Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

09:16 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Giêng, 2016

“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.

Nói đến thể xác, người ta sợ nhất bệnh ung thư. Còn nói đến tâm hồn, thì căn bệnh đáng sợ nhất là vô tâm và vô cảm. “Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó vẫn thường trực trong cuộc sống hàng ngày, và len lỏi vào tâm hồn không ít những người trẻ.

Vô cảm với gia đình

Minh Hoàng (lớp 11), sinh ra trong một gia đình khá giả, lại là con một. Được chiều chuộng, Ngọc quen với việc mình là trung tâm, được yêu thương, chứ không biết quan tâm tới người khác. Bố mẹ cãi nhau, mẹ khóc, Không buồn, không thương, Ngọc còn lớn tiếng quát mẹ khi tiếng khóc làm cậu không ngủ được. Bố bị ốm, để một mình mẹ lo, Hoàng vô tư đi chơi cùng bạn bè, không một lời hỏi han và cũng không một hành động quan tâm chăm sóc.

Hay như T.Hồng (sinh viên Đại học Tự nhiên) đã đi học xa nhà được 3 năm. Trừ hè và tết, thời gian còn lại, Hồng rất ít về nhà do không thích cái không khí quá yên bình ở quê. Số lần gọi điện thăm hỏi gia đình của cô cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chỉ liên lạc khi hầu bao đã rỗng, Hồng hầu như không biết nhiều về tình trạng của cả nhà. Bố mẹ đau ốm thế nào, em gái học hành ra sao, Hồng đều không hề hay biết. Trong khi bố mẹ thì luôn mong mỏi con gái tình cảm và biết quan tâm. Có lần, chị họ đi công tác, ghé qua thăm Hồng, “xui” cô viết cho bố mẹ một lá thư. Hồng viết bừa vài chữ, đâu ngờ, lá thư ấy lại khiến bố cô rất đỗi vui sướng, luôn luôn để lá thư trong túi ngực, thỉnh thoảng nhớ con lại giở ra đọc, gặp ai cũng khoe “Cháu nó viết thư cho tôi”.


Vô tâm với bạn bè

Cũng giống như Hồng, Lê Giang là sinh viên đi học xa nhà. Xuống thủ đô, cô ở trọ cùng người bạn cấp III. Bạn ốm, nằm nhà, Giang mặc kệ, không cần biết bạn đói no hay mệt mỏi thế nào.

“Lúc bạn ấy ốm, em cũng quan tâm chăm sóc. Thế mà khi em ốm, bạn mặc kệ, vô tư đi mua đồ ăn về ăn một mình, cũng chẳng thèm hỏi em đã ăn gì, hay thấy trong người thế nào... "

Ở cùng nhau được 5 tháng, cô ban cùng phòng đã phải chuyển nhà vì không chịu nổi sự vô tâm của Giang. Những người sau đó đến ở cùng cô đều không có ai trụ lại được lâu. Đến giờ, Giang ở một mình. Cô không có bạn thân, những mối quan hệ bạn bè rất nông và hời hợt. Đến khi có vấn đề gì trong cuộc sống, cần người chia sẻ, Giang mới giật mình thảng thốt khi chẳng có ai sẵn lòng lắng nghe và ở bên cạnh mình.

Hoàng, Hồng. Giang chỉ là 3 trong số rất nhiều người trẻ có đời sống tiện nghi đầy đủ, thông minh lanh lợi nhưng lại tâm hồn và trái tim lại có nhiều khiếm khuyết, đó là thiếu sự yêu thương.

Bài học KẺ VÔ CẢM - NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM của
môn Lối sống lớp 2, Bộ sách Cánh Buồm

Bệnh vô cảm xuất phát từ chính sự thờ ơ, vô cảm với chính bản thân mỗi người, từ đó dẫn tới vô cảm với gia đình, bạn bè và hơn thế nữa là vô tâm, thờ ơ với cuộc sống xung quanh và cộng đồng. Sự vô tâm vô cảm mà cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho nhiều người trẻ mất dần cảm xúc. Để rồi không còn biết rung động trước điều tốt, không còn phẫn nộ với những hành động vô lương và vô cảm với nỗi đau của người khác…

Bệnh vô cảm vô cùng đáng sợ, để lâu ngày sẽ gặm nhấm tâm hồn của mỗi người, biến họ thành những con robot vô tri. Mong rằng, những bạn trẻ như Hoàng như Hồng như Giang sẽ sớm nhận ra được một điều tình cảm giữa con người với con người không đánh đổi được bằng bạc vàng, mà chỉ có sự chân thành, quan tâm trao đi mới nhận lại được sự trìu mến, ân cần của người khác.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Web cho giới trẻ: có một đống rác!

    09/03/2017Phạm Thành NhânSự bùng nổ của các trang thông tin điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra, mổ xẻ với nhiều lo ngại...
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • 6 xu hướng của giới trẻ Việt năm 2008

    31/12/2008Lan HươngNăm 2008 khép lại không có những “scandal” hoành tráng nhưng cộng đồng giới trẻ Việt vẫn chứng kiến sự lên ngôi của một số xu thế, cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thật.
  • Giới trẻ đang... đọc gì?

    15/09/2008"Harry Porter" chắc chắn hấp dẫn hơn "Những người khốn khổ", Jindo thú vị hơn nhiều so với tuyển tập truyện ngắn Nam Cao và hiển nhiên xem phim chưởng vẫn thích hơn việc ngồi nghiền ngẫm Tam quốc chí. Dường như, việc đọc các tác phẩm truyền thống đã trở nên xa lạ với giới trẻ...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