Dẫn nhập về hạnh phúc

09:05 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Sáu, 2016
Tên sách: Dẫn luận về hạnh phúc
Tác giả: Daniel M.Haybron
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Văn Lang phát hành
Số trang: 208
Năm xuất bản: 2016
.
Cuốn sách thuộc Bộ sách "Dẫn nhập ngắn gọn" do Đại học Oxford xuất bản.Mục đích cuốn sách này là để giúp mọi người suy nghĩ rõ ràng và khôn ngoan hơn về những vấn đề mọi người bận tâm thật sự, vấn đề trung tâm thật sự của họ. Và vì điều ấy, mọi người ám chỉ sử dụng từ "Hạnh Phúc". Chúng ta cần một lý thuyết - một định nghĩa - về hạnh phúc. Bản thân từ ngữ không quan trọng. Mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta sử dụng ý tưởng nào khi đề cập đến nó.
.
Trong cuốn sách này, hạnh phúc là từ để chỉ một trạng thái nhất định của tâm trí. Vậy trạng thái tâm trí đó là gì? Điều gì gây ra nó; và nó quan trọng như thế nào đối với cuộc sống?
.

.

Cuốn sách chỉ ra Hạnh phúc quan trọng như thế nào? Có đo lường được hạnh phúc không? Điều gì làm chúng ta hạnh phúc? Nhân loại luôn quan tâm tới các câu hỏi này. Đối diện với biến động môi trường và kinh tế, con người có thể tự vấn rằng mình thực sự cần những gì để thịnh vượng và sống tốt đẹp.

Trong sách Dẫn luận về hạnh phúc, Daniel M. Haybron nghiên cứu cách định nghĩa hạnh phúc, khả năng đo lường hạnh phúc và những cội nguồn chính của hạnh phúc. Ông cũng xem xét vai trò được đánh giá cao và tầm quan trọng của cảm giác hạnh phúc đối với cuộc sống con người.

Mục lục

1/ Sự thật đáng lưu tâm

2/ Hạnh phúc là gì?

3/ Sự hài lòng với cuộc sống

4/ Đo lường hạnh phúc

5/ Cội nguồn của hạnh phúc

6/ Xa hơn hạnh phúc: Sự toại nguyện

7/ Ra khỏi bản ngã: đức hạnh và ý nghĩa

8/ Cuộc sống tốt đẹp

Tài liệu tham khảo và đọc thêm


Daniel M. Haybronlà giáo sư khoa Triết tại Đại học Saint Louis. Ông đã từng được nhận học vị tiến sĩ triết học tại Đại học Rutgers. Nghiên cứu của ông đề cập đến các vấn đề đạo đức học và triết học trong lĩnh vực tâm lý, nhấn mạnh vào bản chất của tâm lý học và đặc biệt là khái niệm hạnh phúc. Ông là tác giả của nhiều đầu sách. Tác phẩm gần đây nhất của ông là: Truy tìm nỗi bất hạnh: Tâm lý học mơ hồ về sự toại nguyện(The Pursuit of Unhappiness: The Elusive Psychology of Well-Being - OUP, 2008), tác phẩm khảo sát về bản chất, giá trị của cảm giác hạnh phúc và việc tìm kiếm nó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

    06/12/2016Bùi Quang MinhLà một cuốn sách bán chạy (best-seller) ở Anh ngay sau khi ra mắt. Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật...
  • Đọc Dẫn luận để thấy cách con người định hình thế giới

    08/06/2016Vũ DươngMột bộ sách được Ấn quán của Đại học Oxford tổ chức biên soạn và phát hành liên tục trong hơn 20 năm qua (1995 - 2016), tới thời điểm này đã lên đến 463 cuốn và có bản dịch ở hơn 40 ngôn ngữ khác, lần đầu ra mắt bản tiếng Việt một cách có hệ thống ở Việt Nam nhân Hội sách TP.HCM 2016...
  • Dự án hạnh phúc

    08/06/2016Bạch TiênCuộc sống hiện đại cuốn ta đi với một tốc độ chóng mặt. Có khi nào ta dừng lại và tự hỏi: liệu mình có thực sự hạnh phúc? "Dự án hạnh phúc" là cuốn sách về câu chuyện dự án hạnh phúc của chính nữ tác giả Gretchen Rubin thông qua những gì cô trải nghiệm, học hỏi và nghiên cứu trong 12 tháng của một năm với mỗi tháng là một hạng mục phấn đấu...
  • 500 điều khiến bạn hạnh phúc!

    07/06/2016Nguyễn Hoài"Happiness is- Hạnh phúc là 500 điều khiến bạn hạnh phúc", sách tranh siêu đáng yêu tạo nên hàng loạt hiện tượng trên mạng xã hội và các nhà sách trên toàn thế giới đã phát hành tại Hà Nội mới đây...
  • 100 Cách Sống Hạnh Phúc

    07/06/2016Trong cuốn sách bổ ích và đầy cảm hứng này, Dr. Timothy Sharp chia sẻ 100 động cơ nâng đỡ tinh thần một cách nhẹ nhàng - mà đem lại những thay đổi cuộc đời lớn lao...
  • Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống

    19/02/2015Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa. Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
  • xem toàn bộ