Có phải sau cả trăm năm người Việt đang thay đổi theo hướng tệ hơn?!

06:35 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Hai, 2021

Vương Trí Nhàn viết lời giới thiệu:

Nguyên là bài 

"Người Việt ích kỷ và lời cảnh báo vẫn còn đó từ 100 năm trước" của Phạm Việt Hưng.

Tôi xin phép đặt lại đầu đề cho rõ ý hơn. 

Theo ý tôi, hiện tượng được tác giả chỉ ra là đúng, nhưng hướng giải quyết quay về đạo lý cũ là không tưởng.

Cần đặt sự vận động của con người và xã hội Việt trong khung cảnh sự vận động của  thế giới hiện đại và quay về tìm hiểu thêm quá khứ thì mới có thể có cách lý giải sâu sắc hơn."

----- 

Người ta cho rằng ngày nay truyền thông phát triển, nên nhiều gương xấu của người Việt mới bị bóc mẽ trên báo đài, mạng xã hội, chứ ngày xưa cũng chẳng thiếu. Nhưng với vốn hiểu biết hẹp hòi, tôi chỉ so sánh từ trong nhà, ra chợ nhỏ, trên đường lớn của ta ngày nay, đã có nhiều chuyện khác xưa rồi.

Thời tôi còn trẻ, trong xã hội cũng có những người máu nóng che mất trí khôn khi tham gia giao thông trên đường nhưng đàn bà con gái, người già trẻ nhỏ vẫn được nhường đôi ba phần.

Giờ đây, chỉ vì tranh chấp khi tắc đường, đàn ông trai tráng nhổ thẳng vào mặt phụ nữ, đẩy ngã người mang bầu, chửi người già hơn hát hay mặc dù chỉ bằng tuổi con cháu các cụ.

Ngày xưa khi thực phẩm còn phải lấy theo tem phiếu, ông tôi vẫn xếp hàng từ 4h sáng để nhận đồ.

Ngày nay đồ ăn thừa mứa, cũng chẳng phải đói khát gì nhưng người ta chen nhau mua, chen nhau cướp.

Bà tôi kể chuyện ngày xưa người ta thưa gửi, dạ vâng, hành lễ từ xa và kính cẩn như thế nào. Ngày nay, cả đám trẻ lẫn người trưởng thành đều thích ăn to nói lớn, văng từ không hay này tới chữ xấu xí nọ nơi công cộng.

Ngày xưa, người ta e thẹn chẳng dám khoe cả cái bắp chân của mình trước mặt người khác, thì nay người ta ngang nhiên đi tiểu tiện trong thang máy như chốn không người.

Từ những điều nhỏ nhặt đó nó phóng to ra ở những tệ nạn lớn khác, chắc chắn ảnh hưởng tới phẩm chất và năng lực quốc gia. Bởi đó đều là tự tư tự lợi, là nghĩ đến lợi ích, cảm giác của mình chứ không cần quan tâm tới cái chung, cái đại nghĩa vì người khác, vì cộng đồng.

Từ người kinh doanh thì chặt chém, lừa đảo, luồn lách chạy cửa sau. Người nông dân “gia tăng năng suất” bằng hóa chất, thuốc tăng trọng, tăng trưởng độc hại. Người chăn nuôi vứt lợn chết, vịt gà chết vì dịch xuống sông ngòi.

Các tập đoàn lớn hủy hoại môi trường vì tối đa hóa lợi nhuận. Người có chức quyền thì tham ô, đục khoét, lạm dụng quyền lực làm bừa, làm bậy… Cứ thế, chúng ta có một xã hội tự tư tự lợi mà phần lớn người ta cho rằng mạnh về tiền, về danh là kẻ mạnh thật sự.

Nhưng “phàm những kẻ mưu tiện lợi cho mình mà bất tiện cho số đông đều không thể tha thứ được” – (Trích: Quốc dân độc bản, 1907). Cái sự không thể tha thứ được ấy đâu có khó để lý giải. Danh sĩ Phan Bội Châu từ cách đây 111 năm đã viết thế này:

“Nước mất là do rất nhiều tệ, tội nhiều không kể hết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn. Một là ngoại giao hẹp hòi; hai là nội trị hủ bại; ba là dân trí bế tắc; bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi.

Vua tôi tự tư tự lợi nên không biết có dân có nước; dân cũng tự tư tự lợi nên cũng không nghĩ gì đến nước đến vua. Ngoại giao nội trị dân trí sở dĩ đồi bại như vậy cũng là do trên dưới đều tự tư tự lợi mà ra cả. Cuối cùng nước bị mất vua bị tù, thần dân đều trở nên giống người mất nước đê tiện. Cái nọc độc tự tư tự lợi nguy hại biết là dường nào” – (Trích: Việt Nam quốc sử khảo, Phan Bội Châu, 1908).

Cái họa mất nước của người Việt lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu từ hàng nghìn năm hình thành nên nước Việt. Muốn tự tin và ngạo nghễ thì nước phải mạnh, mạnh ở đây đâu phải chỉ ở tiềm lực kinh tế riêng của mỗi một người, mà là cái mạnh chung của quốc gia.

Muốn quốc gia mạnh, thì từng người sao có thể chỉ vì cái lợi của mình mà chiếm đoạt lợi ích chung của cộng đồng.

Ai cũng lo kiếm lợi cho mình, thì cái lợi nó chạy từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác mà thôi. Nước vẫn nghèo, vẫn hèn, vẫn có hàng lớp người đi xuất khẩu lao động, làm thuê làm mướn cho người ta, vẫn có tấm hộ chiếu xếp hạng 90/107 trên thế giới (Hãng tư vấn đầu tư và định cư Henley & Partners có trụ sở ở London công bố ngày 1/10). Như thế, cái lợi riêng đã bóp chết cái lợi chung.

