Chứng Bệnh Nan Y
Người Việt ta từ xưa vốn đã là một đất nước có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Từ những truyền thống đó nó đã đúc kết nên những con người, những vùng đất đi vào lịch sử mang đậm tinh thần Việt. Viết đến đây tôi lại chợt nhớ đến mấy câu thơ của Tố Hữu “Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng – đến em thơ cũng hóa những anh hùng – đến ong dại cũng luyện thành chiến sỹ – và hoa trái cũng biến thành vũ khí”. Người Việt luôn là vậy, đất Việt luôn là vậy. Một đất nước nhỏ bé nhưng đã làm biết bao bạn bè quốc tế phải ngả đầu kính phục. Biết bao những kẻ thù phải khiếp sợ bởi tinh thần thần Việt.
Nhưng cứ nhìn lại quá khứ mà đối chiếu với hiện tại tôi không thể không buồn lòng. Thậm chí “rỉ cả nước mắt” trước sự “hờ hững” đến mức “ vô cảm” của một số đông con người trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Người Việt vốn là dân tộc nổi tiếng với tấm lòng “Tương thân tương ái”, “đùm bọc lẫn nhau” nhưng giờ đây chính căn bệnh “vô cảm” đã dần làm lu mờ đi truyền thống tốt đẹp ấy. Ở bất cứ đâu người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy triệu trứng của căn bệnh vô cảm.“Những cảnh như cụ già đi bán vé số bị một đám trẻ ranh chửi bới, xua đuổi cũng không còn là lạ. Cảnh bố mẹ đánh đập con cái đến mức trọng thương cũng không còn là hiếm. Một người bị tai nạn ngã nằm cả nửa giờ đồng hồ mới được đưa đến bệnh viện cũng thường xuyên bắt gặp…”. Thật là đáng buồn thay cho những con người trong cùng một dân tộc. Đáng buồn thay cho một quá khứ anh hùng.
Ông cha ta thời xưa mỗi khi đất nươc lâm nguy thì tất thảy đều không ngại hy sinh, gian khổ để lao vào cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. “Khi có giặc người con trai ra trận – người con gái trở về nuôi cái cùng con” rồi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chính những con người trong họ đã trở thành những anh hùng. Có những anh hùng mọi người đều nhớ. Nhưng mọi người có nhớ ,“có biết bao người con trai con gái – Trong bốn ngàn lớp ta lứa tuổi”. Họ đã hy sinh vì tổ quốc, “giản dị và bình tâm” họ hy sinh vì nước nhưng họ không cần phải “nhớ mặt đặt tên”. Tất cả họ dù những người đã được lưu danh sử sách hay những người chiến sĩ “vô danh” đều là những con người của một thời đại hào hùng, oanh liệt. Chính họ đã dùng xương, máu, tính mạng của mình để đổi lại cho con cháu đời sau có được cuộc sống hòa bình yên ổn.
Nhưng khi được sống trong hòa bình và ổn định thì nhiều người đã vất bỏ quá khứ của ông cha. Họ sống dường như chỉ có đồng tiền là số một, là duy nhất, chứ không hề có “tình người”. Họ sống vô cảm với tất cả, với cuộc sống, với người xung quanh thậm chí là cả người thân trong nhà và đặc biệt là cả sự an nguy của tổ quốc họ cũng cho vào thùng rác.
Như tình hình hiện nay xã hội và dư luận đang nóng nên bởi việc lũ giặc Tàu hung hãn đang ngày đêm gây hấn trên biển Đông. Chúng lấn dần, lấn mòn biển đảo của ta. Đây là lúc để những người con đất Việt cùng nhau nắm chặt tay để nối tiếp truyền thống của ông cha viết thêm những trang sử hào hùng. Nhiều người đã tụ họp nhau lại để xuống đường biểu tình chống lại lũ giặc Tàu hiểm ác. Nhiều người với những hành động và lời nói mà khiến người ta phải trào rơi nước mắt bởi tinh thần rất “Việt” của họ. Nhưng thật đáng buồn đó chỉ là số ít. Còn số đông thì trước tình hình nguy nan của tổ quốc thay vì họ xuống đường biểu tình đòi lại công lý, hòa bình cho quốc gia, dân tộc. Thì họ lại la cà ở đâu đó trong những quán Bar, sàn nhảy, vũ trường, dán mắt vào mấy thứ vô bổ… và buông ra những lời châm chọc những người đi biểu tình là “chẳng giải quyết được việc gì đâu?”. Vâng người ta đi biểu tình có thể không giải quyết được việc gì nhưng ít ra người ta đang hành động theo cái chất của người Việt, theo cái truyền thống của ông cha và người ta biết thế nào là “lòng tự tôn dân tộc”. Ở đây cũng xin đặt ra một câu hỏi cho những con người đang và gần đạt đến mức lạnh lùng, vô cảm rằng: “Khi quốc gia có chiến tranh thì các bạn còn có thể yên ổn mà vào các quán bar nhảy nhót, hát hò được nữa hay không?.”
Thiết nghĩ rằng những con người đang vô cảm với “Tổ quốc” cần phải suy nghĩ lại trước những hành động của mình. Dù sao các bạn cũng là con người Việt, sống trên đất Việt thì các bạn cũng cần phải có một chút gì đấy vì “tổ quốc Việt” thân thương của chúng ta.
Những con người thủa trước tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng trái tim và sự can trường không hề nhỏ như : “Chú bé Lượm, anh Lý Tự Trọng, chị Võ Thị Sáu..” và hàng trăm người vô danh khác đã làm được những điều không hề nhỏ, họ dám hy sinh vì tổ quốc. Há chăng chúng ta đã được sống trong một khoảng thời gian dài của Hòa Bình và ổn định. Nay đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược chúng ta lại ngồi im, lạnh lùng và vô cảm?. Không chúng ta “thà chết chứ không chịu làm nô lệ, thà chết chứ không chịu mất nước”. Chúng ta phải đứng lên để làm gì đó dù lớn hay nhỏ để bảo vệ quê hương. Để không phụ “một tấm lòng ông cha”.
Đừng lạnh lùng và vô cảm nữa các bạn, đã đến lúc phải chấm dứt sự “điên rồ” đó lại để cùng đứng lên với mọi người bảo vệ lòng “tự tôn dân tộc” mà ông cha nhiều đời vun đắp.
Huế mùa hè 15 - 06 - 2011
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá