Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

09:19 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười Một, 2015

Cần mẫn một cách bất đắc dĩ
(Nguyễn Văn Vĩnh, Xét tật mình, Đông Dương Tạp chí số 12)

Dân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang. Hồ(2) nhờ được cày cuốc mà có dư ra thì lo ngay danh miệng(3). Đến lúc lên được ông nọ ông kia, mà có ai nhắc đến phận cày phận cuốc khi xưa thì xem hình như người ta xỉ vả mình.

Cái lý tưởng sai ấy là do trong bọn thượng lưu, trong các nhà chữ nghĩa lấy cái nhàn làm cái hân hạnh. Chỉ có dăm ba chữ ngồi rung đùi từ sáng đến chiều, còn gạo thổi cơm ở tay ai mà ra, vải may áo ở tay ai mà ra, không nghĩ đến.


(1) ý nói phải nhận là người chăm chỉ.

(2) nếu, giả như.

(3) tiếng hão.


Không thiết chuyện gì
(Phạm Quỳnh, Hoàn cảnh, Nam phong, 1924)

Người nước ta, đối đãi với nhau một cách nghiêm khắc, trách bị nhau những chuyện nhỏ nhặt. Ngoài sự hư danh, một tiểu lợi, nhất thiết hoài nghi cả, không thiết chuyện gì: phàm những sự nghiệp lớn lao, những chủ nghĩa cao thượng cho là viển vông, không biết đem lòng ham chuộng, không biết dốc chí theo đuổi.

Tật thứ nhất của dân mình là hay xét nét. Bới lông tìm vết, người nọ dùng trí khôn để dò xét người kia. Xã hội như cái sa-lông, đông khách ngồi, nhưng cứ rụt rè mà nhìn nhau, ngoài những lời thăm hỏi vẩn vơ những câu hàn huyên vô vị, không gây nên được câu chuyện đượm đà hứng thú.


Trống rỗng tầm thường
(Nguyễn Văn Vĩnh, Đời sống và khung cảnh An Nam,
Báo LAnnam Nouveau, năm 1934)

Trong sự bày biện của chúng ta thiếu hẳn sự hợp lý. Sự thiếu hợp lý này có đôi khi mang lại tính chất muôn màu muôn vẻ mà ờ những nước hiện đại không thể có: họ mắc chứng rập khuôn hàng loạt.

Thế nhưng rút lại thì ở ta cái ấn tượng chung vẫn là một bức toàn cảnh tầm thường. Con người trì trệ, quần áo đồ đạc cũ kỹ và đáng sợ hơn cả là người ta luôn luôn gặp những khung cảnh đẹp mà bên trong rỗng tuếch, những trang trí sặc sỡ tham gia vào một vở kịch nhạt nhẽo, cái nọ triệt tiêu cái kia, do đó mà chỉ có những vai phụ ra múa may để làm ra vẻ đang đóng những vai chính.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thói tục di truyền, ỷ lại

    27/08/2017Vương Trí NhànNgười sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan"...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

    15/05/2016Vương Trí NhànNào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Lỗ hổng

    17/05/2006Dạo này, thỉnh thoảng, tôi nghe thấy trên ti vi từ lỗ hổng, lỗ hổng trong quản lý (từ này xuất hiện với tần số cao nhất), rồi tới lỗ hổng trong kiến thức, khi nói về giáo dục, lỗ hổng trong nhận thức, khi nói về pháp luật... Nói chung, nhiều lĩnh vực có lỗ hổng!
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • xem toàn bộ