Từ cái lợi riêng, người ta sẽ thoái thác trách nhiệm riêng, khi ấy thì trách nhiệm chung cũng nào còn được tôn trọng.

Từ cái tự tư tự lợi ấy không sớm thì muộn sẽ dẫn tới dân trí bế tắc (khi người làm giáo dục cũng vì lợi riêng), rồi nội trị hủ bại (khi người có quyền sẽ lạm dụng quyền để tư lợi), sau đó sẽ là ngoại giao hẹp hòi (khi ngoại giao là đòi hỏi đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết thảy). Từ đó, vận mệnh quốc gia chẳng phải sẽ rất đáng lo hay sao.

Người Việt quay về với văn hóa truyền thống, biết đặt Nhân Nghĩa lên trên vị kỷ, vị tư (chỉ vì bản thân mình), thì mới có thể tự hào khi nói đến dân tộc mình, nước mình được.

----

Đừng mãi tự hào rằng chúng tôi đã chiến thắng bao cuộc chiến oanh liệt, mà lại thua chính cuộc chiến gìn giữ nhân cách, gia phong và quốc hồn

Nguồn:Family Blog
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy thay đổi tính xấu

    06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhXin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi...
  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Ích kỷ: sự thắng thế của phần “Con”

    17/10/2019Hà Văn ThịnhNghe, giật mình và… bừng hiểu điều tưởng chừng như ai cũng đã biết: Hầu như tất cả những sai lầm, xung đột, mâu thuẫn, tệ nạn, nhức nhối… trong xã hội thời nay đều bắt nguồn từ tính ích kỷ quá đáng của chính bản thân mỗi chúng ta!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều thói xấu, tin nhảm, giới hạn yêu thương

    09/08/2019Vương Trí NhànDân ta tin rằng? Đất có thổ công, sông có hà bá, cảnh thổ nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để ủng hộ cho dân vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh...
  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Vô cảm và hèn nhát làm xấu xí xã hội và ngăn cản sự phát triển

    09/02/2019La Khắc Hòa - Phan Văn ThắngVô cảm và hèn nhát luôn tồn tại trong đời sống xã hội. Đó là một lực ản vô cùng nặng nề đối với cái tốt đẹp, cái cao cả và là phản giá trị nhân văn. Tại sao vậy và làm gì để giả thiểu tối đa tình trạng này luôn là một câu hỏi khó...
  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Những căn bệnh thời đại

    21/08/2018Trường GiangXin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy...
  • Những thói xấu của người Việt khi ra nước ngoài

    04/08/2018H.Thúy“Hình ảnh người Việt mặc đồ ngủ khi ra khỏi nhà, nghe điện thoại ồn ào, chửi thề, rất ít khi đúng giờ và xả rác, khạc nhổ vô tội vạ… là những thói xấu phổ biến, khó bỏ của nhiều người Việt”...
  • Người Việt xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ

    08/07/2018Hà NhiKhi được hỏi về thói xấu của người Việt, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại thường mắc thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức….
  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô tâm, vô giáo dục và… vô cùng lí tưởng

    30/12/2016Khải ĐơnLại những đứa trẻ cuồng và những người lớn phẫn nộ...
  • “Xét tật mình”

    15/09/2016Tú CốtCa ngợi mình luôn luôn là chuyện dễ hơn nhiều so với chuyện vạch ra cho được những tật xấu của mình. 70 năm trước Báo Phong Hóa đã có mục “Xét tật mình” để người Việt tự hoàn thiện mình. Lâu quá rồi, chúng ta chưa xét lại tật mình.
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Những nỗi đau của thời nay

    19/06/2016Vương Trí NhànNghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

    15/05/2016Vương Trí NhànNào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Người Việt qua cách nói năng cười cợt

    27/04/2016Vương Trí NhànNước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái...
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • 8 tật xấu khó bỏ của người Việt

    27/03/2016Nguyễn HuyLâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

    24/02/2016Hà Nhi (Thực hiện)GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"...
  • Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

    16/01/2016“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thói hư tật xấu của người mình

    08/10/2015Trần Văn GiangỞ hòan cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi...
  • Người Việt biết tự trào về thói hư tật xấu của mình

    14/07/2015Nguyễn ThiệnNhững thói hư tật xấu của người Việt là: ngại thay đổi, làm việc tùy tiện, bệnh hình thức, sĩ diện hão, nể nang, sính ngoại…
  • Vô minh và vô cảm

    20/04/2015GS Chu HảoNhững biểu hiện Vô minh và Vô cảm như thế chỉ có thể bị hạn chế, bị đẩy lui trong một thể chế dân chủ, với một nền giáo dục nhân văn . Thể chế dân chủ đảm bảo những quyền tự do cơ bản của con người, trong đó quyền tự do bầy tỏ chính kiến của mình để làm phong phú, đa dạng và đổi mới tư duy của toàn xã hội để gạt bỏ mọi giáo điều ý thức hệ, có lẽ là quan trọng nhất...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Có nên viết về khuyết tật của người mình không?

    19/08/2013Nguyễn TýCách đây nhiều năm, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết bài “Đôi chút tự trào” đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Ở bài viết đó tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm về thói hư tật xấu của người Việt. Nhân cuốn sách “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” được giải vàng sách hay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Chứng Bệnh Nan Y

    06/07/2011Vương NguyễnNgười Việt vốn là dân tộc nổi tiếng với tấm lòng “Tương thân tương ái”, “đùm bọc lẫn nhau” nhưng giờ đây chính căn bệnh “vô cảm” đã dần làm lu mờ đi truyền thống tốt đẹp ấy. Ở bất cứ đâu người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy triệu trứng của căn bệnh vô cảm....
  • xem toàn bộ