mình. Thế mới biết, cách nghĩ "con cha cháu ông" không có trong bộ nhớ của người đứng đầu Microsoft!
Có thể nói Bill Gates là con người điển hình nhất của thời đại tin học - kinh tế tri thức. Không hề ngẫu nhiên khi Bill Gates nói rằng ông biết đến Việt Nam bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Thế hệ trẻ của Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi được từ Bill Gates nhiều điều.
Nguồn:Báo Lao Động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt