Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

04:30 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Năm, 2016

Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường
(Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, năm 1925)

Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng về cái chân giá trị. Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới!

(1) cũng tức là sự nghiệp.

(2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ.


Thiết thực nhưng lại phù phiếm
(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)

Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.

Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Não sáng tác(3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà thì rất tài. NgườiViệtNam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.

(1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết.

(2) những gì đã quá quen.

(3) nói theo cách nói hiện thời, tức "sức sáng tạo" nói chung.


Hay tự ái và hiếu danh
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)

NgườiViệt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa mãn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều gì. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đình nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: không ham phiêu lưu, thêm bớt tùy tiện...

    19/12/2015Vương Trí NhànVô luận là vấn đề gì, kẻ sĩ nước ta đều thấy các thánh hiền Trung Quốc giải quyết sẵn cho mình rồi, cái công phu của mình chỉ là thuật lại để thực hành cho xứng đáng chứ không cần phải sửa chữa thêm bớt chút gì...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời

    23/10/2015Vương Trí NhànNgười nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi

    09/02/2015Vương Trí NhànTự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ....
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • "8 giờ vàng" công chức

    04/11/2005Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • xem toàn bộ